Tuần 31. Phong cách ngôn ngữ hành chính
Chia sẻ bởi Lê Hiền Hậu |
Ngày 09/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Phong cách ngôn ngữ hành chính thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Nhóm 5
TIẾNG VIỆT 3
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1. Khái niệm:
PCNN chính luận là loại PC chức năng ngôn ngữ thể hiện vai người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực thông tin các vấn đề có ý nghĩa thời sự về chính trị, xã hội, được trình bày theo kiểu dạng văn bản chính luận.
Ví Dụ: “Về luân lí xã hội ở nước ta” là một phần trích trong tác phẩm “Đạo đức và luân lí Đông Tây” của Phân Châu Trinh viết năm 1925.
Là một thể văn nghị luận có từ xưa, chỉ có vua mới được có quyền viết chiếu (nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách mà vua đề ra .
Chiếu:
Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu.
Hịch:
Là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, một tuyên ngôn sự kiện nào đó để mọi người cùng biết.
Cáo:
Là những mưu kế, hoạch định, kế sách, mưu lược về chính trị.
Sách:
Biểu:
Là loại văn bản bề tôi dâng lên cho vua chúa để bày tỏ một điều gì với lời lẽ cung kính.
Giống và khác nhau giữa Chiếu, Hịch, Cáo, Sách, Biểu, Thư:
Chiếu
Hịch
Cáo
Biểu
Sách
2. Dạng tồn tại của phong cách:
Thời xưa: Hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu… chủ yếu viết bằng chữ Hán.
VD: Bình Ngô Đại Cáo, Hịch tướng sĩ…
Dạng viết: Các báo cáo chính trị, xã luận, bình luận trên báo chí, tác phẩm lí luận, tài liệu chính trị…
Dạng nói: Phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận... mang tính chất chính trị.
Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị, chính trị,…
VD: Tuyên ngôn độc lập, Việt Nam đi tới…
VD: Xã luận
VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt của từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió...
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người!(...)
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!
(Theo quân đội nhân dân, số Tết 2004)
Phân tích tình hình nước ta: vận hội mới, thế và lực mới, tự tin đi tới.
Bình luận thời sự
CAO TRÀO KHÁNG NHẬT, CỨU NƯỚC
Ngày 9-3-1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy 24 tiềng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều quân đội ở Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ cũng đã tổ chức "Ủy ban Pháp - Việt chống Nhật". Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta.(...)
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, NXB Sự thật, 1976)
Đánh giá, bình luận tình hình: Pháp đầu hàng Nhật và thời cơ, nhiệm vụ của ta.
Bài phát biểu của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trước Phiên thảo luận cấp cao của
Đại Hội đồng LHQ khoá 68
"Thưa quý vị,
Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế."... (trích)
3. Chức năng của phong cách ngôn ngữ chính luận
Phong cách chính luận có các chức năng: Thông báo, tác động và chứng minh…
Ngôn ngữ trong phong cách chính luận là ngôn ngữ tổng hợp thuyết phục người nói, người nghe bằng những chứng cứ và lập luận vững chắc được trình bày theo những cách thức riêng mang màu sắc cá nhân. Phong cách ngôn ngữ chính luận cũng sử dụng cả những yếu tố tạo hình để tăng thêm sức hấp dẫn.
VD: Tuyên ngôn
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."
Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Hồ Chí Minh)
4. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận
Có 3 đặc trưng cơ bản
Tính công khai về quan điểm chính trị
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Tính truyền cảm, thuyết phục
a. Tính công khai về quan điểm chính trị
Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách khách quan mà thể hiện đường lối quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, rõ ràng, dứt khoát, không che giấu, không mơ hồ, úp mở.
Người viết tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.
Vd: Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.Hành động của chúng trái hẳn với chính nghĩa và nhân đạo. ( trích “ Tuyên ngôn độc lập” )
→ Thái độ, quan điểm:
Tố cáo thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ đã xây dựng như một thành tựu của tư tưởng và văn minh.
Tố cáo tội ác xâm lược nước ta của thực dân Pháp
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách ngôn ngữ chính luận: luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn phải thể hiện tính rõ ràng, rành mạch, chặt chẽ trong hệ thống lập luận.
Văn bản chính luận thường dùng các từ ngữ liên kết như: để, mà, với, và, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy.....
Thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm của người đọc (nghe).
VD: Tuyên ngôn độc lập
“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi:
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”
Hồ Chí Minh
Phân tích tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận của đoạn trích
Phần một: Tác giả nêu nguyên lí mang tính phổ quát
Phần hai:
+ Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp phản bội, chà đạp trắng trợn.
+ Mặt khác, bản tuyên ngôn cũng khẳng định và minh chứng đầy thuyết phục rằng Việt Minh và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh để giành lại quyền tự do, độc lập của mình.
- Phần kết luận: Tuyên bố về quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc.
Phần một: Cơ sở pháp lí
Phần hai: Cơ sơ thực tế
- Phần ba: Tuyên bố về việc giành độc lập và quyết tâm giữ vững độc lập của dân tộc Việt Nam
c. Tính truyền cảm, thuyết phục
Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).
Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
5.Phương tiện sử dụng trong phong cách chức năng là
a) Về từ ngữ
Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số, chủ nghĩa xã hội, đấu tranh, hữu nghị.....
Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận, nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên chúng đã thấm vào lớp từ thông dụng, đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa.
VD: đa số, thiểu số, phát xít, dân chủ, bình đẳng, tự do....
b. Về ngữ pháp
Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu :
+ Có kết cấu chuẩn mực
+ Gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận
+ Câu trước kiên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận
Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó... ; tuy...nhưng; dù...nhưng... để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ
Sử dụng linh hoạt các kiểu câu
=> Đạt hiệu quả tâm lí, tăng sức thuyết phục, phục vụ cho nhiều mục đích phát ngôn khác nhau.
Về kiểu câu
Vd: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng đễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu trong rương trong hòm”
Câu tỉnh lược: tinh thần yêu nước.
“ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
Câu cảm thán
Cách sử dụng các kiểu câu
Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu tỉnh lược, câu cảm thán, câu ghép. . .
Đạt hiệu quả tâm lý, tăng sức thuyết phục, phục vụ cho nhiều mục đích phát ngôn khác nhau.
Vd : Về ngữ pháp
Hãy phân tích
cấu trúc ngữ pháp của các câu sau!
( xác định thành phần C-V và kiểu câu )
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
C
V
( Câu đơn)
- Xuân mới, thế và lực mới , chúng ta tự tin đi tới
C
C
C
V
V
V
M1
M2
M3
(Câu ghép)
C- Về biện pháp tu từ:
Sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ: dựng câu nghi vấn, lối nói cường điệu, so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê, kết hợp,… giúp cho việc lập luận thêm hấp dẫn, truyền cảm nhằm tăng sức thuyết phục.
Ở dạng nói ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm phải diễn đạt sao cho khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc
Biện pháp tu từ
Vd: “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập.
Điệp ngữ
“ Các xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, há chẳng phải các nhân vật giả dối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút khua lưới mà gây nên ư?”
Câu nghi vấn, lối nói cường điệu, trùng điệp “ nên ư”, “múa bút khua lưới”, “Âu- Hán”.
Tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cường điệu, đối.
Tu từ cú pháp: điệp ngữ, liệt kê, câu đặc biệt, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ.
Xã luận
VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt của từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió...
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người! (...)
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!
(Theo quân đội nhân dân, số Tết 2004)
D. Bố cục trình bày:
Luận điểm rõ ràng.
Lập luận chặt chẽ.
Luận cứ đáng tin cậy.
=> Logic, khoa học, có sức thuyết phục cao.
Đặc điểm riêng:
Phương diện ngữ âm: rõ ràng, hùng hồn, đúng ngữ điệu.
Phương diện từ ngữ: dùng lớp từ chính luận, chính xác.
Phương diện cú pháp: Chính luận và tính chiến đấu, bảo vệ chân lí. kiên quyết chống lại những lời lẽ phản động sai trái, nên căn cứ lí luận phải vững chắc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
Ở dạng viết (in ấn trên báo chí, bài viết,…) cần rõ ràng, đẹp mắt, kiểu chữ chân phương (bài thu hoạch, kiểm tra viết tay).
Bài in ấn: chọn kiểu chữ hấp dẫn, ấn tượng, biểu cảm.
Chọn tranh in gây ấn tượng với người đọc (trang bìa,…) để tăng tác dụng tuyên truyền, lôi kéo người đọc.
Tổ chức nhiều biện pháp phát hành văn bản rộng rãi như đăng tải các tác phẩm có số lượng phát hành lớn, phát tán nơi đông người….
Bài thu hoạch kiểm tra chính trị: trình bày rõ ràng, chân phương, sạch đẹp,…
Ở dạng nói: phát âm to, rõ ràng, hùng hồn, biểu cảm, lôi cuốn, hấp dẫn người nghe.
Cần sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo, nghệ thuật phát âm, giao tiếp, hùng biện… để đạt mục tiêu lôi kéo, tuyên truyền, vận động của văn bản. Tổ chức phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh, ti vi), hoặc tổ chức các hoạt động tuyên truyền khác (hội thảo, báo cáo, tọa đàm,…)
Thời nay để đạt mục đích tuyên truyền, vận động… của bài viết chính luận và hoạt động chính trị, còn có cả công nghệ hiện đại, hiệu quả.
Nhóm 5
TIẾNG VIỆT 3
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1. Khái niệm:
PCNN chính luận là loại PC chức năng ngôn ngữ thể hiện vai người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực thông tin các vấn đề có ý nghĩa thời sự về chính trị, xã hội, được trình bày theo kiểu dạng văn bản chính luận.
Ví Dụ: “Về luân lí xã hội ở nước ta” là một phần trích trong tác phẩm “Đạo đức và luân lí Đông Tây” của Phân Châu Trinh viết năm 1925.
Là một thể văn nghị luận có từ xưa, chỉ có vua mới được có quyền viết chiếu (nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách mà vua đề ra .
Chiếu:
Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu.
Hịch:
Là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, một tuyên ngôn sự kiện nào đó để mọi người cùng biết.
Cáo:
Là những mưu kế, hoạch định, kế sách, mưu lược về chính trị.
Sách:
Biểu:
Là loại văn bản bề tôi dâng lên cho vua chúa để bày tỏ một điều gì với lời lẽ cung kính.
Giống và khác nhau giữa Chiếu, Hịch, Cáo, Sách, Biểu, Thư:
Chiếu
Hịch
Cáo
Biểu
Sách
2. Dạng tồn tại của phong cách:
Thời xưa: Hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu… chủ yếu viết bằng chữ Hán.
VD: Bình Ngô Đại Cáo, Hịch tướng sĩ…
Dạng viết: Các báo cáo chính trị, xã luận, bình luận trên báo chí, tác phẩm lí luận, tài liệu chính trị…
Dạng nói: Phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận... mang tính chất chính trị.
Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị, chính trị,…
VD: Tuyên ngôn độc lập, Việt Nam đi tới…
VD: Xã luận
VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt của từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió...
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người!(...)
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!
(Theo quân đội nhân dân, số Tết 2004)
Phân tích tình hình nước ta: vận hội mới, thế và lực mới, tự tin đi tới.
Bình luận thời sự
CAO TRÀO KHÁNG NHẬT, CỨU NƯỚC
Ngày 9-3-1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy 24 tiềng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều quân đội ở Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ cũng đã tổ chức "Ủy ban Pháp - Việt chống Nhật". Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta.(...)
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, NXB Sự thật, 1976)
Đánh giá, bình luận tình hình: Pháp đầu hàng Nhật và thời cơ, nhiệm vụ của ta.
Bài phát biểu của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trước Phiên thảo luận cấp cao của
Đại Hội đồng LHQ khoá 68
"Thưa quý vị,
Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế."... (trích)
3. Chức năng của phong cách ngôn ngữ chính luận
Phong cách chính luận có các chức năng: Thông báo, tác động và chứng minh…
Ngôn ngữ trong phong cách chính luận là ngôn ngữ tổng hợp thuyết phục người nói, người nghe bằng những chứng cứ và lập luận vững chắc được trình bày theo những cách thức riêng mang màu sắc cá nhân. Phong cách ngôn ngữ chính luận cũng sử dụng cả những yếu tố tạo hình để tăng thêm sức hấp dẫn.
VD: Tuyên ngôn
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."
Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
"Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Hồ Chí Minh)
4. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận
Có 3 đặc trưng cơ bản
Tính công khai về quan điểm chính trị
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Tính truyền cảm, thuyết phục
a. Tính công khai về quan điểm chính trị
Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách khách quan mà thể hiện đường lối quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, rõ ràng, dứt khoát, không che giấu, không mơ hồ, úp mở.
Người viết tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.
Vd: Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.Hành động của chúng trái hẳn với chính nghĩa và nhân đạo. ( trích “ Tuyên ngôn độc lập” )
→ Thái độ, quan điểm:
Tố cáo thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ đã xây dựng như một thành tựu của tư tưởng và văn minh.
Tố cáo tội ác xâm lược nước ta của thực dân Pháp
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách ngôn ngữ chính luận: luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn phải thể hiện tính rõ ràng, rành mạch, chặt chẽ trong hệ thống lập luận.
Văn bản chính luận thường dùng các từ ngữ liên kết như: để, mà, với, và, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy.....
Thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm của người đọc (nghe).
VD: Tuyên ngôn độc lập
“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi:
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”
Hồ Chí Minh
Phân tích tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận của đoạn trích
Phần một: Tác giả nêu nguyên lí mang tính phổ quát
Phần hai:
+ Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp phản bội, chà đạp trắng trợn.
+ Mặt khác, bản tuyên ngôn cũng khẳng định và minh chứng đầy thuyết phục rằng Việt Minh và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh để giành lại quyền tự do, độc lập của mình.
- Phần kết luận: Tuyên bố về quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc.
Phần một: Cơ sở pháp lí
Phần hai: Cơ sơ thực tế
- Phần ba: Tuyên bố về việc giành độc lập và quyết tâm giữ vững độc lập của dân tộc Việt Nam
c. Tính truyền cảm, thuyết phục
Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).
Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
5.Phương tiện sử dụng trong phong cách chức năng là
a) Về từ ngữ
Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số, chủ nghĩa xã hội, đấu tranh, hữu nghị.....
Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận, nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên chúng đã thấm vào lớp từ thông dụng, đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa.
VD: đa số, thiểu số, phát xít, dân chủ, bình đẳng, tự do....
b. Về ngữ pháp
Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu :
+ Có kết cấu chuẩn mực
+ Gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận
+ Câu trước kiên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận
Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó... ; tuy...nhưng; dù...nhưng... để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ
Sử dụng linh hoạt các kiểu câu
=> Đạt hiệu quả tâm lí, tăng sức thuyết phục, phục vụ cho nhiều mục đích phát ngôn khác nhau.
Về kiểu câu
Vd: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng đễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu trong rương trong hòm”
Câu tỉnh lược: tinh thần yêu nước.
“ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
Câu cảm thán
Cách sử dụng các kiểu câu
Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu tỉnh lược, câu cảm thán, câu ghép. . .
Đạt hiệu quả tâm lý, tăng sức thuyết phục, phục vụ cho nhiều mục đích phát ngôn khác nhau.
Vd : Về ngữ pháp
Hãy phân tích
cấu trúc ngữ pháp của các câu sau!
( xác định thành phần C-V và kiểu câu )
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
C
V
( Câu đơn)
- Xuân mới, thế và lực mới , chúng ta tự tin đi tới
C
C
C
V
V
V
M1
M2
M3
(Câu ghép)
C- Về biện pháp tu từ:
Sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ: dựng câu nghi vấn, lối nói cường điệu, so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê, kết hợp,… giúp cho việc lập luận thêm hấp dẫn, truyền cảm nhằm tăng sức thuyết phục.
Ở dạng nói ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm phải diễn đạt sao cho khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc
Biện pháp tu từ
Vd: “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập.
Điệp ngữ
“ Các xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, há chẳng phải các nhân vật giả dối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút khua lưới mà gây nên ư?”
Câu nghi vấn, lối nói cường điệu, trùng điệp “ nên ư”, “múa bút khua lưới”, “Âu- Hán”.
Tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cường điệu, đối.
Tu từ cú pháp: điệp ngữ, liệt kê, câu đặc biệt, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ.
Xã luận
VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt của từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió...
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người! (...)
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!
(Theo quân đội nhân dân, số Tết 2004)
D. Bố cục trình bày:
Luận điểm rõ ràng.
Lập luận chặt chẽ.
Luận cứ đáng tin cậy.
=> Logic, khoa học, có sức thuyết phục cao.
Đặc điểm riêng:
Phương diện ngữ âm: rõ ràng, hùng hồn, đúng ngữ điệu.
Phương diện từ ngữ: dùng lớp từ chính luận, chính xác.
Phương diện cú pháp: Chính luận và tính chiến đấu, bảo vệ chân lí. kiên quyết chống lại những lời lẽ phản động sai trái, nên căn cứ lí luận phải vững chắc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm, có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
Ở dạng viết (in ấn trên báo chí, bài viết,…) cần rõ ràng, đẹp mắt, kiểu chữ chân phương (bài thu hoạch, kiểm tra viết tay).
Bài in ấn: chọn kiểu chữ hấp dẫn, ấn tượng, biểu cảm.
Chọn tranh in gây ấn tượng với người đọc (trang bìa,…) để tăng tác dụng tuyên truyền, lôi kéo người đọc.
Tổ chức nhiều biện pháp phát hành văn bản rộng rãi như đăng tải các tác phẩm có số lượng phát hành lớn, phát tán nơi đông người….
Bài thu hoạch kiểm tra chính trị: trình bày rõ ràng, chân phương, sạch đẹp,…
Ở dạng nói: phát âm to, rõ ràng, hùng hồn, biểu cảm, lôi cuốn, hấp dẫn người nghe.
Cần sử dụng kỹ thuật, kỹ xảo, nghệ thuật phát âm, giao tiếp, hùng biện… để đạt mục tiêu lôi kéo, tuyên truyền, vận động của văn bản. Tổ chức phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh, ti vi), hoặc tổ chức các hoạt động tuyên truyền khác (hội thảo, báo cáo, tọa đàm,…)
Thời nay để đạt mục đích tuyên truyền, vận động… của bài viết chính luận và hoạt động chính trị, còn có cả công nghệ hiện đại, hiệu quả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hiền Hậu
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)