Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền)

Chia sẻ bởi Huynhhoang Hong Ngoc | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

THỀ NGUYỀN
Nguyễn Du
I- Giới thiệu chung
1. Hoàn cảnh dẫn đến lễ thề nguyền.
Sau khi gặp nhau ở cuộc du xuân, Kim Trọng thuê nhà trọ kế bên vườn nhà Thúy Kiều. Kiều bỏ quên chiếc thoa, Kim Trọng bắt được. Hai người diều kiện gặp nhau và hứa hẹn…
Rồi một hôm, cả nhà đi mừng thọ bên ngoại, Kiều tìm gặp Kim Trọng và hai người tự tình cho đến chiều tối…
Khi về nhà, thấy cha mẹ vẫn chưa về, Kiều vội buông rèm quay lại gặp Kim Trọng…
2. Vị trí của đoạn trích.
Đoạn trích được trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều. Đoạn trích kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.
3. Bố cục.
Tình yêu táo bạo và say đắm của Kiều.
Khung cảnh của đêm thề nguyền.
Tính nhất quán trong quan niệm tình yêu của Kiều.
II- Đọc và tìm hiểu văn bản
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trường huỳnh hắt hiu.
Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.
Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần.
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương.
Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
D8inh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ căn vặn tấm lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
1. Tình yêu táo bạo và say đắm của Kiều.
Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng” mang hàm nghĩa: diễn tả động tác vội vàng, khẩn trương của Kiều trong việc chủ động tìm đến tình yêu.
Lí do Kiều chủ động tìm đến tình yêu:
Xuất phát từ tình yêu say đắm và mãnh liệt của nàng (Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa).
Kiều như tranh đua với thời gian và định mệnh đang ám ảnh. Nàng chủ động đến với tình yêu để chống lại định mệnh dành cho những người tài sắc ( Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?).
Việc Kiều chủ động tìm đến với tình yêu cũng thể hiện được thái độ và cách nhìn của tác giả:
Đề cao tình yêu tự do vượt ra ngoài khuôn khổ của hàng rào lễ giáo phong kiến.
Thể hiện cách nhìn mới mẻ về tình yêu – một cái nhìn vượt thời đại.
2. Khung cảnh của đêm thề nguyền.
Một không giam thần tiên, hư ảo.
Ánh trăng nhặt thưa.
Ngọc đèn với ánh sáng dìu dịu, hiu hắt.
Tiếng bước chân nhẹ nhàng của Kiều tạo ấn tượng cho Kim Trọng như đang sống trong mơ.
Không gian như cần thêm ánh sáng, cần thêm hương thơm và sự ấm áp.
Đó là một không gian đẹp nhưng có cảm giác hư ảo.
Lễ thề nguyền: Diễn ra rất vội vã nhưng rất trang nghiêm, thiêng liêng:
Có tờ giấy viết lời thể ( Tiên thề cùng thảo một chương).
Có việc cắt tóc thề nguyền ( Tóc mây một món dao vàng chia đôi).
Có sự chứng giám của vầng trăng ( Vừng trăng vằng vặc giữa trời – Đinh ninh hai miệng một lời song song).
3. Tính nhất quán trong quan niệm tình yêu của Kiều.
Trong đêm “thề nguyền”: Kiều cảm thấy tình yêu của mình rất cao đẹp, thiêng liêng và có nhiều kỉ niệm (như cảnh Kim Trọng đốt thêm hương).
Trong đêm “trao duyên”: Kiều nhớ lại những kỉ niệm trong đêm thề nguyền (Đốt lò hương ấy, so tơ phím này)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huynhhoang Hong Ngoc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)