Tuần 31. Bầm ơi

Chia sẻ bởi Trịnh Phi Long | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 31. Bầm ơi thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ HỘI GIẢNG
Môn : Tập đọc
Lớp : 5
Kiểm tra bài cũ
1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ?
Rải truyền đơn
2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ?
Bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
3. Vì sao chị Út muốn được thoát li ?
Vì Út yêu nước, muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
- Tên thật là : Nguyễn Kim Thành
- Sinh năm : 1920.
- Quê quán : Làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996).
- Đồng chí Tố Hữu – người chiến sĩ trung kiên, nhà hoạt động chính trị, nhà văn tài năng, người có những cống hiến nổi bật trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng, nhà thơ lớn của nền thơ ca cách mạng, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Nguyễn Kim Thành- Nhà thơ Tố Hữu
( 1920 - 2002)
Tranh vẽ gì ?
Thứ bảy, ngày 09 tháng 04 năm 2011
Tập đọc
Bài : Bầm ơi
GV : TRỊNH PHI LONG
1. Luyện đọc

Giải nghĩa từ :
- bầm : mẹ
mưa phùn : là mưa nhỏ kéo dài nhều ngày về mùa đông.
- mạ : lúa non để cấy
2. Tìm hiểu bài
Luyện đọc theo nhóm đôi
Lưu ý cách đọc bài thơ :
- Đọc với giọng trầm lắng, tha thiết, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con đối với mẹ.
- Hai dòng đầu (khổ 1) : đọc với giọng nhẹ, trầm, nghỉ hơi dài khi kết thúc khổ thơ.
* Những từ khó phát âm :
- đon
- bầm
- rét
- run
- mưa phùn
- muôn nỗi
- tiền tuyến
1. Luyện đọc
2. Tìm hiểu bài
3. Luyện đọc diễn cảm
Lưu ý cách thể hiện :
- Đọc diễn cảm bài thơ – giọng trầm lắng, thiết tha thể hiện tình cảm nhớ thương của người con với mẹ.
- Khổ 1 : hai dòng đầu đọc với giọng nhẹ nhàng, trầm, nghỉ hơi dài khi kết thúc.
1. Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ ?
Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
2. Tìm những hình ảnh so sánh để thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lắng.
* Tình cảm của mẹ đối với con :
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
* Tình cảm của con đối với mẹ :
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
3. Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
Anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh :
Con đi trăm suối ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ?
- Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ
- Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước.
- Liên hệ bản thân:
Các em thấy hình ảnh người mẹ trong bài thơ rất chịu thương, chịu khó. Vì vậy, các em phải biết yêu thương mẹ của mình và chúng ta thể hiện bằng những việc làm cụ thể để thể hiện tình cảm yêu thương đó nhé các em !
 NỘI DUNG CHÍNH
Bài thơ nói lên tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ đối với người mẹ Việt Nam - với đất nước.
* Qua phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết bài thơ thay lời cho tác giả muốn nói lên điều gì ?
Ai về / thăm mẹ/ quê ta
Chiều nay/ có đứa/ con xa nhớ thầm…//
Bầm ơi / có rét / không bầm ?
Heo heo gió núi, / lâm thâm mưa phùn
Bầm ra / ruộng cấy / bầm run
Chân lội dưới bùn, / tay cấy mạ non
Mạ non / bầm cấy / mấy đon
Ruột gan / bầm lại / thương con / mấy lần
Mưa phùn / ướt áo / tư thân
Mưa bao nhiêu hạt, / thương bầm bấy nhiêu !
4. Củng cố
Em hãy nêu lại nội dung của bài học ngày hôm nay ?
Nói lên tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ đối với người mẹ - với đất nước.
* Liên hệ
Bổn phận là con, thì các em phải biết yêu thương và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình. Phải biết cố gắng học thật giỏi để làm vui lòng ông bà, cha mẹ. Và mai sau khi các em lớn lên sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước, các em đem tài năng của mình để phục vụ cho quê hương, đất nước.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Các em về nhà học thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK)
- Chuẩn bị bài mới “ Những cánh buồm “ của tác giả Hoàng Trung Thông. (SGK- trang 140.
CHÚC QUÝ THẦY CÔ DỒI DÀO SỨC KHOẺ !
CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI !
Ai về / thăm mẹ/ quê ta
Chiều nay/ có đứa/ con xa nhớ thầm…//
Bầm ơi / có rét / không bầm ?
Heo heo gió núi, / lâm thâm mưa phùn
Bầm ra / ruộng cấy / bầm run
Chân lội dưới bùn, / tay cấy mạ non
Mạ non / bầm cấy / mấy đon
Ruột gan / bầm lại / thương con / mấy lần
Mưa phùn / ướt áo / tư thân
Mưa bao nhiêu hạt, / thương bầm bấy nhiêu !
Bầm ơi, / sớm sớm / chiều chiều
Thương con, / bầm chớ lo nhiều / bầm nghe !
Con đi / trăm núi / ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi / tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc / mười năm
Chưa bằng khó nhọc / đời bầm sáu mươi.
Con ra / tiền tuyến / xa xôi
Yêu bầm / yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Phi Long
Dung lượng: 5,47MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)