Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền)

Chia sẻ bởi Lý Thị Hồng Thúy | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Giáo án dự thi
Môn Ngữ văn
Giáo viên: Nịnh Thị Hồng Loan
Trường THPT Xuân Huy
Nhiệt liệt chào mừng
CÁC EM HỌC SINH
CÙNG
QUÝ THẦY CÔ
Tiết 89 - Hướng dẫn đọc thêm
Thề nguyền
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Tiết 89- Hướng dẫn đọc thêm
Thề nguyền
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Em hãy nêu nhận xét dụng ý nghệ thuật của từ “vội, xăm xăm, băng” trong hai câu đầu?
- Vội, xăm xăm, băng:
-> tính từ + từ láy + động từ + Nhịp thơ ngắn gấp gáp
-> Sự khẩn trương vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất
Tiết 89- Hướng dẫn đọc thêm
Thề nguyền
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

- Câu nói của Kiều:
+ Khoảng vắng đêm trường: biểu hiện của không gian và thời gian tâm lí
+ Vì hoa nên …: vì tình yêu mãnh liệt nên Kiều phải chủ động sang nhà Kim Trọng
+ Lời thanh minh và dự cảm chẳng lành vì tương lai đen tối
- Lí do:
+ Hiện thực: Kiều và Kim Trọng đến với nhau bằng tình yêu tự nhiên, nhất kiến chung tình.
+ Tâm linh: Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho kẻ tài sắc.
HS thảo luận nhóm nhỏ
Em có nhận xét gì về hành động của Kiều? Hành động ấy có giá trị như thế nào trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ?
Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, bất chấp sự hà khắc của luân lí, của dư luận, thể hiện ước mơ về tình yêu tự do – cái nhìn vượt thời đại.
Cảnh thề nguyền diễn ra trong
không gian và thời gian như thế nào?
Em có nhận xét gì về không gian này?
Không gian hư ảo, thiêng liêng. Không gian đêm ấy, thời khắc ấy như vượt qua những hữu hạn của thế giới thực tại để trở thành vĩnh cửu trong tâm khảm của hai người.
- Tác giả sử dụng ngôn ngữ như thế nào? Có tác dụng gì?
- Ngôn ngữ kể chuyện
- Ngôn ngữ miêu tả
- Ngôn ngữ nhân vật
=> ta có thể hình dung ra trước mắt khung cảnh và không khí huyền ảo, trang nghiêm của đêm thề nguyền vàng đá ấy, dường như tác giả là người chứng kiến trân trọng, nâng niu và chia sẻ niềm hạnh phúc ấy.
Thuý Kiều - Thuý Vân
Học sinh thảo luận nhóm lớn
Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính lô gíc nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều?
Đêm thề nguyền thần tiên và thiêng liêng ấy đã để lại ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong Kiều. Vì vậy khi “trao duyên” cho em, Kiều đã nhiều lần gợi lại hồi ức về đêm thề nguyền ấy: chén thề, bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền . Đối với Kiều lời thề ấy rất thiêng liêng và ghi khắc suốt đời nên khi “phụ bạc” lời thề dù lí do bất khả kháng - Kiều luôn cảm thấy dày vò, day dứt. Với Kiều, tình yêu là thuỷ chung, sâu sắc, mãnh liệt và duy nhất.
Đoạn trích thể hiện rõ nét quan niệm của Thuý Kiều đối với tình yêu và hôn nhân. Đó là tình yêu và hôn nhân vượt ra ngoài khuôn khổ, khắt khe của giáo lí phong kiến đương thời. Nguyễn Du đã gửi gắm quan điểm tiến bộ của mình vào nhân vật Thuý Kiều mà ông hết lòng yêu mến. Đây là nét mới rất tiến bộ trong cách nhìn nhận tình yêu đôi lứa của Nguyễn Du, thể hiện ước mơ về tình yêu tự do.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Hồng Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)