Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng)

Chia sẻ bởi Đặng Thị Lục | Ngày 19/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Xin kính chào các thầy giáo, các cô giáo!
Xin chào tất cả các em học sinh l?p 10A9!
GV: D?ng Th? L?c
Trường PT Nguyễn Van Linh
Pleiku - Gia Lai

Hãy cho biết Tào Tháo
đã đưa ra
quan niệm về
người anh hùng như thế nào?

"Anh hùng là người trong bụng
có chí lớn,có mưu cao,
có tài bao trùm được cả vũ trụ,
có chí nuốt cả trời đất kia."
3
CHÍ KHÍ
ANH HÙNG
Tiết 85
Trích "Truyện Kiều"(Nguyễn Du)
4
I)TÌM HIỂU CHUNG
1)Vị trí đoạn trích:
Ở phần hai của Truyện Kiều
( Từ câu 2213 đến câu 2230)
2) Bố cục:
- Đoạn 1 :4 câu thơ đầu
Hình ảnh Từ Hải
-Đoạn 2 : Đoạn còn lại
Cảnh tiễn biệt giữa Kiều và Từ Hải
3) Đại ý:
Đoạn trích thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải
qua lí tưởng và lời chia tay với Thúy Kiều.
Nêu vị trí của đoạn trích?
Đoạn trích chia làm mấy đoạn?
Ý của mỗi đoạn?
Đại ý của đoạn trích là gì?
5
Hãy phân tích nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ đầu?
Cho biết hàm nghĩa của các cụm từ:
"Trượng phu"
"Lòng bốn phương"
"Thanh gươm yên ngựa"
"Lên đường thẳng rong"?
II)ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1)Hình ảnh Từ Hải (bốn câu thơ đầu)
"Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong"
-"Trượng phu": Chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng. Thể hiện thái độ trân trọng của Nguyễn Du với nhân vật Từ Hải.
-"Thoắt": Dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết.
-"Động lòng bốn phương": Trong lòng náo nức cái chí tung hoành ở bốn phương trời.
"Nửa năm
hương lửa
đương nồng"
? Tình riêng
"Thoắt", "bốn phương", "trời bể mênh mang"...
? Việc lớn
Hình ảnh: "Trông vời...thẳng rong"
xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả người anh hùng trung đại?
Hình ảnh Từ Hải trong bốn câu thơ đầu được khắc họa như thế nào? Thái độ của tác giả ra sao?
6

? Cảm hứng vũ trụ, con người tầm vóc vũ trụ thể hiện khát vọng lớn bừng dậy trong người anh hùng Từ Hải. Tâm thế ra đi không vướng bận, không thể giữ.

*Thái độ tác giả: Ngợi ca, khâm phục.
7
BT:
Em hãy so sánh hình ảnh
chàng trai đời Trần trong bài "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão và người anh hùng Từ Hải có điểm gì giống nhau?
8
Câu trả lời của Từ Hải hàm chứa điều gì? Thể hiện chí khí của chàng ra sao?
2)Cảnh tiễn biệt (Đoạn thơ còn lại)
a)Câu nói của Thúy Kiều
Nàng rằng:"Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"
?Nàng không can mà xin đi theo để cùng
chia sẻ, cùng tiếp sức, gánh vác công việc
với chồng. L?i l? ít nhung c?ng c?i.
b)Câu trả lời của Từ Hải
Từ rằng: "Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?"

Trách-đề cao và khuyên Kiều hãy vượt lên
tình cảm thông thường để làm vợ của một anh
hùng.

? Tính cách của Từ, không quyến luyến vì
tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Chàng
đặt sự nghiệp lên trên hết.
Em hiểu như thế nào về câu của nàng Kiều nói với chồng"?
9
"Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường"
Những câu thơ tiếp theo, chí khí anh hùng của Từ được biểu hi?n như thế nào?
"Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"
"Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!"

Khát vọng lớn lao mang tầm vóc
vũ trụ của người anh hùng xưa.
Niềm tin sắt đá vào tương lai sự nghiệp, xuất phát từ sức mạnh, khả năng, chí khí của bản thân.
Can ngăn thực tế. Hứa hẹn cụ thể. Sự thống nhất giữa nghiệp lớn và tình sâu đậm với người tri kỉ.
10
Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.
"Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi"
*Tóm lại:
Qua cảnh tiễn biệt và lên đường cho ta thấy lí tưởng, tính cách, chí khí anh hùng phi thường của Từ Hải.
Thể hiện ước mơ của Nguyễn Du về người anh hùng lí tưởng qua nghệ thuật miêu tả và cảm hứng sáng tạo của ông.
11
BT: Trong:"Chinh phụ ngâm khúc", Đặng Trần Côn tả cuộc chia tay của người chinh phu và chinh phụ như sau:
"Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng".
Hãy so sánh Từ Hải chia tay với Kiều.
12
* Các cuộc chia tay của Thuý Kiều trong Truyện Kiều:
-Khi Kiều chia tay Kim Trọng:
Buộc yên quảy gánh vội vàng,
Mối sầu xẻ nửa bước đường chia hai
-Khi Kiều chia tay Thúc Sinh:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

-Kiều chia tay Từ Hải:
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
- Cuộc chia tay này không mang dự báo buồn.
- Chí khí của Từ Hải tạo sự tin cậy vững chắc.
So sánh 3 lần chia tay để hiểu tâm lý Kiều, dự cảm sau chia ly của Nguyễn Du?
Trả lời:
13
Em học được điều gì ở người anh hùng Từ Hải?
Em quan niệm như thế nào về
người anh hùng trong thời đại ngày nay?
Bản thân em có ý định phấn đấu
để trở thành một anh hùng không?
14
III)T?NG K?T
1)Nghệ thuật:
Miêu tả ước lệ,tượng trưng. Cảm hứng
sáng tạo lí tưởng hóa nhân vật.
2)Nội dung:
Chí khí anh hùng phi thường,mưu cầu
nghiệp lớn. Rất mực tự tin vào tài năng,
bản lĩnh của mình.
15
*GHI NHỚ: SGK/Tr 114
IV)LUYỆN TẬP:
BT1: Đoạn trích: "Chí khí anh hùng" được trích từ câu /.../ đến câu /.../ trong truyện Kiều?
2223-2240
2213-2230
2203-2220
2233-2250
16
BT2: Cụm từ "Thẳng rong" hiểu theo
ý văn cảnh là:
Đi mau
Đi liền m?t mạch
Đi vội
Đi thẳng
17
BT3: Kiều nói: "Phận gái...tòng
Chàng đi...xin đi".
Theo quan niệm của Nho giáo (Tam tòng), nhưng
cũng gửi vào đó quan niệm, tình cảm riêng của nàng.
"Phận gái chữ tòng" theo đó, có nghĩa là:
Đã là vợ thì phải theo chồng vô điều kiện
Đã là vợ thì nhất nhất phục tùng chồng
Đã là vợ thì phải theo chồng để chia sẻ,
tiếp sức cho chồng
D.Đã là vợ thì phải dựa dẫm, lệ thuộc chồng
18
BT4: Lời Từ Hải nói trong lúc chia tay
đã thể hiện những nét nổi bật nào trong
tích cách của người anh hùng?
Chí khí phi thường
Rất tự tin
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai
19
* Hướng dẫn tự học
Về học bài, học thuộc lòng đoạn thơ và chuẩn bị bài:
" Lập luận trong văn nghị luận"
(Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài ở sách giáo khoa).
20
Bài học kết thúc, xin chào toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Lục
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)