Tuần 31. Văn bản tổng kết
Chia sẻ bởi Trần Thị Nguyệt Hằng |
Ngày 09/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Văn bản tổng kết thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP NGỮ VĂN
A. PHẦN ĐỌC HIỂU
NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG CẦN NHỚ
I .PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt( nói, khẩu ngữ)
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( văn chương)
3. Phong cách ngôn ngữ khoa học
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí
1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
a. KHÁI NIỆM
Phong cách ngôn ngữ khoa học là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực khoa học.
Ở trường phong cách ngôn ngữ khoa học được dùng trong các lĩnh vực :
+ Sách giáo khoa .
+ Trả lời của học sinh.
+ Bài làm của học sinh.
- Ở trong các cơ quan khoa học, phong cách ngôn ngữ được dùng trong : công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, đề án, báo cáo khoa học.
b) Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học:
– Tính khái quát, trừu tượng :
+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng
ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến
nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)
Tính lí trí, logic:
+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
+ Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
– Tính khách quan, phi cá thể:
+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
Nhận biết : dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,...
2. PHONG CAÙCH NGOÂN NGÖÕ CHÍNH LUAÄN
a. KHAÙI NIEÄM
Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt được dùng trong trường hợp cần bày tỏ chính kiến, quan điểm xem xét, đánh giá đối với các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội như an ninh của đất nước (của thế giới), kinh tế, khoa học, giáo dục, quốc phòng.
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở.
Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu
-Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,...
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm,
luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế,
bởi vây, do đó, tuy... nhưng..., để, mà,....
Có quan điểm của người nói/ người viết
-Dùng nhiều từ ngữ chính trị
– Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các
nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , ...
3) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,...
– Đặc trưng:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp,
nộii dung và cách thức giao tiếp...
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử
dụng kiểu câu linh hoạt,..
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy
được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,...
Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật,
hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt .
4) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
– Đặc trưng:
+ Tính hình tượng:
Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,
hoán dụ, điệp...
+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn
tượng mạnh với người nghe, người đọc.
Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo
thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong
lời nói của nhân vật trong tác phẩm.
Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,... và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời
thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.
5) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ:
a) Khái niệm
- Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh
chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. ----Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền
hình...] & viết [ báo viết ]
2/ Đặc trưng của PCNN báo chí:
– Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật,
sự kiện,...
– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng
cáo,...]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có
tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.
Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò
của người đọc.
Nhận biết :
+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ
nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)
+Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong
văn bản có tính thời sự
6/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao
tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan
với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn
từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng...]
/ Đặc trưng PCNN hành chính:
– Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định
– Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa.
Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu,
chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi
– Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng
chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,...]. Dùng lớp từ toàn dân,
không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,...
Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ....
Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc
+Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản
+Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản
Ngoài ra, văn bản hành chính còn có nhiều dấu hiệu khác để chúng ta có thể nhận biết
một cách dễ dàng.
1) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương,
2) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: văn,:Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí).
3) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Dùng trong giao tiếp hằng ngày, gần với lời nói miệng ( các đoạn đối thoại, độc thoại, hội thoại)
4) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội; để bày tỏ chính kiến quan điểm cá nhân ( các báo cáo, phát biểu trong HN chính trị, bình luận, xã luận…
5.) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Các văn bản thuộc lĩnh vực báo chí ( bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…)
6) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
Văn bản sử dụng trong lĩnh vực hành chính; có tính khuôn mẫu ( đơn, báo cáo, chỉ thị, biên bản…)
II. THAO TÁC LẬP LUẬN
1. Giải thích
2. Phân tích
3. Chứng minh
4. Bình luận
5. So sánh
6. Bác bỏ
II. Thao tác lập luận
1. Thao tác lập luận giải thích:
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
2. Thao tác lập luận phân tích:
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
3. Thao tác lập luận chứng minh:
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
4. Thao tác lập luận so sánh:
– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
5. Thao tác lập luận bình luận:
– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .( khen, chê; đồng tình, không đồng tình….)
6. Thao tác lập luận bác bỏ:
– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
III. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Miêu tả
2. Biểu cảm
3. Tự sự
4. Nghị luận
5. Thuyết minh
6. Hành chính- công vụ
III. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1.Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc-> khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Ví dụ:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
2. Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
3- Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
(Ca dao)
4- Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết (nhưng chưa biết.)
Ví dụ: “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
5- Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Ví dụ:
“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”
(Tài liệu hướng dẫn đội viên)
6. Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
Ví dụ: "Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
1. So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
- Tác dụng: để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Nhằm làm rõ , nhấn mạnh nội dung VB….
VD: Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
IV. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
2. Nhân hoá
Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
- TD: làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)
3. Ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác khi giữa chúng có quan hệ tương đồng, tức chúng giống nhau về một phương diện nào đó
TD: nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Nhằm làm rõ , nhấn mạnh nội dung….
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Thuyền = chàng trai (so sánh ngầm) = di động
- Bến = cô gái = cố định
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
-
4. Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó
- TD: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm rõ , nhấn mạnh nội dung….
Ví dụ : Đầu xanh có tội tình gì
->chỉ tuổi trẻ, tuổi thơ
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
-> Chỉ người con gái trẻ đẹp, (mĩ nhân.)
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
5. Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tuợng đuợc miêu tả
TD : để nhấn mạnh, gây ấn tuợng , tang sức biểu cảm; lm rừ , nh?n m?nh n?i dung..
Ví dụ:
+ Ăn bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hớp nuớc cạn đà khúc sông
(Nguời anh hùng lng Gióng)
+ Lỗ mũi muời tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
(Ca dao)
6. Nói giảm, nói tránh.
Nói giảm nói tránh là cách nói tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
+ Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(" Bác ơi" - Tố Hữu)
7. Điệp t?,ngữ, c?u trỳc cõu, ( k?t c?u do?n)
- Điệp : là cách lặp đi lặp lại một từ , một ngữ, m?t c?u trỳc
Điệp để nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh ;còn có tác dụng thể hịên giọng điệu, âm điệu ; t?o s? nh?p nhng, cõn d?i cho cõu van, cõu tho. Nh?m lm rừ , nh?n m?nh n?i dung..
Ví dụ:+ Ta muốn về quê nội
Ta muốn trở lại tuổi thơ
Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
(" Nhớ mói quê huơng" - Lê Anh Xuân)
8. Chơi chữ.
Chơi chữ là cách nói, cách viết sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài huớc...làm cho lời nói, câu văn hấp dẫn, thú vị
Ví dụ:
+ Vợ thợ nhuộm khóc chồng:
Thiếp từ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc con đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ
Chàng ở duới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan, tím ruột với ông xanh
(Nguyễn Khuyến)
9. PHÉP ĐỐI
Tạo sự cân xứng, đối nhau giữa hai từ, hai vế, hai câu về từ, về nghĩa…nhằm nhấn mạnh ý, gợi hình, tạo sắc thái biểu cảm.
VD: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
10. ĐẢO NGỮ: cách thay đổi trật tự từ, đưa điều muốn nói lên đầu câu nhằm nhấn mạnh điều muốn diễn đạt
VD: Trơ cái hồng nhan với nước non
V. CÁCH TẠO LẬP VĂN BẢN
Đề thường yêu cầu viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận.( viết khoảng 1/3 trang giấy thi)
* ĐV thường có nhiều câu, viết liền mạch; tập trung triển khai, làm rõ chủ đề.
Kết cấu ĐV
- Câu đầu đoạn là câu chủ đề, nêu ý chính
Các câu tiếp theo khai triển ý chủ đề
Câu kết đoạn khái quát, tóm ý
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI ĐỌC HIỂU
Đọc phần câu hỏi trước để định hướng đọc văn bản-> đọc thật chính xác câu hỏi
Trả lời trực tiếp vào câu hỏi ( hỏi gì đáp nấy)
-> Chú ý: ngắn gọn – chính xác – đầy đủ
Làm trong khoảng thời gian 10 phút- viết ngắn, đúng yêu cầu câu hỏi.
Dùng kí hiệu thống nhất như trong đề
Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng không gạch xóa
Chú ý không mắc lỗi chính tả, về câu, dùng từ, câu văn rõ nghĩa
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
I.PHẦN ĐỌC HiỂU (3Đ): đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Dấu hỏi dựng suốt ngàn
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ đời lửa cháy
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Một tiếng vườn rợp bóng
Óng tre ngà và mềm mại như tơ lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát tiếng suối
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Tiếng heo may gợi
Như gió nước không thể nào nắm bắt nhớ những con
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh đường
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời
( Trích Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ, thơ Việt Nam 1945-1985,
NXB Giáo dục. 1985. tr 218)
Câu 1) Sự mượt mà tinh tế của TV được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất
Câu 2) kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba
Câu 3) Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 4) Từ đoạn trích anh/ chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về TV ( trình bày khoảng 7-10 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa..
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2?
Trả lời:
1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ,bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.
3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạngđau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Đề 2:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn thơ?
2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Trả lời:
1. Viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” nhằm trăn trở một điều: thiên nhiên vẫn trường tồn nhưng con người đã thành hư vô.
2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ: đó là sự sám hối nhẹ nhàng nhưng vô cùng thấm thía, một nỗi đau nhói lòng, một suy ngẫm triết lí sâu xa. Thuở ấu thơ được sống với bà mà không hiểu cuộc đời cơ cực của bà là do cháu cứ mãi thảhồn vào cõi mộng ảo. Giờ đây, khi đã đủ khôn lớn để biết thương bà thì mọi chuyện đã muộn màng.
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.Đoạn văn đảm bảo các nội dung:
-Ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại không còn.
-Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá phải trả cho những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức tự giác đánh giá bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì hậu chiến.
- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng những tình cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn màng.
Đề 3:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiệnnội dung?
3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ?
1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình yêu đôi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình yêu lứa đôi làm nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.
3. Chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương: Nhà thơ lí giải cơ sở của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa. Và ở đâu có tình yêu ở đó có quê hương, tình yêu làm cho những vùng đất lạ xa xôi hẻo lánh cũng trở nên thân thuộc.
2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ :
Phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ;Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc .
Ý nghĩa: Tác giả sử dụng so sánh lạ, độc đáo: cái rét là linh hồn của mùa đông vì mùa đông mà không có rét sẽ không thành mùa động. Em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ khắc khoải, tự nhiên trong anh. Anh không có em sẽ không thành tình yêu.
Hình ảnh Tình yêu như:cánh kiến hoa vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức sống gợi tình yêu trẻ trung, sôi nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa thể hiện sự sâu sắc, vĩnh cửu mà luôn tươi mới.Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặngvới quê hương, đất nước.
Bước 1: Đọc kỹ đề
Theo như đề thi mẫu - Phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi cho bài Nghị luận xã hội 200 từ (cũng có thể không). Nếu đề nghị luận thuộc ở phần đọc hiểu, thí sinh cần phải đọc thật kỹ phần đọc hiểu để xác định chủ đề của cả đoạn, từ đó xem bài nghị luận 200 từ yêu cầu bàn về vấn đề gì? Đặc biệt cũng phải xác định rõ vấn đề này thuộc hiện tượng đời sống hay tư tưởng đạo lý?
Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn
Có thể dùng từ 1-3 câu mở đoạn (tương đương như phần mở bài). Phần này phải có cái nhìn khái quát, tổng quát được nội dung mà đề thi yêu cầu, thí sinh cần phải hiểu được đề thi đang bàn về vấn đề gì?
Thí sinh cần viết theo hướng nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào hoặc nêu nội dung chính, từ khóa chính.
Bước 3: Xây dựng thân đoạn
Thí sinh phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (chú ý cần giải thích một cách đơn giản và ngắn gọn)
Tiếp đó bàn luận về vấn đề cần đưa ra:
Đặt ra câu hỏi tại sao, vì sao, sau đó tiến hành bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ
Đưa ra các dẫn chứng sao cho phù hợp, ngắn gọn và chính xác (tuyệt đối tránh trường hợp sáo rỗng).
Đưa ra phản đề - mở rộng vấn đề - nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình
Rút ra những bài học nhận thức và hành động
Bước 4: Viết kết đoạn
Kết đoạn thường được lấy dẫn chứng từ một câu danh ngôn hay một câu nói nổi tiếng nào đó, như vậy bài viết sẽ gây chú ý hơn đối với các giám thị chấm thi.
Cấu trúc số lượng mỗi câu với mỗi phần:
A. PHẦN ĐỌC HIỂU
NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG CẦN NHỚ
I .PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt( nói, khẩu ngữ)
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( văn chương)
3. Phong cách ngôn ngữ khoa học
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí
1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
a. KHÁI NIỆM
Phong cách ngôn ngữ khoa học là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực khoa học.
Ở trường phong cách ngôn ngữ khoa học được dùng trong các lĩnh vực :
+ Sách giáo khoa .
+ Trả lời của học sinh.
+ Bài làm của học sinh.
- Ở trong các cơ quan khoa học, phong cách ngôn ngữ được dùng trong : công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, đề án, báo cáo khoa học.
b) Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học:
– Tính khái quát, trừu tượng :
+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng
ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến
nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)
Tính lí trí, logic:
+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
+ Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
– Tính khách quan, phi cá thể:
+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
Nhận biết : dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,...
2. PHONG CAÙCH NGOÂN NGÖÕ CHÍNH LUAÄN
a. KHAÙI NIEÄM
Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt được dùng trong trường hợp cần bày tỏ chính kiến, quan điểm xem xét, đánh giá đối với các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội như an ninh của đất nước (của thế giới), kinh tế, khoa học, giáo dục, quốc phòng.
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở.
Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu
-Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,...
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm,
luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế,
bởi vây, do đó, tuy... nhưng..., để, mà,....
Có quan điểm của người nói/ người viết
-Dùng nhiều từ ngữ chính trị
– Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các
nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , ...
3) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,...
– Đặc trưng:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp,
nộii dung và cách thức giao tiếp...
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử
dụng kiểu câu linh hoạt,..
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy
được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,...
Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật,
hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt .
4) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
– Đặc trưng:
+ Tính hình tượng:
Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,
hoán dụ, điệp...
+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn
tượng mạnh với người nghe, người đọc.
Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo
thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong
lời nói của nhân vật trong tác phẩm.
Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,... và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời
thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.
5) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ:
a) Khái niệm
- Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh
chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. ----Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền
hình...] & viết [ báo viết ]
2/ Đặc trưng của PCNN báo chí:
– Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật,
sự kiện,...
– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng
cáo,...]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có
tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.
Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò
của người đọc.
Nhận biết :
+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ
nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)
+Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong
văn bản có tính thời sự
6/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao
tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan
với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn
từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng...]
/ Đặc trưng PCNN hành chính:
– Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định
– Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa.
Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu,
chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi
– Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng
chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,...]. Dùng lớp từ toàn dân,
không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,...
Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ....
Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc
+Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản
+Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản
Ngoài ra, văn bản hành chính còn có nhiều dấu hiệu khác để chúng ta có thể nhận biết
một cách dễ dàng.
1) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương,
2) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: văn,:Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí).
3) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Dùng trong giao tiếp hằng ngày, gần với lời nói miệng ( các đoạn đối thoại, độc thoại, hội thoại)
4) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội; để bày tỏ chính kiến quan điểm cá nhân ( các báo cáo, phát biểu trong HN chính trị, bình luận, xã luận…
5.) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Các văn bản thuộc lĩnh vực báo chí ( bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…)
6) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
Văn bản sử dụng trong lĩnh vực hành chính; có tính khuôn mẫu ( đơn, báo cáo, chỉ thị, biên bản…)
II. THAO TÁC LẬP LUẬN
1. Giải thích
2. Phân tích
3. Chứng minh
4. Bình luận
5. So sánh
6. Bác bỏ
II. Thao tác lập luận
1. Thao tác lập luận giải thích:
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
2. Thao tác lập luận phân tích:
Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
3. Thao tác lập luận chứng minh:
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
4. Thao tác lập luận so sánh:
– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
5. Thao tác lập luận bình luận:
– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .( khen, chê; đồng tình, không đồng tình….)
6. Thao tác lập luận bác bỏ:
– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
III. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Miêu tả
2. Biểu cảm
3. Tự sự
4. Nghị luận
5. Thuyết minh
6. Hành chính- công vụ
III. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1.Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc-> khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Ví dụ:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
2. Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
3- Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
(Ca dao)
4- Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết (nhưng chưa biết.)
Ví dụ: “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
5- Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Ví dụ:
“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”
(Tài liệu hướng dẫn đội viên)
6. Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
Ví dụ: "Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
1. So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
- Tác dụng: để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Nhằm làm rõ , nhấn mạnh nội dung VB….
VD: Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
IV. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
2. Nhân hoá
Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
- TD: làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)
3. Ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác khi giữa chúng có quan hệ tương đồng, tức chúng giống nhau về một phương diện nào đó
TD: nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Nhằm làm rõ , nhấn mạnh nội dung….
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Thuyền = chàng trai (so sánh ngầm) = di động
- Bến = cô gái = cố định
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
-
4. Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó
- TD: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm rõ , nhấn mạnh nội dung….
Ví dụ : Đầu xanh có tội tình gì
->chỉ tuổi trẻ, tuổi thơ
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
-> Chỉ người con gái trẻ đẹp, (mĩ nhân.)
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
5. Nói quá
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tuợng đuợc miêu tả
TD : để nhấn mạnh, gây ấn tuợng , tang sức biểu cảm; lm rừ , nh?n m?nh n?i dung..
Ví dụ:
+ Ăn bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hớp nuớc cạn đà khúc sông
(Nguời anh hùng lng Gióng)
+ Lỗ mũi muời tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
(Ca dao)
6. Nói giảm, nói tránh.
Nói giảm nói tránh là cách nói tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
+ Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(" Bác ơi" - Tố Hữu)
7. Điệp t?,ngữ, c?u trỳc cõu, ( k?t c?u do?n)
- Điệp : là cách lặp đi lặp lại một từ , một ngữ, m?t c?u trỳc
Điệp để nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh ;còn có tác dụng thể hịên giọng điệu, âm điệu ; t?o s? nh?p nhng, cõn d?i cho cõu van, cõu tho. Nh?m lm rừ , nh?n m?nh n?i dung..
Ví dụ:+ Ta muốn về quê nội
Ta muốn trở lại tuổi thơ
Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
(" Nhớ mói quê huơng" - Lê Anh Xuân)
8. Chơi chữ.
Chơi chữ là cách nói, cách viết sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài huớc...làm cho lời nói, câu văn hấp dẫn, thú vị
Ví dụ:
+ Vợ thợ nhuộm khóc chồng:
Thiếp từ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc con đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ
Chàng ở duới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan, tím ruột với ông xanh
(Nguyễn Khuyến)
9. PHÉP ĐỐI
Tạo sự cân xứng, đối nhau giữa hai từ, hai vế, hai câu về từ, về nghĩa…nhằm nhấn mạnh ý, gợi hình, tạo sắc thái biểu cảm.
VD: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
10. ĐẢO NGỮ: cách thay đổi trật tự từ, đưa điều muốn nói lên đầu câu nhằm nhấn mạnh điều muốn diễn đạt
VD: Trơ cái hồng nhan với nước non
V. CÁCH TẠO LẬP VĂN BẢN
Đề thường yêu cầu viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận.( viết khoảng 1/3 trang giấy thi)
* ĐV thường có nhiều câu, viết liền mạch; tập trung triển khai, làm rõ chủ đề.
Kết cấu ĐV
- Câu đầu đoạn là câu chủ đề, nêu ý chính
Các câu tiếp theo khai triển ý chủ đề
Câu kết đoạn khái quát, tóm ý
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI ĐỌC HIỂU
Đọc phần câu hỏi trước để định hướng đọc văn bản-> đọc thật chính xác câu hỏi
Trả lời trực tiếp vào câu hỏi ( hỏi gì đáp nấy)
-> Chú ý: ngắn gọn – chính xác – đầy đủ
Làm trong khoảng thời gian 10 phút- viết ngắn, đúng yêu cầu câu hỏi.
Dùng kí hiệu thống nhất như trong đề
Trình bày sạch, đẹp, rõ ràng không gạch xóa
Chú ý không mắc lỗi chính tả, về câu, dùng từ, câu văn rõ nghĩa
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
I.PHẦN ĐỌC HiỂU (3Đ): đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Dấu hỏi dựng suốt ngàn
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ đời lửa cháy
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Một tiếng vườn rợp bóng
Óng tre ngà và mềm mại như tơ lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát tiếng suối
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Tiếng heo may gợi
Như gió nước không thể nào nắm bắt nhớ những con
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh đường
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời
( Trích Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ, thơ Việt Nam 1945-1985,
NXB Giáo dục. 1985. tr 218)
Câu 1) Sự mượt mà tinh tế của TV được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất
Câu 2) kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba
Câu 3) Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 4) Từ đoạn trích anh/ chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về TV ( trình bày khoảng 7-10 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa..
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2?
Trả lời:
1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ,bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.
3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạngđau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Đề 2:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn thơ?
2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Trả lời:
1. Viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” nhằm trăn trở một điều: thiên nhiên vẫn trường tồn nhưng con người đã thành hư vô.
2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ: đó là sự sám hối nhẹ nhàng nhưng vô cùng thấm thía, một nỗi đau nhói lòng, một suy ngẫm triết lí sâu xa. Thuở ấu thơ được sống với bà mà không hiểu cuộc đời cơ cực của bà là do cháu cứ mãi thảhồn vào cõi mộng ảo. Giờ đây, khi đã đủ khôn lớn để biết thương bà thì mọi chuyện đã muộn màng.
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.Đoạn văn đảm bảo các nội dung:
-Ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại không còn.
-Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá phải trả cho những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức tự giác đánh giá bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì hậu chiến.
- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng những tình cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn màng.
Đề 3:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiệnnội dung?
3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ?
1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình yêu đôi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình yêu lứa đôi làm nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.
3. Chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương: Nhà thơ lí giải cơ sở của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa. Và ở đâu có tình yêu ở đó có quê hương, tình yêu làm cho những vùng đất lạ xa xôi hẻo lánh cũng trở nên thân thuộc.
2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ :
Phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ;Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc .
Ý nghĩa: Tác giả sử dụng so sánh lạ, độc đáo: cái rét là linh hồn của mùa đông vì mùa đông mà không có rét sẽ không thành mùa động. Em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ khắc khoải, tự nhiên trong anh. Anh không có em sẽ không thành tình yêu.
Hình ảnh Tình yêu như:cánh kiến hoa vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức sống gợi tình yêu trẻ trung, sôi nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa thể hiện sự sâu sắc, vĩnh cửu mà luôn tươi mới.Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặngvới quê hương, đất nước.
Bước 1: Đọc kỹ đề
Theo như đề thi mẫu - Phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi cho bài Nghị luận xã hội 200 từ (cũng có thể không). Nếu đề nghị luận thuộc ở phần đọc hiểu, thí sinh cần phải đọc thật kỹ phần đọc hiểu để xác định chủ đề của cả đoạn, từ đó xem bài nghị luận 200 từ yêu cầu bàn về vấn đề gì? Đặc biệt cũng phải xác định rõ vấn đề này thuộc hiện tượng đời sống hay tư tưởng đạo lý?
Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn
Có thể dùng từ 1-3 câu mở đoạn (tương đương như phần mở bài). Phần này phải có cái nhìn khái quát, tổng quát được nội dung mà đề thi yêu cầu, thí sinh cần phải hiểu được đề thi đang bàn về vấn đề gì?
Thí sinh cần viết theo hướng nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào hoặc nêu nội dung chính, từ khóa chính.
Bước 3: Xây dựng thân đoạn
Thí sinh phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (chú ý cần giải thích một cách đơn giản và ngắn gọn)
Tiếp đó bàn luận về vấn đề cần đưa ra:
Đặt ra câu hỏi tại sao, vì sao, sau đó tiến hành bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ
Đưa ra các dẫn chứng sao cho phù hợp, ngắn gọn và chính xác (tuyệt đối tránh trường hợp sáo rỗng).
Đưa ra phản đề - mở rộng vấn đề - nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình
Rút ra những bài học nhận thức và hành động
Bước 4: Viết kết đoạn
Kết đoạn thường được lấy dẫn chứng từ một câu danh ngôn hay một câu nói nổi tiếng nào đó, như vậy bài viết sẽ gây chú ý hơn đối với các giám thị chấm thi.
Cấu trúc số lượng mỗi câu với mỗi phần:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Nguyệt Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)