Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Chia sẻ bởi Cao Thi Khanh | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 11C3
Nông Sơn, Ngày 31 tháng 3 năm 2010

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NÔNG SƠN
TỔ: NGỮ VĂN


TIẾT 105: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1.Tìm hiểu văn bản chính luận
- Đọc các văn bản và xác định:
+ Thể loại văn bản
+ Mục đích viết văn bản
+Thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề được đề cập đến
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hỡi đồng bào cả nước!
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(…)
HỒ CHÍ MINH
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1.Tìm hiểu văn bản chính luận
a. Văn bản 1
- Thể loại: tuyên ngôn
- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị của quốc gia (quyền con người)
- Thái độ: đường hoàng, dõng dạc, giọng văn hùng hồn, đanh thép, mạnh mẽ, dứt khoát. Người viết đứng trên lập trường của dân tộc, nguyện vọng của dân tộc để viết bản tuyên ngôn lịch sử này.
Bình luận thời sự

CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC
Ngày 9-3-1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp - Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cụ duy nhất của nhân dân ta. (…)
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, NXB Sự thật, 1976)
1.Tìm hiểu văn bản chính luận
b. Văn bản 2
- Thể loại: bình luận thời sự
- Mục đích: bình luận về tình hình chính trị (chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát xít Nhật, Pháp không phải là đồng minh của ta)
- Thái độ: dứt khoát, đứng trên lập trường của những người cộng sản trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xít giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Xã luận

VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng, ngọn gió…
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người! (…)
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới! (Theo báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004)
1.Tìm hiểu văn bản chính luận
c. Văn bản 3
-Thể loại: xã luận
-Mục đích: Phân tích tình hình chính trị (phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, từ đó nêu lên triển vọng của cách mạng trong thời gian sắp tới.)
-Thái độ: thể hiện niềm vui, tin tưởng qua giọng văn hào hứng, sôi nổi
Từ những nội dung vừa tìm hiểu em hãy
cho biết mục đích viết văn bản chính luận?
Thái độ của người viết với vấn đề
được đề cập đến?
-Mục đích: để tác động đến dư luận xã hội, thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ, lập luận dựa trên một quan điểm chính trị nhất định
- Nhìn chung đối với văn bản chính luận người viết thường bày tỏ thái độ dứt khoát, rõ ràng để giữ vững quan điểm chính trị của mình
I.Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Một số hình ảnh
Từ những hình ảnh trên em hãy
cho biết các dạng tồn tại của
văn bản chính luận ?


I.Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
*Lưu ý: không phải tất cả các phát biểu trong các hội nghị đều theo PCNNCL ( tùy theo nội dung)

- Mục đích: trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.

- Các dạng tồn tại:

+ Dạng viết:
+ Dạng nói:
được dùng trong các tác phẩm lí luận và tài liệu chính trị
lời phát biểu trong hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận mang tính chất chính trị

Phân biệt ngôn ngữ nghị luận và ngôn ngữ chính luận
Hãy nối từ ngữ ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp
1d
4c
2a
3b
Lê Duẩn
Trường Chinh
HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Chí Thanh
Phạm Văn Đồng
Hình ảnh những nhà chính trị nổi tiếng
Những cây bút chính luận xuất sắc

Luyện tập



1. Bài tập 1
- Là thao tác tư duy (diễn giảng, bàn bạc, lập luận), là một loại văn bản ( nghị luận), một kiểu làm văn trong nhà trường (NLVH, NLXH)
- Phạm vi sử dụng: ở tất cả các lĩnh vực khi cần trình bày, diễn đạt
- Phạm vi sử dụng: chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị
Chỉ một phong cách ngôn ngữ trong văn bản
2. Bài tập 2
Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Phương tiện diễn đạt là ngôn ngữ chính luận và đặc trưng của PCNNCL:
+ Dùng nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước.
+ Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có dùng câu dài (C3)
+ Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ hình ảnh so sánh cụ thể.

LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước (…)”.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh

3. Bài tập 3
Bác nêu rõ tình thế chúng ta buộc phải chiến đấu: Pháp
quyết tâm cướp nước ta lần nữa.


- Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay: súng, gươm, cuốc thuổng gậy gộc -> khẳng định đó là cuộc chiến tranh nhân dân.

- Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: những từ nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất.

Bài tập vận dụng

* Đọc hai câu thơ sau và thực hiện nhiệm vụ bên dưới
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
a.Hãy diễn đạt nội dung hai câu thơ trên bằng văn xuôi theo PCNNCL
b.Hãy nói rõ điểm khác nhau giữa PCNNCL và PCNN nghệ thuật
-> Sứ mệnh cao cả của văn chương và nhà văn là giương cao đạo nghĩa, đấu tranh không khoan nhượng chống lũ gian tà.

- NNCL dùng lập luận để trình bày quan điểm, lập trường.

- Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng, vần điệu.
*Củng cố - dặn dò
- Nắm vững các thuật ngữ: nghị luận, chính luận, ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ chính luận
- Chuẩn bị “ Một thời đại trong thi ca”
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thi Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)