Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thơm | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Lớp: 11c5
Chào mừng quý thầy cô đến dự giờ, thăm lớp
Khởi động
Câu hỏi: - Cho biết ngôn ngữ được sử dụng trong các video thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
PHÂN
LOẠI
VĂN
BẢN
THEO
PCNN
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
LỚP 12
LỚP 11
Cấu trúc bài học
I/ Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
Văn bản chính luận
Ngôn ngữ chính luận
Nhận xét chung
Luyện tập
II/ Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của PPNNCL
Các phương tiện diễn đạt
Đặc trưng của PCNNCL
Luyện tập
*/ Ngữ liệu 1,2: Tuyên ngôn độc lập và Đại cáo bình ngô.
Yêu cầu: chia lớp theo nhóm (nhóm trưởng, thư kí, ủy viên)
+ Nhóm 1.2: Tuyên ngôn độc lập
+ Nhóm 3.4: Bình ngô đại cáo
- Câu hỏi: Nghe và theo dõi ngữ liệu, cho biết thể loại, mục đích, nội dung, thái độ được thể hiện trong các ngữ liệu đó?
a/ Xét ngữ liệu
Nhóm 1, 2: Bản tuyên ngôn…
Nhóm 3, 4: Đại cáo…
Hỡi đồng bào cả nước!
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Nhóm: 1.2 Nghe và theo dõi ngữ liệu 2 trên màn hình để hoàn thành sơ đồ sau:
Nhóm: 3.4 Theo dõi ngữ liệu 2 trên màn hình để hoàn thành sơ đồ sau:
Thái độ, quan điểm
Khẳng định chủ quyền dân tộc.
Tự hào, mạnh mẽ, dứt khoát
b/ Tiểu kết
- Thời xưa: Hịch, cáo, chiếu, biểu…
- Thuyết phục người đọc (nghe) bằng lí lẽ và lập luận dựa trên một quan điểm chính trị nhất định.
- Dứt khoát, rõ ràng để giữ vững quan điểm chính trị của mình.
- Lý lẽ, bằng chứng xác thực.
- Lập luận chặt chẽ.
- Thời nay: cương lĩnh, tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, báo cáo, tham luận…
Bài tập nhanh
1. Kể tên một vài văn bản chính luận mà em biết? ( thời xưa, thời nay)
2. Dựa vào những đặc điểm của văn chính luận, em hãy lấy một ví dụ và phân tích?
2/ Ngôn ngữ chính luận
Câu hỏi: Quan sát và cho biết ngôn ngữ chính luận tồn tại ở các dạng nào?
Mời các em xem video và hình ảnh!
Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở 2 dạng:
Dạng nói: Ngôn ngữ được dùng trong các lời phát biểu hội nghị, đại hội, thảo luận, tranh luận mang tính chất chính trị
Dạng viết: Ngôn ngữ được dùng trong các tác phẩm lí luận, các tài liệu chính trị.
LƯU Ý ĐẶC BIỆT
Không phải tất cả các phát biểu trong các hội nghị, đại hội đều theo phong cách ngôn ngữ chính luận (tùy theo nội dung, có những bài phát biểu lại theo phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học…).Chỉ có những bài phát biểu mà nội dung bàn về chính trị, mang tính chất chính trị thì mới sử dụng ngôn ngữ chính luận.
Xét ngữ liệu
* Ngữ liệu 1: Văn bản dưới đây bàn về vấn đề gì? có thuộc PCNNCL không?
“Đồng tiền cơ hồ đã thành một thế lực vạn năng. Tài năng, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm, công lí đều không còn có nghĩa gì trước thế lực của đồng tiền. Tài tình, hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ còn là một món hàng không hơn không kém (…)”
Hoài Thanh (Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam - quyển IV)
Ngữ liệu 1: Bàn về giá trị của đồng tiền, từ đó giúp người đọc thấu hiểu cuộc đời của nàng Kiều ( nêu lên một hiện tượng xã hội và trong văn chương).

Sử dụng phương pháp nghị luận (nghị luận văn học)
* Ngữ liệu 2: Quan sát ngữ liệu, cho biết nội dung của văn bản đó? Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản đó thuộc lĩnh vực nào?


…Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để phá hoại chia rẽ thanh niên, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để tha hóa thanh niên về chính trị, làm băng hoại về đạo đức, giá trị văn hóa dân tộc, thể lực… hòng dẫn tới sự chuyển hóa chế độ.

( Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh)
Ngữ liệu 2
Nội dung, mục đích: trình bày, bình luận, đánh giá về vấn đề các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng, chia rẽ, hủy hoại dân tộc ta.
Ngôn ngữ: Mang đậm tính chất chính trị.

*/ Phân biệt: Nghị luận và chính luận

Là một phương pháp tư duy (diễn giảng, bàn bạc, lập luận)
Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phong cách ngôn ngữ khác.
Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi cần trình bày, diễn đạt (Nghị luận văn học, nghị luận xã hội)
Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị.
b/ Tiểu kết
-Dạng nói: những lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận… mang tính chất chính trị.
Bàn về vấn đề chính trị
Hay sử dụng từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị.
- Dạng viết: trong các tác phẩm lí luận và các tài liệu chính trị.
Bài tập nhanh
Văn bản nào sau đây thuộc văn bản chính luận? Tại sao?
1. Ai đã tin cơn sốt ảo lạ lùng về việc thiếu gạo?
Hằng năm, Việt Nam dư thừa 4,5 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Lượng gạo này đủ để nuôi thêm 37 triệu dân. Ai đi tin vào cơn sốt gạo mấy ngày qua? Đáng giận mà cũng thật đáng thương.
Nông dân Việt Nam đang làm ra lượng gạo đủ nuôi thêm 37 triệu người
Với mức tiêu dùng bình quân của dân Việt Nam là 120kg gạo mỗi đầu người/năm, số gạo dư thừa hằng năm của Việt Nam đủ để nuôi thêm 37 triệu người!
2. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.
3/ Kết luận chung
LUYỆN TẬP
Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau thuộc phong cách chính luận?

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!
Dân tộc đó phải được độc lập! (Hồ Chí Minh)
Dùng nhiều từ chính trị: ách nô lệ, phe Đồng minh, phát xít, tự do, độc lập.
Câu văn mạch lạc, chặt chẽ
Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về quyền độc lập, tự do của dân tộc ta
Thái độ người viết thể hiện dứt khoát, rõ ràng, mạnh mẽ
Văn bản nào sau đây thuộc PCNNCL? Vì sao?
A. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn… (Hồ Chí Minh)
B. Trên trời có những vì sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng như vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung (…) còn ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây 100 năm.
(Phạm Văn Đồng)
Về nhà
Làm bài tập 3 trong SGK trang 99
2. Đọc trước đoạn trích Một thời đại trong thi ca
Tìm hiểu trước về nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
Tìm hiểu về phong trào thơ Mới (một số nhà thơ tiêu biểu)
- Soạn các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài trang 104. Lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa cái Tôi và cái Ta trong thơ cũ và thơ Mới (theo mẫu)

Chân thành cảm ơn! Chúc thầy cô sức khỏe, thành công!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thơm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)