Tuần 31. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Chúc |
Ngày 19/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối. thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
NHIỆT LiỆT CHÀO MỪNG CÁC thầy GIÁO,CÔ GIÁO !
T?p th? l?p 10A7
Ngày 15 tháng 4 năm 2013
Em hãy kể tên các biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ Văn ?
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
- Nhân hóa.
- Phép điệp.
- Phép đối.
- So sánh.
......
Tiết 92 : Tiếng Việt
Thùc hµnh c¸c phÐp tu tõ
PhÐp ®iÖp vµ phÐp ®èi
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
( ca dao)
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
Tìm hiểu ngữ liệu
a. Ngữ liệu 1:
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)
a.Ngữ liệu 1:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái hoa tầm xuân
Hoa cây này nở ra cánh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá măc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Vì sao có sự lặp lại ở 2 câu sau?
Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thì câu thơ:
+ Thay đổi về hình ảnh vì “nụ” và “hoa” chỉ 2 trạng thái khác nhau –
- > ý nghĩa thay đổi
+ Thay đổi về nhạc điệu vì “nụ” là thanh trắc còn “hoa” là thanh bằng.
- Cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” được lặp lại ở hai câu sau vừa để cho sự so sánh ở câu trên được rõ nghĩa, vừa để diễn tả tình thế phụ thuộc,trạng thái quẩn quanh,không lối thoát của người con gái đã có chồng. Lặp lại tạo sự âm vang,sự day dứt,xót xa .
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
- Bốn câu thơ cuối:
…“ Bây giơ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.”
Lặp “cá mắc câu, chim vào lồng”:
- Nhấn mạnh ý nghĩa: hoàn cảnh không lối thoát của cô gái.
- Tạo cảm xúc: buồn, xót xa.
“Nụ tầm xuân, chim vào lồng, cá mắc câu” là phép điệp tu từ.
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Tìm hiểu ngữ liệu
a. Ngữ liệu 1:
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)
a. Ngữ liệu 1:
b. Ngữ liệu 2:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo
Trong các câu trên, việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không?
* Không phải là phép điệp tu từ :
+ Gần, thì -> nhấn mạnh mối quan hệ của con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ xã hội.
+ Có -> khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì có ngày thành đạt.
+ Vì -> khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ trong so sánh.
* Tác dụng: gần, thì, có, vì là yếu tố lặp có tác dụng so sánh, khẳng định nội dung hai vế của mỗi câu tục ngữ ,tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn, chỉ là lặp từ thông thường không mang sắc thái tu từ
-
Từ những ví dụ trên hãy phát biểu định nghĩa về phép điệp?
I. Luyện tập về phép điệp
Tiết 92: THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
+ Theo vị trí điệp: điệp đầu câu, điệp cách quãng, điệp vòng, điệp nối tiếp, …
2. Phép điệp :
a. Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt(vần, nhịp,từ,cụm tử, câu...)nhằm nhấn mạnh biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa,có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
b. Phân loại: + Theo các yếu tố điệp: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, điệp cấu trúc cú pháp,...
* Ví dụ về phép điệp
+ Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp cách quãng, điệp liên tiếp, điệp vòng tròn.
Điệp đầu câu:
Vd: Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
*Ví dụ về phép điệp
Điệp liên tiếp:
Vd: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
Điệp vòng tròn
Vd: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
(Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn)
Ví dụ sau tác giả đã sử dụng dạng điệp ngữ nào?
VD1:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim,Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm
Thương em, thương em, thương em biết mấy” (Phạm Tiến Duật)
VD 2:
“Cùng trông mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,
Ngàn dâu xanh ngắt một màu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Đoàn Thị Điểm)
* VD 3:“Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau, có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ thôi.”
( Khánh Hoài)
Điệp nối tiếp
Điệp vòng
Điệp cách quãng
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Tim hiểu ngữ liệu
2. Phép điệp
Định nghĩa:
Phân loại
Chú ý
c Chú ý: Điệp từ không có giá trị tu từ:
-Ví dụ 1: Hai tên quỉ đến nói với người canh cổng, người canh cổng đi vào một lúc rồi ra
truyền chỉ rằng”. (Nguyễn Dữ,Chuyệnchức Phán sự đền Tản Viên).
Ví dụ 2:
Này chồng, này vợ ,này cha
Này là em ruột, này là em dâu.
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Ví dụ 3: Con bò đang gặm cỏ. Con bò ngẩng đầu lên.Con bò giống ò ò
=>Việc lặp lại chỉ cốt làm rõ ý nghĩa, liệt kê không có giá trị tu từ.
3. Bài tập vận dụng
? Ví dụ nào dưới đây không phải là phép điệp?
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân!”
(TrÝch “TiÕng h¸t sang xu©n” Tố Hữu)
B. Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Tú Xương)
C. Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!
(Ca dao)
Đáp án: C
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Về nhà :Bài tập 2 ( SGK trang 125)
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Tim hiểu ngữ liệu
2. Phép điệp
Định nghĩa:
Phân loại
Chú ý
3. Bài tập vận dụng
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
Tìm hiểu ngữ liệu
* Ngữ liệu 1 + 2:
Chim có tổ, người có tông
Đói cho sạch, rách cho thơm
Người có chí ắt phải nên,nhà có nền ắt phải vững.
Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.
Trong các ví dụ trên, em thấy việc sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt?
Trong ngữ liệu 1 và 2, sự sắp xếp từ ngữ tạo nên sự đối xứng giữa hai vế của mỗi câu.
- Từ ngữ ở mỗi vế đối ứng nhau về số lượng tiếng (3/3, 6 /6, 7/7), đối ứng về từ loại (danh /danh, động/động, tính/ tính, phụ từ / phụ từ), đối ứng về nghĩa, kết cấu ngữ pháp
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
a. Ngữ liệu 1 + 2:
Trong ngữ liệu 3 và 4 có những cách đối khác nhau như thế nào?
b Ngữ liệu 3 + 4:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Ngữ liệu 3 có đối về từ loại giữa các vế của một dòng thơ ( DT/ DT, TT/TT)
- Ngữ liệu 4 có đối về từ loại giữa hai dòng thơ: dòng trên đối với dòng dưới.(ĐT/ ĐT, DT/DT)
Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
II. Luyện tập về phép đối
Ví dụ về phép đối:
Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):
Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
- Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
II. Luyện tập về phép đối
Truyện Kiều (Nguyễn Du)
-Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Thơ Đường luật
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Phép đối: Là cách sắp đặt các từ ngữ,cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
II. Luyện tập về
phép đối
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
2. Phép đối:
a. Định nghĩa
II. Luyện tập về phép đối
b. Đặc điểm
+ Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
+ Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
Vd: Chuối sau, cau trước.
+ Về từ loại:Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).
Vd: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
+ Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
Vd: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
II. Luyện tập về phép đối
c/ Phân loại
Dựa vào quy mô cấu tạo của các yếu tố đối, trong thơ cổ người ta chia làm hai loại đối:
+ Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
Ví dụ: Người lên ngựa, kẻ chia bào.
(Nguyễn Du)
+ Trường đối: Các yếu tố đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
Ví dụ:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
(Tú Xương)
II. Luyện tập về phép đối
d.Tác dụng:
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (do sự tương đồng và tương phản).
Sự cân đối trong sắp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.
Tạo ra sự hài hoà về thanh.
Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
+ Đối thanh ( bằng / trắc):
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
( Bà Huyện Thanh Quan)
+ Đối về nghĩa:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
+ Đối về từ vựng: (động từ với động từ, danh từ với danh từ):
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Tú Xương).
?Chỉ ra các kiểu đối trong ví dụ sau:
T T B B B T T
B B T T T B B
ĐT DT DT
ĐT DT DT
II.Luyện tập về phép đối
Bài 2
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
-> Đối thanh: tật/lòng (trắc/bằng)
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
-> Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần; anh em/láng giềng.
- Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
- Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô động.
- Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc
- Phép đối trong tục ngữ nhằm làm phong phú thêm cho phán đoán (một câu tục ngữ thông thường là một phán đoán)
+ Nó làm rõ nghĩa: tương đồng hoặc tương phản.
+ Tạo ra sự hài hoà về thanh.
+ Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ
Bài tâp2 ( Trang 126)
II. Luyện tập về phép đối
Chú ý: Không phải phép đối nào cũng có giá trị tu từ .
Vd: Chim có tổ, người có tông.
Không có giá trị tu từ
Vd: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Có giá trị tu từ.
A. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam)
B. Sớm trông mặt đất thương xanh núi,
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời.
(Xuân Diệu)
C. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà? (Hàn Mặc Tử)
Đáp án: B
? Đoạn thơ nào dưới đây có chứa phép đối?
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Về nhà:
Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
- Ra vế đối :
1.Tết đến, cả nhà vui như Tết.
Xuân về, mọi nẻo đẹp như Xuân.
Đối lại vế đối sau:
1.Học sinh học sinh học.
2. Vợ cả, vợ hai,cả hai vợ đều là vợ cả
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
II. Luyện tập về
phép đối
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
2. Phép đối:
3. Bài tập vận dụng:
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt(vần, nhịp,từ,cụm tử, câu...)nhằm nhấn mạnh biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa,có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
Phép đối: Là cách sắp đặt các từ ngữ,cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
GHI NHỚ
DẶN DÒ
Tiết 92: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp, phép đối.
1 - Học bài, nắm những vấn đề cơ bản:
+ Khái niệm phép điệp, các hình thức điệp.
+ Phân biệt phép điệp và lặp không chủ ý, lỗi lặp
2 - Sưu tầm ngữ liệu về phép điệp trong ca dao, trong các khẩu hiệu.
- Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép đối trong thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, văn biền ngẫu, câu đối.
3.Soạn bài mới: Nội dung và hình thức của văn bản văn học
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
T?p th? l?p 10A7
Ngày 15 tháng 4 năm 2013
Em hãy kể tên các biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ Văn ?
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
- Nhân hóa.
- Phép điệp.
- Phép đối.
- So sánh.
......
Tiết 92 : Tiếng Việt
Thùc hµnh c¸c phÐp tu tõ
PhÐp ®iÖp vµ phÐp ®èi
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá mắc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
( ca dao)
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
Tìm hiểu ngữ liệu
a. Ngữ liệu 1:
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)
a.Ngữ liệu 1:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái hoa tầm xuân
Hoa cây này nở ra cánh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá măc câu
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Vì sao có sự lặp lại ở 2 câu sau?
Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thì câu thơ:
+ Thay đổi về hình ảnh vì “nụ” và “hoa” chỉ 2 trạng thái khác nhau –
- > ý nghĩa thay đổi
+ Thay đổi về nhạc điệu vì “nụ” là thanh trắc còn “hoa” là thanh bằng.
- Cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” được lặp lại ở hai câu sau vừa để cho sự so sánh ở câu trên được rõ nghĩa, vừa để diễn tả tình thế phụ thuộc,trạng thái quẩn quanh,không lối thoát của người con gái đã có chồng. Lặp lại tạo sự âm vang,sự day dứt,xót xa .
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
- Bốn câu thơ cuối:
…“ Bây giơ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.”
Lặp “cá mắc câu, chim vào lồng”:
- Nhấn mạnh ý nghĩa: hoàn cảnh không lối thoát của cô gái.
- Tạo cảm xúc: buồn, xót xa.
“Nụ tầm xuân, chim vào lồng, cá mắc câu” là phép điệp tu từ.
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Tìm hiểu ngữ liệu
a. Ngữ liệu 1:
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)
a. Ngữ liệu 1:
b. Ngữ liệu 2:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo
Trong các câu trên, việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không?
* Không phải là phép điệp tu từ :
+ Gần, thì -> nhấn mạnh mối quan hệ của con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ xã hội.
+ Có -> khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì có ngày thành đạt.
+ Vì -> khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ trong so sánh.
* Tác dụng: gần, thì, có, vì là yếu tố lặp có tác dụng so sánh, khẳng định nội dung hai vế của mỗi câu tục ngữ ,tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn, chỉ là lặp từ thông thường không mang sắc thái tu từ
-
Từ những ví dụ trên hãy phát biểu định nghĩa về phép điệp?
I. Luyện tập về phép điệp
Tiết 92: THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
+ Theo vị trí điệp: điệp đầu câu, điệp cách quãng, điệp vòng, điệp nối tiếp, …
2. Phép điệp :
a. Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt(vần, nhịp,từ,cụm tử, câu...)nhằm nhấn mạnh biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa,có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
b. Phân loại: + Theo các yếu tố điệp: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, điệp cấu trúc cú pháp,...
* Ví dụ về phép điệp
+ Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp cách quãng, điệp liên tiếp, điệp vòng tròn.
Điệp đầu câu:
Vd: Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
*Ví dụ về phép điệp
Điệp liên tiếp:
Vd: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
Điệp vòng tròn
Vd: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
(Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn)
Ví dụ sau tác giả đã sử dụng dạng điệp ngữ nào?
VD1:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim,Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm
Thương em, thương em, thương em biết mấy” (Phạm Tiến Duật)
VD 2:
“Cùng trông mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu,
Ngàn dâu xanh ngắt một màu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Đoàn Thị Điểm)
* VD 3:“Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau, có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ thôi.”
( Khánh Hoài)
Điệp nối tiếp
Điệp vòng
Điệp cách quãng
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Tim hiểu ngữ liệu
2. Phép điệp
Định nghĩa:
Phân loại
Chú ý
c Chú ý: Điệp từ không có giá trị tu từ:
-Ví dụ 1: Hai tên quỉ đến nói với người canh cổng, người canh cổng đi vào một lúc rồi ra
truyền chỉ rằng”. (Nguyễn Dữ,Chuyệnchức Phán sự đền Tản Viên).
Ví dụ 2:
Này chồng, này vợ ,này cha
Này là em ruột, này là em dâu.
( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Ví dụ 3: Con bò đang gặm cỏ. Con bò ngẩng đầu lên.Con bò giống ò ò
=>Việc lặp lại chỉ cốt làm rõ ý nghĩa, liệt kê không có giá trị tu từ.
3. Bài tập vận dụng
? Ví dụ nào dưới đây không phải là phép điệp?
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân!”
(TrÝch “TiÕng h¸t sang xu©n” Tố Hữu)
B. Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Tú Xương)
C. Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!
(Ca dao)
Đáp án: C
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Về nhà :Bài tập 2 ( SGK trang 125)
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Tim hiểu ngữ liệu
2. Phép điệp
Định nghĩa:
Phân loại
Chú ý
3. Bài tập vận dụng
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
Tìm hiểu ngữ liệu
* Ngữ liệu 1 + 2:
Chim có tổ, người có tông
Đói cho sạch, rách cho thơm
Người có chí ắt phải nên,nhà có nền ắt phải vững.
Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.
Trong các ví dụ trên, em thấy việc sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt?
Trong ngữ liệu 1 và 2, sự sắp xếp từ ngữ tạo nên sự đối xứng giữa hai vế của mỗi câu.
- Từ ngữ ở mỗi vế đối ứng nhau về số lượng tiếng (3/3, 6 /6, 7/7), đối ứng về từ loại (danh /danh, động/động, tính/ tính, phụ từ / phụ từ), đối ứng về nghĩa, kết cấu ngữ pháp
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
a. Ngữ liệu 1 + 2:
Trong ngữ liệu 3 và 4 có những cách đối khác nhau như thế nào?
b Ngữ liệu 3 + 4:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Ngữ liệu 3 có đối về từ loại giữa các vế của một dòng thơ ( DT/ DT, TT/TT)
- Ngữ liệu 4 có đối về từ loại giữa hai dòng thơ: dòng trên đối với dòng dưới.(ĐT/ ĐT, DT/DT)
Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
II. Luyện tập về phép đối
Ví dụ về phép đối:
Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):
Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.
Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
- Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
II. Luyện tập về phép đối
Truyện Kiều (Nguyễn Du)
-Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Thơ Đường luật
- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Phép đối: Là cách sắp đặt các từ ngữ,cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
II. Luyện tập về
phép đối
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
2. Phép đối:
a. Định nghĩa
II. Luyện tập về phép đối
b. Đặc điểm
+ Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
+ Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
Vd: Chuối sau, cau trước.
+ Về từ loại:Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).
Vd: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
+ Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
Vd: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
II. Luyện tập về phép đối
c/ Phân loại
Dựa vào quy mô cấu tạo của các yếu tố đối, trong thơ cổ người ta chia làm hai loại đối:
+ Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
Ví dụ: Người lên ngựa, kẻ chia bào.
(Nguyễn Du)
+ Trường đối: Các yếu tố đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
Ví dụ:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
(Tú Xương)
II. Luyện tập về phép đối
d.Tác dụng:
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (do sự tương đồng và tương phản).
Sự cân đối trong sắp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.
Tạo ra sự hài hoà về thanh.
Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
+ Đối thanh ( bằng / trắc):
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
( Bà Huyện Thanh Quan)
+ Đối về nghĩa:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
+ Đối về từ vựng: (động từ với động từ, danh từ với danh từ):
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Tú Xương).
?Chỉ ra các kiểu đối trong ví dụ sau:
T T B B B T T
B B T T T B B
ĐT DT DT
ĐT DT DT
II.Luyện tập về phép đối
Bài 2
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
-> Đối thanh: tật/lòng (trắc/bằng)
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
-> Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần; anh em/láng giềng.
- Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
- Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô động.
- Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc
- Phép đối trong tục ngữ nhằm làm phong phú thêm cho phán đoán (một câu tục ngữ thông thường là một phán đoán)
+ Nó làm rõ nghĩa: tương đồng hoặc tương phản.
+ Tạo ra sự hài hoà về thanh.
+ Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ
Bài tâp2 ( Trang 126)
II. Luyện tập về phép đối
Chú ý: Không phải phép đối nào cũng có giá trị tu từ .
Vd: Chim có tổ, người có tông.
Không có giá trị tu từ
Vd: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Có giá trị tu từ.
A. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam)
B. Sớm trông mặt đất thương xanh núi,
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời.
(Xuân Diệu)
C. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà? (Hàn Mặc Tử)
Đáp án: B
? Đoạn thơ nào dưới đây có chứa phép đối?
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Về nhà:
Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
- Ra vế đối :
1.Tết đến, cả nhà vui như Tết.
Xuân về, mọi nẻo đẹp như Xuân.
Đối lại vế đối sau:
1.Học sinh học sinh học.
2. Vợ cả, vợ hai,cả hai vợ đều là vợ cả
I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
II. Luyện tập về
phép đối
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
2. Phép đối:
3. Bài tập vận dụng:
Thực hành các phép tu từ :Phép điệp và phép đối
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt(vần, nhịp,từ,cụm tử, câu...)nhằm nhấn mạnh biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa,có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
Phép đối: Là cách sắp đặt các từ ngữ,cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
GHI NHỚ
DẶN DÒ
Tiết 92: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp, phép đối.
1 - Học bài, nắm những vấn đề cơ bản:
+ Khái niệm phép điệp, các hình thức điệp.
+ Phân biệt phép điệp và lặp không chủ ý, lỗi lặp
2 - Sưu tầm ngữ liệu về phép điệp trong ca dao, trong các khẩu hiệu.
- Sưu tầm thêm ngữ liệu về phép đối trong thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, văn biền ngẫu, câu đối.
3.Soạn bài mới: Nội dung và hình thức của văn bản văn học
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Chúc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)