Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Hạnh | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được khái niệm về ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm diễn đạt, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
- Biết nhận diện, phân tích các bài thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, so sách với các loại phong cách ngôn ngữ khác.
- Có ý thức sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ chính luận.
Trọng tâm bài học
- Khái niệm ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Nhận diện và biết phân tích các văn bản chính luận.
Câu 1: Hãy chỉ ra một số văn bản chính luận mà anh/chị biết?
Câu 2: Từ những văn bản đã tìm được, anh/chị cho biết hình thức tồn tại và dạng tồn tại của văn bản chính luận.
Hình thức tồn tại: Cả ở dạng nói và dạng viết
Dạng tồn tại:
- Thời xưa: Thể hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu,…
- Hiện đại: Các cương lĩnh chính trị, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, các bài bình luận, các báo cáo tham luận, phát biểu trong hội thảo, sinh hoạt chính trị,…
=> Các văn bản đều thể hiện một quan điểm chính trị nhất định.
Câu 4: Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
Chú ý: Văn nghị luận chia thành nhiều loại: NL văn chương, NL xã hội, NL chính trị,… Chính luận về nội dung là NL chính trị
Tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ chính luận
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc 1 đoạn trích trong sách giáo khoa
Nhóm 1:Tuyên ngôn độc lập
Nhóm 2: Cao trào kháng Nhật, cứu nước
Nhóm 3: Việt Nam đi tới
Nhóm 4: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Sau đó trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Mục đích viết văn bản.
Câu 2: Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập.
Câu 3: Liệt kê những từ ngữ mà nhóm cho đó là từ ngữ chính trị.
Thời gian cho hoạt động này là 7 phút, thư kí viết vào phiếu bài tập sau và giấy A0 sau đó lên bảng trình bày
Giấy A4 nộp lại để cho các nhóm chấm lẫn nhau
Tuyên ngôn độc lập
Mục đích viết văn bản: Khẳng định quyền tự do, bình đẳng của con người, tranh thủ sự đồng tình của các nước tiến bộ và nhân dân thế giới.
Thái độ, quan điểm: Bày tỏ quan điểm quyền được sống, được sung sướng, tự do trước toàn thể đồng bào và sự bất công vô lí của kẻ xâm lược nước ta.
Từ ngữ chính trị: Bình đẳng, dân quyền, nhân quyền, tự do, quyền lợi,…
Cao trào kháng Nhật, cứu nước
Mục đích: Chỉ rõ kẻ thù lúc này là phát xít Nhật và khẳng định dứt khoát: bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa.
Thái độ, quan điểm: Khẳng định dứt khoát
Từ ngữ chính trị: Phát xít, thực dân, kháng chiến, biên giới, hạ súng.
Việt Nam đi tới
Mục đích: Phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế và những triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian sắp tới.
Thái độ, quan điểm: Khẳng định sự đổi mới đất nước là con đường đúng đắn và niềm tự hào, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Từ ngữ chính trị: Công bằng, dân chủ, văn minh
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Mục đích: Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Thái độ, quan điểm: Nói về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.
Từ ngữ chính trị: Tổ quốc, yêu nước, xâm lăng, lũ bán nước, lũ cướp nước,…
Từ sự phân tích và giải thích trên anh/chị hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ chính luận?
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,...nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.
KIỂM TRA KIẾN THỨC
Câu 1: Nhận định nào đúng?
a. Văn bản nghị luận là văn bản chính luận
b. Văn bản chính luận là một loại văn bản nghị luận
c. Văn bản chính luận hoàn toàn khác văn bản nghị luận
d. Văn bản nghị luận là một văn bản chính luận
KIỂM TRA KIẾN THỨC
Câu 2: Nhận định nào không đúng?
a. Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các loại văn bản: tuyên ngôn, bình luận thời sự, xã luận.
b. Ngôn ngữ chính luận tồn tại trong cả dạng nói và viết
c. Ngôn ngữ chính luận dùng để trình bày, bình luận, đánh giá, những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn háo, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
d. Ngôn ngữ chính luận chủ yếu dùng trong các văn bản nghị luận văn học.
ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CỦA PCNNCL
Đặc trưng PCNNCL
Tính công khai về quan điểm chính trị
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Tính truyền cảm và thuyết phục
Tính công khai về quan điểm chính trị
Câu hỏi 1: Tính công khai về quan điểm chính trị trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập” được thể hiện như thế nào?
+ Bày tỏ quan điểm quyền được sống, được sung sướng, tự do trước toàn thể đồng bào và sự bất công vô lí của kẻ xâm lược nước ta.
+ Nêu tội ác xâm lược kẻ thù của phát xít Nhật và thực dân Pháp
+ Tuyên bố sự ra đời của nhà nước, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi 2: Tính công khai về quan điểm chính trị thể hiện như thế nào trong PCNNCL?
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
+ Nội dung: Khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, tự do của các dân tộc trên thế giới trên cơ sở hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ. Nêu tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Khẳng định việc độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Lí lẽ: dùng lí lẽ đanh thép, dứt khoát, lập luận chặt chẽ.
+ Các câu liên kết logic với nhau bằng việc sử dụng nhiều từ ngữ liên kết,…
Câu hỏi 2: Từ bản Tuyên ngôn độc lập hãy nhận xét tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận của PCNNCL?
Câu hỏi 1: Chứng minh tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Tính truyền cảm, thuyết phục
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về văn bản đọc trên
Câu hỏi 2: Yêu cầu về tính truyền cảm, thuyết phục của PCNNCL như thế nào?
THẢO LUẬN NHÓM
Yêu cầu: xem lại ba đoạn trích trong SGK trang 96
Thảo luận nhóm và ghi nội dung được nhóm thống nhất vào phiếu bài tập của mình.
Chia lớp thành 8 nhóm (dãy bên trái 4 nhóm, dãy bên phải 4 nhóm)
Mỗi học sinh trong nhóm có số thứ tự từ 1 đến 4
Thời gian thảo luận là: 5 phút
Phân công thảo luận: nhóm 1: thảo luận câu 1; nhóm 2: thảo luận câu 2; nhóm 3: thảo luận câu 3; nhóm 4: thảo luận câu 4
Chú ý: Tất cả các thành viên trong nhóm phải tham gia, sau buổi học bài tập cá nhân nộp lại để chấm điểm 15 phút.
YÊU CẦU MỚI
Tất cả những ai có số thứ tự 1, số 2, số 3, số 4 về một nhóm.
Yêu cầu của nhóm mới như sau:
Bạn là một sứ giả truyền lại cho những bạn nhóm khác vấn đề nhóm đã thảo luận
Lần lượt các thành viên trong nhóm trình bày.
Vấn đề học được từ nhóm bạn phải ghi vào phiếu học tập của mình.
Hoàn chỉnh kiến thức đã học được vào phiếu và nộp lại.
Đặc điểm diễn đạt
Về ngữ âm và chữ viết:
Sử dụng âm thanh chuẩn, phát âm khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc và điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp với người nghe, tạo nên sự gần gũi và thuyết phục bằng tình cảm.
Trong văn bản viết cần phải tận dụng các kiểu câu, cỡ chữ, màu sắc, dấu câu,…để tác động trực quan đến người đọc.
Về cách sử dụng từ ngữ: Sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách và có lớp từ ngữ riêng. Đó là từ ngữ chính trị như: độc lập, dân chủ, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, thống nhất, công bằng, …
Tùy thuộc vào đề tài bàn luận có thể sử dụng lớp từ ngữ riêng cho các phong cách ngôn ngữ khác: từ ngữ khoa học – kĩ thuật, từ ngữ hành chính, từ ngữ văn chương, thậm chí khi cần cũng có thể sử dụng lớp từ ngữ sinh hoạt.
Về cách sử dụng cú pháp
Câu văn có kết cấu chuẩn mực, các câu quan hệ mật thiết với nhau.
Để phục vụ cho lập luận chặt chẽ và có sức thuyết phục cao, một văn bản sử dụng đa dạng các lọai câu như: câu đơn, câu ghép, câu cảm thán, câu cầu khiến. Những câu phức hợp được sử dụng những từ ngữ: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó, …tuy…nhưng mà, …dù…nhưng… nhằm nối kết lại.
Về cách sử dụng biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhằm làm cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hóa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp để cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)