Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền)

Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Ly | Ngày 19/03/2024 | 19

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:




Đọc thêm

THỀ NGUYỀN
Truyện Kiều_ Nguyễn Du

Trình bày : Tuyết Vy – Phương Ly
I. Tiểu dẫn
Tác giả : Nguyễn Du
Trò chơi
BẠN BIẾT GÌ VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN DU?

I. Tiểu dẫn
Tác giả : Nguyễn Du ( 1765 – 1820)
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
Quê ở làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Sinh ra trong gia đình dòng dõi qúy tộc, nhiều đời làm quan, vốn có tư chất thông minh và năng khiếu văn học bẩm sinh.



- Cuộc đời có nhiều biến động lớn:
Mồ côi cha mẹ rất sớm,ông sống với anh trai.
Sinh ra vào cuối thời Lê, đầu Nguyễn,chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn…
Cuộc đời lưu lạc nhiều nơi (1786 – 1796)đã tạo cho ông vốn sống phong phú và sự cảm thông sâu sắc với những số phận đau khổ, bất hạnh
Dưới triều Nguyễn, dưới sự chỉ đạo của vua Nguyễn Ánh, bất đắc dĩ ông phải ra làm quan.
Ông được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần : lần đầu vào năm 1813 – 1814, lần thứ 2 vào năm 1820, khi chuẩn bị đi thì qua đời.


2. Tác phẩm:
a. Đôi nét về Truyện Kiều
b. Vị trí đoạn trích:
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Một hôm khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng sáng vằng vặc. Đoạn trích sau đây (từ câu 431 đến câu 452) kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.
c. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích:
Linh thiêng, ràng buộc, tạo niềm tin cho con người
Nghi thức thiêng liêng, trang trọng của người xưa, có sự chứng giám của trời đất, thần linh.
Người xưa rất coi trọng lời thề vì họ phải:
+ Cắt tóc ăn thề
+ Trao kỷ vật và giữ gìn kỷ vật như mạng sống, như bằng chứng của tình yêu son sắt



d. Bố cục
“Cửa ngoài…lò đào thêm hương ?” : Kiều băng lối sang nhà Kim Trọng.
“Tiên thề ... hết” : Kiều cùng KimTrọng thề nguyền.
e. Chủ đề:
- Quan niệm về tình yêu tự do, tiến bộ của Nguyễn Du
- Sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã vượt qua lễ giáo phong kiến.

II. Phân tích
1.Kiều băng lối sang nhà Kim Trọng
a.Tâm trạng và tình cảm của Kiều
Trái niệm với quan niệm phong kiến : “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, Kiều chủ động tìm sang nhà Kim Trọng, hai người cùng nhau thề nguyền.
* Chi tiết thể hiện tình yêu của Kiều :
“ Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”

Hành động chỉ sự vội vàng, bộc lộ tâm trạng háo hức, tự tin, nóng lòng được gặp Kim Trọng: “ xăm xăm”, “ băng”.
Tình yêu mãnh liệt của Kiều còn thể hiện qua lời nói với Kim Trọng:
Nàng rằng “ Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”
=> Câu nói ẩn chứa sự lí giải hợp lí và tinh tế:
“ Khoảng vắng đêm trường” : khoảng thời gian, không gian của tâm lí mà Kiều phải vượt qua để làm chủ tình yêu của mình.
“ Hoa” hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, tượng trưng cho cái đẹp chóng phai tàn.
Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng
Hoa
Người yêu của Kiều – Kim Trọng
=> Dự cảm của Kiều về tương lai mong manh đầy những mơ hồ bão táp của định mệnh.

=> Thể hiện khát vọng tự do yêu đương, tự do hôn nhân, tự do yêu đương trong bối cảnh xã hội phong kiến đầy rẫy những chuẩn mực khắt khe.
b. Tâm trạng say đắm và thái độ trân trọng của Kim Trọng.
“ Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu”
Từ “nhặt thưa” , “lọt”, “ hắt hiu” gợi nên không gian thiêng liêng và thơ mộng.
Sử dụng những điển cố, điển tích: “tiếng sen”, “ giấc hoè”, “ bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”, “đỉnh giáp non thần” để chỉ giấc mơ được gặp người đẹp của Kim Trọng.
Khi biết không phải đang mơ, Kim Trọng rất trân trọng, khẩn trương rước Kiều vào nhà:
“ Vội vàng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương.”
2. Kiều thề nguyền cùng Kim Trọng
Nghi lễ thề nguyền được tiến hành thật trang trọng, thiêng liêng với vầng trăng sáng vằng vặc làm chứng nhân cho tình yêu lứa đôi.
“ Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một nón, dao vàng chia đôi
Vừng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng nên xương”

Hành động “ hai miệng một lời song song” đã nói lên sự ghi lòng tạc dạ lời thề đồng tâm, đồng lòng đến trăm năm của đôi lứa. Nghi lễ tạo thêm niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống tương lai của hai người.
Tổng kết
Ý nghĩa lời thề
Khẳng định tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, tình cảm song phương, trong sáng của Kim Trọng và Thuý Kiều, đặc biệt là Kiều.
Thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du về tình yêu tự do trong sáng trong xã hội phong kiến.
Khát vọng hạnh phúc, bất chấp lễ giáo phong kiến, vượt lên đương đầu với số phận, tương lai đầy bất trắc đang chờ đợi.
Nghệ thuật
Sử dụng điển tích, điển cố.
Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ.
Từ láy biểu cảm, gợi hình.
Ngôn ngữ kể, miêu tả kết hợp với ngôn ngữ đối thoại.
Sử dụng không gian và khoảng thời gian nghệ thuật tạo nên không khí thơ mộng, huyền ảo, thiêng liêng của cuộc thề nguyền.

Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
bài thuyết trình của chúng tôi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phương Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)