TUAN 31

Chia sẻ bởi Huỳnh Tấn Phong | Ngày 06/11/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: TUAN 31 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:








BÀI 13. THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (tt) –
BÀI 14. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
- Biết các thành phần của đa phương tiện.
- Biết một số ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
- Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.
- Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Chuẩn bị của GV: Một số sản phẩm đa phương tiện, phòng máy multimedia
- Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài mới ở nhà, Tìm hiểu trước về phần mềm tạo ảnh động Beneton Move GIF.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
A. BÀI 13. THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG


BÀI 13. THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (TT)

HĐ 1 Các thành phần của đa phương tiện
GV. Dựa trên các sản phẩm đa phương tiện mà em đã biết hãy cho biết các thành phần tạo nên sản phẩm đa phương tiện?
HS. Các thành phần của đa phương tiện gồm: văn bản, hình ảnh, ảnh tĩnh, ảnh động âm thanh, phim (đoạn phim), các tương tác...
HS. Lấy ví dụ.
GV. Hãy lấy 1 ví dụ minh họa (nêu rõ các thành phần có trong sản phẩm đa phương tiện đó)?

GV. Giới thiệu sơ lược vị trí, vai trò từng thành phần của đa phương tiện và một số phần mềm, thiết bị được sử dụng để tạo ra các thành phầm đó:
a/ Văn bản (text) là dạng thông tin cơ bản quan trọng nhất trong biểu diễn thông tin. Với sự phát triển của CNTT, nhiều font chữ phong phú đã được tạo ra.
- Một số phần mềm chuyên dụng để tạo ra font chữ: FontCreator, Fonttographer, Metafont,…
b/ Âm thanh (sound): là thành phần rất điển hình của đa phương tiện.
- Một số phần mềm chuyên dụng để ghi lại, xử lí và phát lại âm thanh như Easy MP3 Recorder, Audio Sound Recorder,… (ghi âm); Audio Editor Gold, Audacity,… (xử lí); Windows Media Player, Winamp, Audition,… (chơi nhạc).
c/ Ảnh tĩnh: là tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
- Có thể sử dụng các phần mềm đồ họa như Microsoft Paint, Corel Draw,… để vẽ hình; Ảnh có thể được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số hoặc bằng máy quét. Có nhiều phần mềm xử lí ảnh chuyên nghiệp để chỉnh sửa ảnh làm tăng chất lượng, sử dụng hiệu ứng,…, trong đó Photoshop là phần mềm được sử dụng khá phổ biến.
d/ Ảnh động (animation): là sự kết hợp của nhiều ảnh tĩnh trong những khoảng thời gian ngắn.
- Có thể tạo ảnh động từ các ảnh tĩnh bằng các phần mềm ghép ảnh như Windows Movie Maker, Adobe Flash, paint Shop Pro,… hoặc các phần mềm miễn phí như Blender, Ulead Gif Animator, Beneton Movie Gif,…
e/ Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và có thể được coi là dạng tổng hợp tất cả các dạng thông tin.
- Phim được quay bằng máy quay phim kỹ thuật số.
(GV có thể cho HS tự nêu các phần mềm hoặc thiết bị được sử dụng để tạo thông tin theo hiểu biết của HS)
4. Các thành phần của đa phương tiện

a/ Văn bản (text
b/ Âm thanh (sound):
c/ Ảnh tĩnh: là tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
d/ Ảnh động (animation):
e/ Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và có thể được coi là dạng tổng hợp tất cả các dạng thông tin.


HĐ2: Ứng dụng của đa phương tiện:
GV. Cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi sau:
Thông tin đa phương tiện ngày càng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Em hãy cho biết đa phương tiện được ứng dụng trong những lĩnh vực (hay ngành nghề) nào của cuộc sống ở quanh em mà em biết? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa?
-> GV cho HS các nhóm trình bày. Từ phần trình bày của HS thông qua các ví minh họa, GV bổ sung thêm những ứng dụng trong một số lĩnh vực mà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Tấn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)