Tuần 31. Một thời đại trong thi ca

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Tân | Ngày 10/05/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Một thời đại trong thi ca thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

HOÀI THANH
MỘT THỜI TRONG THI CA
Nhóm 4
I/TÌM HiỂU CHUNG :
1/ TÁC GIẢ : Hoài Thanh ( 1909 – 1982 )
Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên . Xuất thân trong một gia đình nghèo ở xả Nghi Lộc , tỉnh Nghệ An .
Năm 1945 , ông tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân bắt giam .
Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc với nhiều công trình văn học có giá trị : Thi Nhân Việt Nam (1942), Phê bình và tiểu luận , Nói chuyện thơ khánh chiến ….
2/ TÁC PHẨM :
Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu của Thi Nhân Việt Nam – ý nghỉa tổng kết sâu sắc trong phong trào thơ mới.
Đoạn trích sau là đoạn cuối của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca .
II/ĐỌC HiỂU :

Gồm ba phần :
P1 :Nguyên tắc để phân biệt tinh thần thơ Mới va thơ Cũ .
P2 :Tinh thần thơ Mới : Cái TÔI
P3 :Sự vận động của Thơ Mới xung quanh cái TÔI và bi kịch của nó.


: Nguyên tắc để phân biệt tinh thần thơ Mới va thơ Cũ .

Tinh thần Thơ Mới đó chính là bản chất cốt lõi, chi phối toàn bộ Thơ Mới, làm nên đặc trưng của Thơ Mới.

Theo tác giả ranh giới giữa Thơ Cũ và Mới không rõ ràng. Thơ cũ cũng như Thơ Mới có những bài hay Cũng có những bài dở. Đây là điều khó khăn phức tạp.
Ví dụ cụ thể qua 2 bài thơ ( SGK )



_ Đó là nhờ tác giả sử dụng đại thể ( hay những bài thơ hay ) của ngày xưa và nay để phân biệt . Với phương pháp so sánh đại thể giữa 2 thời đại Cũ và Mới .

Tinh thần thơ Mới : Cái TÔI

Theo tác giả thì tinh thần thơ mới được thể hiện qua chữ tôi ( qua dẩn chứng “ Xã hội Việt Nam … biển cả ) .

Cái TÔI gắn với cái riêng, cá nhân, cá thể.
Cái TA gắn với cái chung, tập thể, cộng đồng.


Cái Tôi với ý nghĩa cá nhân được trong diển đàn thi ca lúc bấy giờ là rất nhỏ bé , đáng thương , nhưng lại luôn bị dỏi theo bởi những cách nhìn khó chịu .

Vì cái TÔI đã thoát khỏi cái TA chung đứng riêng một cõi, một thế giới. Đó là cái TÔI trữ tình – tinh thần của thơ Mới lãng mạn trước 1945.

Sự vận động của Thơ Mới xung quanh cái TÔI và bi kịch của nó.

Sự vận động của thơ mới , đó là những gì thơ ca thoát lên cùng những nhà thơ : lên tiên cùng Thế Lữ , phiêu lưa trường tình cùng Lưu Trọng Lư … Huy Cận . Tuy vậy việc thể hiện bằng chử Tôi cũng như việc đào sâu – “càng đi sâu càng lạnh” .

“ Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế “ , cái bi kịch ấy chính là sự thiếu đi một lòng tin đầy đủ .
Và những nhà thơ họ chỉ sử dụng tiếng Việt – một tâm hồn chung để gởi vào ấy những nổi niềm riêng của bản thân .

Tuy bi kịch trên là một nổi thất vọng lớn nhưng nó hoàn toàn là một niềm hi vọng – Bởi đó chỉ là sự biến thiên giữa Cũ và Mới chứ không hề bị mất đi .
Qua đó họ tìm thấy được con đường , đó là : “ tìm về dỉ vãng để vịn vào những gì bất diệt đủ để đảm bảo cho ngày mai “
III/ TỔNG KẾT :

_ Nghệ thuật lập luận khoa học ,chặt chẻ, thấu đáo và văn phong tài hoa, giàu cảm xúc .

_ Nêu rỏ lên nội dung của một “ Tinh thần thơ mới “ ,xuất hiện nhưng đồng thời cũng là những “bi kịch ngầm ngầm torng hồn người thanh niên” lúc bấy giờ .
1/ Cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới ?
“ Khốn nổi , cái tầm thường, cái lố lăng ….. bài hay vậy “ : có ý muốn nói tới là không phải thời nào là không có nhưng bài thơ “tầm thường”, kém chất lượng . Vì thế chúng không thể gọi là “Đại thể” được, nên sẻ gây không ít khó khăn cho tác giả.
“ Trong cái mới vẩn còn rớt lại ít nhiều cái cũ “ - muốn nói lên sự khó phân biệt của 2 trường phái Cũ và Mới .
IV/ Trả lời câu hỏi:
2 / Điều cốt lõi của của thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ ?
Điều cốt lõi mà Thơ Mới mang đến lúc bấy giờ chính là : “Quan niệm cá nhân” - Bởi “Xã hội Việt Nam từ xưa không có quan niệm cá nhân . Chỉ tòan là đòan thể : lớn thì quốc gia , nhỏ thì gia đình”
3 / Phân tích vì sao tác giả nói “chữ Tôi, với cái ý nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và “tội nghiệp”.
Do luôn bị “ bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu” – bởi theo Thơ Cũ , nội việc chữ Tôi xuất hiện dù theo các chữ anh , bác , ông …. là đã khó chịu rồi.
Tuy vậy , cái ý nghĩa thật sự của chữ Tôi sau khi được mọi người hiểu ra , thì nó lại có ý diển đạt thật sự cái đáng thương , tội nghiệp mà chính nó muốn biểu đạt .

4 / Các nhà thơ lãng mạn cũng như “ Người thanh niên” lúc bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào ?
Bằng cách “ gửi cả vào Tiếng Việt “- một tâm hồn chung được xây dựng từ thời cha ông , để rồi họ gửi vào đó những tâm tình riêng của bản thân họ . Từ đó thể lọai Thơ Mới cũng bắt đầu .

KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)