Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Sa | Ngày 10/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

? Quan sát và cho biết văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Kể tên các phong cách ngôn ngữ đã học?

1. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa (Nguyễn Tuân)
Thứ sáu 09.11.2007, 10:00

Tay cơ Lương Chí Dũng thắng
nhà cựu vô địch thế giới

Ngày 7/11, tay cơ Việt Nam Lương Chí Dũng đã giành thắng lợi trước nhà vô địch thế giới người Mỹ Earl Strickland với tỷ số 8-10 tại vòng 1/64 của Giải vô địch Thế giới bi-a 9 bóng, đang diễn ra tại Philíppin.
Mặc dù là một tay cơ trẻ, lại bị Strickland dẫn trước, nhưng với bản lĩnh thi đấu vững vàng, Lương Chí Dũng đã lần lượt san bằng tỷ số và vươn lên dẫn trước Strickland.
Sau thắng lợi tại ván đấu này, tay cơ Lương Chí Dũng đã giành một suất lọt vào vòng 1/32. Tại vòng 1/32, Lương Chí Dũng sẽ phải đối mặt với hạt giống số 2 của giải là tay cơ người Đức Ralf Soquet.
TTXVN
Tiết 107
Tiếng Việt :
PHONG CÁCH
NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản chính luận :
* Tìm hiểu ngữ liệu
HỊCH TƯỚNG SĨ
Bình
Ngô
Đại Cáo
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! (Hồ Chí Minh)
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
a.Tuyên ngôn:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được
b. Bình luận thời sự:
CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC
Ngày 9 – 3 – 1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp – Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. […]
(Trường Chinh - Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam - tập I..)
 Chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật
 Khẳng định dứt khóat: bọn Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa
 Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp.
 Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.
 Người Pháp không liên minh với cách mạng VN để chống Nhật
 Công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta
c. Xã luận:
VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió, …
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người ! […]
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới !
(Theo báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004)
 Những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế
 Những triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian sắp tới
 Giọng văn hào hứng sôi nổi, câu văn giàu hình ảnh gợi mở một tương lai sáng sủa của dân tộc nhân dịp đầu năm mới.
* Văn bản chính luận
Khái niệm:
Thể loại:
Mục đích:
Thái độ, quan điểm:
Phân loại:
Thời xưa
Hiện đại
Hịch, Cáo, Thư, Sách, Chiếu, Biểu,…
-Các cương lĩnh,tuyên bố. Tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị, …
Chữ Hán
Văn bản
Chính luận
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

a. Các dạng tồn tại & phạm vi sử dụng:
- Dạng viết: tác phẩm lí luận, tài liệu chính trị…
- Dạng nói: phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận, …mang tính chất chính trị

b. Phân biệt NN chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác:
“Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân.
Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia
đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân
chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như
giọt nước trong biển cả (Hoài Thanh)
Nhận định khái quát rõ ràng, dứt khoát, thể hiện cơ sở tư tưởng mà tác giả dựa vào để luận bàn về thơ mới
NGHỊ LUẬN VĂN CHƯƠNG
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
QĐND
Giàu mạnh từ biển
Loài người coi Thế kỷ 21 là “Thế kỷ của đại dương”, đề cao vai trò của biển đối với cuộc sống hiện đại. Đất liền đang mòn mỏi dần vì bị khai thác kiệt quệ tài nguyên, chật chội và ô nhiễm nặng nề, trong khi nguồn tài nguyên biển rất phong phú và đa dạng, nhất là nguồn lợi sinh học, khoáng sản... có thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc về nguyên liệu, nhiên liệu cho sự phát triển. Các quốc gia có biển đều triển khai chiến lược rộng lớn khai thác, phát huy các tiềm năng từ biển.
Một góc biển Phú Quốc. Ảnh Internet
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(2) Đó là một truyền thống quý báu của ta.
(3) Từ xưa đến nay,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,
thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước (HCM-BT2-SGK)
NGHỊ LUẬN CHÍNH TRỊ
Phong cách chính luận
Dùng nhiều từ ngữ chính trị
Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (3)
Quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta
Sức hấp dẫn & truyền cảm: lập luận chặt chẽ, hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp
TRƯỜNG CHINH
HỒ CHÍ MINH
LÊ DUẪN
PHẠM VĂN ĐỒNG
Ngôn ngữ dùng trong các HTKH, BLVC…
Là phương tiện ngôn ngữ dùng trong các văn bản BLVC, HTKH … nhằm diễn giải, phân tích, bình luận… về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội, trong văn chương…=> sử dụng phương pháp nghị luận
Ngôn ngữ chính luận
Là phương tiện ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc trong phát biểu ở các hội nghị, hội thảo…(có màu sắc và hiệu quả tu từ riêng) nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng… theo một quan điểm chính trị nhất định.
Khái niệm
Tiêu chí
LUYỆN TẬP
Bài Tập 2 : Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau thuộc phong cách chính luận?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
-Dùng nhiều từ ngữ chính trị:
-Quan điểm chính trị thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta
-Lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục
Bài tập3:
Phân tích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh
- Luận điểm:
+Tình thế buộc ta phải chiến đấu.
+Chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.
+ Niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.
Lời văn giản dị.
Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục.
Kết cấu mạch lạc, giọng văn hùng hồn đanh thép.
- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: Đồng bào, nô lệ, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, thực dân….
Đoạn văn nào sau đây thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận? Vì sao?
a. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ!.Không có gì quý hơn độc lập, tự do!. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
(HỒ CHÍ MINH)
b. Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung (...), còn ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây 100 năm.
(Phạm Văn Đồng)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)