TUẦN 31 - LS9 - TIẾT 42
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: TUẦN 31 - LS9 - TIẾT 42 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
I /Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh của Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Âm mưu và thủ đoạn mới của Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”.
- Nhân dân miền Nam đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Đế quốc Mĩ như thế nào ?
2.Về tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, giữa 3 nước Đông Dương, niềm tin vào sự lãnh đạo và tiền đồ cách mạng.
3.Về kĩ năng:
- Rèn học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Nghiên cứu soạn bài , Lược đồ trận Vạn Trường 1965.
2. Học sinh:Sách giáo khoa. Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” trong hoàn cảnh nào ? Nội dung của chiến lược ? Để thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã làm gì ?
- Em hãy trình bày chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam ?
2. Giới thiệu bài mới:
3. Bài mới:
I- CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MÌ (1965-1968):
1/Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu về chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam.
? Đế quốc Mĩ đã đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh nào ?
Giáo viên: “Chiến tranh cục bộ” là 1 trong 3 loại chiến tranh nằm trong “Chiến lược phản ứng linh họat” của Mĩ (1961-1965) nhằm bá chủ thế giới đó là: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh tổng lực”.
? Lực lượng của chiến lược này là ai ?
Giáo viên: Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng không ngừng tăng về số lượng và trang bị nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân, tiêu diệt lực lượng chủ lực, bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc.
? Em có nhận xét gì về “Chiến tranh cục bộ”của Mĩ ?
HS: Rất ác liệt.
? Dựa vào ưu thế quân sự, quân đông, vũ khí hiệu đại, hỏa lực mạnh Mĩ đã có âm mưu gì ?
? Em hiểu tìm diệt ở đây là gì ? (Đòi hỏi chúng phải như thế nào ?) (Giành chủ động).
? Bình định ? (Đưa miền Nam dưới quyền kiểm soát của chúng).
? Để tìm diệt quân giải phóng, Mĩ đã làm gì ?
HS thảo luận nhóm (2 phút): Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ có điểm gì giống và khác nhau ?
* Giống: Đều là chiến tranh thực dân kiểu mới.
* Khác: + Lực lượng chủ yếu tham chiến trong “Chiến tranh đặc biệt” là ngụy + cố vấn Mĩ.
+ Lực lượng trong “Chiến tranh cục bộ” là quân viễn chinh Mĩ + chư hầu + ngụy.
* Công thức:
(Chiến tranh cục bộ: quân Mĩ, quân đồng minh, quân ngụy + vũ khí hiện đại + cố vấn Mĩ.
* Âm mưu của Mĩ:
(“Tìm diệt” và “bình định”
(Đánh vào Vạn Tường.
(Hành quân chiến lược vào các mùa khô.
2/ Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của nhân miền Nam.
? Để thí nghiệm cho cuộc hành quân “Tìm diệt” Mĩ đã tấn công vào Vạn Tường như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về cuộc tấn công của địch ?
HS: Lực lượng lớn, phương tiện hiện đại.
? Em có nhận xét gì về Vạn Tường ? (thôn nhỏ).
HS: Vạn Tường là 1 thôn thuộc xã Bình Hải huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dài không quá 6 km, rộng không qúa 3 km.
Giáo viên: Lực lượng ta yếu hơn địch nên lo lắng: Liệu có đánh Mĩ được không, đánh bằng cách nào? Nhưng nhờ hiệu lực to lớn của chiến tranh nhân dân nên chúng ta đã chiến đấu với địch và cuộc chiến đấu đã diễn ra như thế nào ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)