Tuần 31. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hà | Ngày 19/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối. thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Bài cũ: Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp trong ngữ liệu sau:

Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
(Nguyễn Bính)
Đáp án: cụm từ được lặp lại: Cánh buồm nâu, cánh buồm
Tác dụng: lần 1: điệp “cánh buồm nâu”: cái nhìn của người trên bến: dõi theo hút hình bóng của cánh buồm: xa dần, xa dần...
Lần 2: “cánh buồm” (không còn màu sắc nữa)=> xa, mờ
=> hẫng hụt, chơi vơi
Tiết 93:
THỰC HÀNH CÁC
PHÉP TU TỪ:
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI

Giáo viên: Nguyễn Thị Hà
Trường THPT Quỳnh Lưu 4- Quỳnh Lưu - Nghệ An
II. Luyện tập về phép đối
(1) + Chim có tổ, người có tông.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
(Tục ngữ)
(2) Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại)
(3) Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du)
(4) Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)
Tiết 93 : THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐốI
1. Ngữ liệu: nhận xét cách sắp xếp từ ngữ trong các ngữ liệu sau và phân tích tác dụng của cách sắp xếp đó
(1): Mỗi câu tục ngữ bao gồm hai vế; (2): (câu đối) có hai dòng
- về số tiếng: bằng nhau
- về thanh: đối nhau
- Về từ loại của các từ tương ứng:
- Kết cấu ngữ pháp:giống nhau
- Về nghĩa: gần nhau
II. Luyện tập về phép đối
Tiết 93 : THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐốI
1. Ngữ liệu:
(1) + Chim có tổ, người có tông.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
(Tục ngữ)
(2) Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại)
(3), (4): đối trong thơ
(3) - Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát)=> tiểu đối
(4) - Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
II. Luyện tập về phép đối
Tiết 93 : THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐốI
1. Ngữ liệu:
(3) Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn/ nét ngài nở nang.
Hoa cười/ ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du)
(4) Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt/
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)
=> Tác dụng:
Gợi sự phong phú về ý nghĩa
Tạo ra sự cân xứng, hài hoà về âm thanh.
Phép đối (còn gọi là đối ngữ) là cách xếp đặt những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.
II. Luyện tập về phép đối
Tiết 93 : THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐốI
1. Ngữ liệu
+ Phân loại:
- Tiểu đối: Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
- Trường đối: Các yếu tố đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.

Người lên ngựa, kẻ chia bào. (Nguyễn Du)
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
(Tú Xương)
2. Khái niệm:
bằng nhau về số tiếng
các từ ngữ ở vị trí tương ứng: cùng từ loại, trái nhau về thanh(B/T);
tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa
* Đặc điểm
+ Kết cấu: có hai vế:
+ Tác dụng:
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
- Tạo ra sự hài hoà về thanh.
- Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
II. Luyện tập về phép đối
Tiết 93 : THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐốI
1. Ngữ liệu
2. Khái niệm:
3. Bài tập thực hành: Tìm và phân tích tác dụng của phép đối trong các ngữ liệu sau:
(3) Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
(1): tiểu đối: Khi ngày quạt ước/ khi đêm chén thề
=> cân đối, nhịp nhàng => tình yêu êm đềm, lãng mạn và thiêng liêng
(1) Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
(Nguyễn Du)
(2) Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Bà huyện Thanh Quan)
(2) trường đối (đối kiểu câu đối)=> gợi hình, gợi cảm, góp phần thể hiện bức tranh ở đèo Ngang: vắng vẻ, thưa thớt
(3) Đối trong văn biền ngẫu (tiểu đối):
Uốn lưỡi ... đình/ đem thân... phụ.
Hành động ngang ngược, hống hách của giặc Nguyên Mông => kích thích lòng tự tôn của quân sĩ.
A. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam)

B. Sớm trông mặt đất thương xanh núi,
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời.
(Xuân Diệu)
C. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử)

D. Về thăm nhà Bác làng sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)

E. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
(Nguyễn Trãi)
 Đoạn thơ nào dưới đây có chứa phép đối?
Câu đối ngày Tết
Chúc tết, chúc cán bộ năng động, thanh liêm,
Kiến tạo cho đời muôn lộc tết
Mừng xuân, mừng nhân dân chuyên cần, tiết kiệm,
Vun trồng cuộc sống vạn mầm xuân
Đảng kiên trung -Tổ quốc vững bền
Dân cần mẫn - nước nhà giàu mạnh
Bức tranh xuân đường nét rộn ràng, phố xá, xóm làng bừng khí thế.
Tờ báo tết tin bài hấp dẫn, công trường, xí nghiệp rộn niềm vui.
Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khoẻ, Tết an khang.
Nâng chén trà xuân, Câu uống nước nhớ nguồn đừng sao nhãng!
Nhấp ly rượu tết, Chữ đền ơn đáp nghĩa chớ nhạt phai!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)