Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng)
Chia sẻ bởi Phạmthị Lan Hương |
Ngày 19/03/2024 |
41
Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng) thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Chí khí anh hùng
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Phạm Thị Lan Hương
Trường THPT Quỳ Hợp 2 - Nghệ An
I. Tiểu dẫn
Vị trí đoạn trích: từ câu 2213 – 2230/ 3254 câu.
Bố cục: 3 phần: - 4 câu đầu
- 12 câu giữa
- 2 câu cuối
II. Đọc hiểu văn bản
Bốn câu thơ đầu:
“hương lửa đang nồng”:
Từ ra đi lúc Từ và Kiều đang rất hạnh phúc
→ Hoàn cảnh ra đi phi thường, khác người.
“Trượng phu”, “động lòng bốn phương”: hình ảnh có tính chất vũ trụ
→ Từ Hải là người anh hùng xuất chúng, mang tầm vóc vũ trụ, phi thường.
“thoắt”: gợi cử chỉ, mau lẹ, thái độ kiên quyết, dứt khoát, ý chí sôi sục của Từ.
- “trời bể mênh mang”:
không gian ra đi rộng lớn bao la, thể hiện lý tưởng và chí khí củaTừ Hải.
“thanh gươm, yên ngựa”, “thẳng rong”:
lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt → Tư thế ra đi bừng chí khí và cốt cách phi thường của đấng trượng phu Từ Hải.
Với cách sử dụng những từ Hán việt trang trọng, mang sắc thái tôn xưng, ở 4 câu đầu, tác giả đã phác hoạ khái quát hình ảnh người anh hùng Từ Hải thật đẹp và phi thường.
2. Mười hai câu thơ giữa
Lý tưởng anh hùng của Từ được thể hiện rõ qua những lời Từ đáp lại lời tri ân của Kiều lúc chia tay:
“tâm phúc tương tri…”:
vừa dặn dò, vừa tin tưởng và mong Kiều hiểu mình, vừa động viên Kiều vượt qua sự bịn rịn của nữ nhi thường tình.
“mười vạn tinh binh”,…”rõ mặt phi thường”, “rước nàng”: Từ muốn lập công vẻ vang rồi đón Kiều về trong danh dự.
→ Lời chia biệt không bịn rịn một cách yếu đuối, chứng tỏ Từ Hải là người có chí khí lớn lao, phi thường.
“bốn bể không nhà”, “một năm”:
nói lên ý chí, khát vọng tung hoành và lời hứa hẹn chắc chắn lập nên nghiệp lớn bằng thời gian cụ thể, dứt khoát.
→ Từ Hải là người rất tự tin mình sẽ lập công lớn.
Thuý Kiều - Từ Hải
Với cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa từ Hán việt và ngôn ngữ bình dân, 12 câu giữa đã bộc lộ lý tưởng anh hùng của Từ Hải: có chí khí và khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tài năng của mình.
3. Hai câu thơ cuối
“quyết lời”, “dứt áo”:
thể hiện sự dứt khoát và phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu Từ Hải trong lúc chia biệt.
“Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi”:
hình ảnh so sánh thật đẹp, đầy ý nghĩa: diễn tả chính xác tâm trạng của Từ khi được thoả chí tung hoành và thái độ tác giả, ngợi ca khát vọng phi thường của con người phi thường.
Với bút pháp lý tưởng hoá, hình ảnh ước lệ, kỳ vĩ, đậm chất lãng mạn, bay bổng, 2 câu cuối đã khái quát hình ảnh người anh hùng Từ Hải với khát vọng, lý tưởng thật đẹp và phi thường. Tác giả rất khâm phục, ngợi ca.
III. Tổng kết
Nghệ thuật:
Kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều điển tích, điển cố.
Bút pháp lý tưởng hoá.
Hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau
2. Nội dung:
Quan niệm về người anh hùng lý tưởng
Đề cao khát vọng công lý.
Thái độ khâm phục, ngợi ca của tác giả.
IV. Luyện tập
1. Dựa vào những yếu tố nào để khẳng định Từ Hải là một người anh hùng?
2. Nêu nhận xét về đặc điểm cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích? Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của Văn học trung đại không?
3. Qua nhân vật Từ Hải, em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống này?
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Phạm Thị Lan Hương
Trường THPT Quỳ Hợp 2 - Nghệ An
I. Tiểu dẫn
Vị trí đoạn trích: từ câu 2213 – 2230/ 3254 câu.
Bố cục: 3 phần: - 4 câu đầu
- 12 câu giữa
- 2 câu cuối
II. Đọc hiểu văn bản
Bốn câu thơ đầu:
“hương lửa đang nồng”:
Từ ra đi lúc Từ và Kiều đang rất hạnh phúc
→ Hoàn cảnh ra đi phi thường, khác người.
“Trượng phu”, “động lòng bốn phương”: hình ảnh có tính chất vũ trụ
→ Từ Hải là người anh hùng xuất chúng, mang tầm vóc vũ trụ, phi thường.
“thoắt”: gợi cử chỉ, mau lẹ, thái độ kiên quyết, dứt khoát, ý chí sôi sục của Từ.
- “trời bể mênh mang”:
không gian ra đi rộng lớn bao la, thể hiện lý tưởng và chí khí củaTừ Hải.
“thanh gươm, yên ngựa”, “thẳng rong”:
lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt → Tư thế ra đi bừng chí khí và cốt cách phi thường của đấng trượng phu Từ Hải.
Với cách sử dụng những từ Hán việt trang trọng, mang sắc thái tôn xưng, ở 4 câu đầu, tác giả đã phác hoạ khái quát hình ảnh người anh hùng Từ Hải thật đẹp và phi thường.
2. Mười hai câu thơ giữa
Lý tưởng anh hùng của Từ được thể hiện rõ qua những lời Từ đáp lại lời tri ân của Kiều lúc chia tay:
“tâm phúc tương tri…”:
vừa dặn dò, vừa tin tưởng và mong Kiều hiểu mình, vừa động viên Kiều vượt qua sự bịn rịn của nữ nhi thường tình.
“mười vạn tinh binh”,…”rõ mặt phi thường”, “rước nàng”: Từ muốn lập công vẻ vang rồi đón Kiều về trong danh dự.
→ Lời chia biệt không bịn rịn một cách yếu đuối, chứng tỏ Từ Hải là người có chí khí lớn lao, phi thường.
“bốn bể không nhà”, “một năm”:
nói lên ý chí, khát vọng tung hoành và lời hứa hẹn chắc chắn lập nên nghiệp lớn bằng thời gian cụ thể, dứt khoát.
→ Từ Hải là người rất tự tin mình sẽ lập công lớn.
Thuý Kiều - Từ Hải
Với cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa từ Hán việt và ngôn ngữ bình dân, 12 câu giữa đã bộc lộ lý tưởng anh hùng của Từ Hải: có chí khí và khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tài năng của mình.
3. Hai câu thơ cuối
“quyết lời”, “dứt áo”:
thể hiện sự dứt khoát và phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu Từ Hải trong lúc chia biệt.
“Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi”:
hình ảnh so sánh thật đẹp, đầy ý nghĩa: diễn tả chính xác tâm trạng của Từ khi được thoả chí tung hoành và thái độ tác giả, ngợi ca khát vọng phi thường của con người phi thường.
Với bút pháp lý tưởng hoá, hình ảnh ước lệ, kỳ vĩ, đậm chất lãng mạn, bay bổng, 2 câu cuối đã khái quát hình ảnh người anh hùng Từ Hải với khát vọng, lý tưởng thật đẹp và phi thường. Tác giả rất khâm phục, ngợi ca.
III. Tổng kết
Nghệ thuật:
Kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều điển tích, điển cố.
Bút pháp lý tưởng hoá.
Hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau
2. Nội dung:
Quan niệm về người anh hùng lý tưởng
Đề cao khát vọng công lý.
Thái độ khâm phục, ngợi ca của tác giả.
IV. Luyện tập
1. Dựa vào những yếu tố nào để khẳng định Từ Hải là một người anh hùng?
2. Nêu nhận xét về đặc điểm cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích? Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của Văn học trung đại không?
3. Qua nhân vật Từ Hải, em có thể rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống này?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạmthị Lan Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)