Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Chia sẻ bởi chu thị minh hòa | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Kể tên những phong cách ngôn ngữ mà em đã được học?


PCNN
NGHỆTHUẬT
PCNN
SINH HOẠT
PCNN
BÁO CHÍ
PCNN
CHÍNH LUẬN
LỚP 10
LỚP 11
TIẾT 108:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Trong chương trình THCS và THPT em đã được học( hay đọc) những tác phẩm văn học chính luận nào?
Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn).
Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
1. Tìm hiểu văn bản chính luận:
Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
I.Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
1. Tìm hiểu văn bản chính luận:
Văn bản chính luận thời xưa: hịch, cáo,thư chiếu, biểu…chủ yếu bằng chữ Hán.
Văn bản chính luận hiện đại:các cương lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn; lời kêu gọi; hiệu triệu; các bài bình luận; xã luận;các báo cáo; tham luận;phát biểu trong hội thảo; hội nghị chính trị
Văn bản chính luận thời xưa thường viết theo thể loại gì?
Văn bản chính luận hiện đại gồm những thể loại nào?

Thể loại của đoạn trích?
Mục đích viết đoạn trích?
Thái độ, quan điểm của người viết với những vấn đề được đề cập đến?
Nhóm 1: Tìm hiểu về đoạn trích “Tuyên ngôn độc lập”
Nhóm 2: Tìm hiểu đoạn trích “Cao trào chống Nhật, cứu nước”
Nhóm 3: Tìm hiểu đoạn “Việt Nam đi tới”
“ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu đó có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791cũng nói:”Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải không ai chối được.
(Hồ Chí Minh)
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Ví dụ a- Tuyên ngôn
Thể loại văn bản: văn bản chính luận.

Mục đích viết văn bản: Khẳng định quyền tự do, bình đẳng của mỗi người, mổi quốc gia, dân tộc. Bác dẫn lời của bản tuyên ngôn độc lập nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp làm cở sở lý lẽ của chân lý và lẽ phải.

Thái độ, quan điểm: Đàng hoàng dõng dạc, giọng văn hùng hồn đanh thép. Người viết đứng trên lập trường của dân tộc và nguyện vọng của dân tộc.
“Ngày 9/3/1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng.Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “ Ủy ban Pháp- Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cùng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta.”
( Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Sự thật,1976)
CAO TRÀO CHỐNG NHẬT CỨU NƯỚC
Ví dụ b- Bình luận thời sự
Thể loại: văn bản chính luận- đoạn trích mở đầu tác phẩm chính luận Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1 của Trường Chinh

Mục đích: Tổng kết một giai đoạn Cách Mạng.
Thái độ, quan điểm: Đứng tên lập trường của Cộng sản trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xít giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Khắp non sông Việt Nam đang bừng sáng một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,…
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người !
Đất nước đang căng đầy sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!
( Theo báo Quân đội nhân dân, số tết 2004)
VIỆT NAM ĐI TỚI
Ví dụ c- Xã luận:
Thể loại: Văn bản chính luận.
Mục đích: Phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước trên trường quốc tế. Từ đó nêu những triển vọng tốt đẹp của cách mạng trong thời gian sắp tới

Thái độ, quan điểm: Tự hào, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cả dân tộc nhân dịp đầu năm mới.
1. Tìm hiểu văn bản chính luận:
-MỤC ĐÍCH
Thuyết phục người đọc,người nghe bừng những lý lẽ và lập luận dựa trên những quan điểm chính trị nhất định.
-THÁI ĐỘ:
Dứt khoát rõ ràng,giữ vững quan điểm chính trị của mình.
-QUAN ĐIỂM:
Dùng lý lẽ và dẫn chứng xác đáng để không ai bác bỏ được có sức thuyết phục với người đọc và người nghe.

Mục đích viết văn bản chính luận là gì?
Thái độ và quan điểm của người viết với những vấn đề được đề cập đến?
2.Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.

Ngôn ngữ chính luận có thể tồn tại:
+ Dạng nói: phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận..mang tính chất chính trị
+ Dạng viết: tác phẩm lí luận ,tài liệu chính trị…
trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, vấn đề chính trị, chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo quan điểm nhất định.

Ngôn ngữ chính luận có những dạng tồn tại nào?
2.Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.

Phạm vi sử dụng: Dùng trong các văn bản chính luận và các tài liệu chính trị khác.

Mục đích: Xoay quanh một việc trình bày ý kiến, bình luận, đánh giá một sự kiện một vấn đề chính trị, theo một quan điểm chính trị nhất định.

Phạm vi sử dụng và mục đích sử dụng của ngôn ngữ chính luận?
-Trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.
- Sử dụng ở tất cả các lĩnh vực.
Phạm vi sử dụng
- Là phong cách ngôn ngữ độc lập.
- Là thao tác tư duy, dùng để diễn đạt các vấn đề.
Chức năng
Nghị luận
Tiêu chí
Chính luận
Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

Khái niệm
II.LUYỆN TẬP
Bài tập 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phong cách chính luận được dùng trong loại văn bản nào?
Các văn bản chính luận (viết hoặc nói) nhằm trình bày, đánh gía những sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội…theo một quan điểm chính trị nhất định
Các văn bản như: hịch, cáo, tuyên ngôn… để trình bày một vấn đề của xã hội
Các cuộc họp, hội thảo, nói chuyện thời sự… nhằm trình bày các vấn đề của xã hội
ĐÁP ÁN: A
Câu 2: Hãy điền đúng- sai vào trước mỗi dòng liệt kê các văn bản chính luận
Hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu
Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi
Các bài bình luận, xã luận, các báo cáo tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị
Các bài nói chuyện về văn hoá, văn học, lịch sử
Đ
Đ
Đ
S
Câu 3: Trong những văn bản sau, văn bản nào không thuộc văn bản chính luận
Về luận lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen)
Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
ĐÁP ÁN: D
1)Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
(2) Đó là một truyền thống quý báu của ta.
(3) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)


Dùng nhiều thuật ngữ chính trị.
Quan điểm chính trị: đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.
Lập luận chặt chẽ, mạch lạc,hình ảnh so sánh cụ thểsức hấp dẫn và truyền cảm.
Bài tập 2/sgk/99
Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?

BÀI HỌC KẾT THÚC!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: chu thị minh hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)