Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Chia sẻ bởi Nguyễn Hương Mai Anh | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Phong cách ngôn ngữ chính luận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI
TIẾT HỌC HÔM NAY
PHONG CÁCH
NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
(PCNNCL)
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Văn bản chính luận.
2. Ngôn ngữ chính luận.
3. Phân biệt chính luận và nghị luận.
4. Luyện tập
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của PCNNCL
1. Các phương tiện diễn đạt
2. Đặc trưng của PCNNCL
3. Luyện tập
CẤU TRÚC BÀI HỌC
TIẾT1
TIẾT 2
I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
a. Các loại văn bản chính luận:
- Thời xưa: chiếu, hịch, cáo, thư, sách, biểu…chủ yếu viết bằng chữ Hán.
- Thời hiện đại: các cương lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận,
xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo,
hội nghị chính trị...
Nêu tên những
tác phẩm thuộc
văn bản chính luận
thời xưa mà em
đã được học?
Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn.
Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm.
Hịch tướng sĩ– Trần Quốc Tuấn.
Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi.
Biểu dâng vua Lê Dụ Tông – Thiền sư Quảng Trí
Thư dụ lại Vương Thông – Nguyễn Trãi
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
a. Các loại văn bản chính luận:
b. Xét các ngữ liệu:
Đọc các đoạn trích trong các văn bản chính luận và tìm hiểu về:
Văn bản chính luận
Thể loại của văn bản.
Mục đích viết văn bản.
Thái độ, quan điểm của người viết.
I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
a. Các loại văn bản chính luận:
b. Xét các ngữ liệu:

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Hồ Chí Minh)
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Thể loại: tuyên ngôn.
Mục đích: khẳng định quyền con người và quyền dân tộc: quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do.
Thái độ: dứt khoát, kiên định
Quan điểm: đứng trên lập trường của dân tộc và nhân loại tiến bộ.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
a. Các loại văn bản chính luận:
b. Xét các ngữ liệu:
CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC
Ngày 9 - 3 - 1945, ở Đông Dương, Phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải Phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp - Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta.[...]
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,
tập I, NXB Sự thật, 1976)
CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC
Thể loại : Bình luận thời sự
Mục đích : bình luận sự hèn nhát của Thực dân Pháp, cao trào chống Pháp là công cuộc
duy nhất của nhân dân ta
Thái độ : lên án, phê phán Thực dân Pháp
Quan điểm: đứng trên lập trường của
người chỉ huy tối cao
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
a. Các loại văn bản chính luận:
b. Xét các ngữ liệu:
VIỆT NAM ĐI TỚI
Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trên từng viện nghiên cứu, trên từng chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,...
Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người! [...]
Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới!
(Theo báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004)
VIỆT NAM ĐI TỚI
Thể loại : xã luận
Mục đích : phân tích sức sống mới của dân tộc ta trong thời đại mới
Thái độ : hào hứng, sôi nổi.
Quan điểm: đứng trên lập trường của các tầng lớp nhân dân
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1.Văn bản chính luận:
a. Các loại văn bản chính luận:
b. Xét các ngữ liệu:
c. Kết luận:
- Mục đích của văn bản chính luận.
- Thái độ, quan điểm.
- Lập luận.
- Khái niệm.
Mục đích của
văn bản chính luận là gì?
Thái độ, quan điểm
của người viết trong
văn bản chính luận?
- Mục đích
Tác động đến dư luận xã hội
Thuyết phục người đọc, người nghe
Bằng những lí lẽ, lập luận dựa trên một quan điểm chính trị nhất định
- Thái độ
Quan điểm
Kiên định, dứt khoát, rõ ràng.
Đứng trên lập trường của một
giai cấp, một tầng lớp để viết
I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1.Văn bản chính luận:
a. Các loại văn bản chính luận:
b. Xét các ngữ liệu:
c. Kết luận:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
- Mục đích của văn bản chính luận.
- Thái độ, quan điểm.
- Lập luận.
- Khái niệm.
Lập luận trong
văn bản chính luận phải đạt yêu cầu gì?
- Lập luận: chặt chẽ, giàu tính thuyết phục.
Vậy văn bản chính luận là gì?
- Khái niệm
văn bản chính luận
văn bản trực tiếp bày tỏ
thái độ, tư tưởng, lập trường
đối với những vấn đề xã hội, văn hóa, chính tri, pháp luật...
theo quan điểm chính trị nhất định.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
2. Ngôn ngữ chính luận
- Các dạng tồn tại.
- Mục đích.
- Phạm vi sử dụng.
- Ảnh hưởng
- Khái niệm.
- Các dạng tồn tại
Dạng nói
Dạng viết
Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở những dạng nào?
- Mục đích
trình bày ý kiến; bình luận, đánh giá
một sự kiện, vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội
theo một quan điểm chính trị nhất định.
Ngôn ngữ chính luận được viết nhằm
mục đích gì?
- Phạm vi sử dụng: khi trình bày một quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
2. Ngôn ngữ chính luận:
- Các dạng tồn tại.
- Mục đích.
- Phạm vi sử dụng.
- Ảnh hưởng.
- Khái niệm
Nêu phạm vi sử dụng của ngôn ngữ chính luận?
- Ảnh hưởng: khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học
Ảnh hưởng của ngôn ngữ
chính luận trong ngôn ngữ
hàng ngày và ngôn ngữ văn học?
Khái niệm
ngôn ngữ
chính luận
là ngôn ngữ dùng trong:
+ văn bản chính luận
+ lời nói miệng (khẩu ngữ)
trình bày, bình luận, đánh giá :
+ những sự kiện
+ những vấn đề
về chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng
theo những quan điểm chính trị
nhất định
Vậy ngôn ngữ chính luận là gì?
Lê Duẩn
Trường Chinh
HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Chí Thanh
Phạm Văn Đồng
Hình ảnh những nhà chính trị nổi tiếng
Những cây bút chính luận xuất sắc
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
1. Văn bản chính luận:
2. Ngôn ngữ chính luận:
3. Phân biệt khái niệm chính luận và nghị luận:
Nhận diện văn bản
VB 1: “Đồng tiền cơ hồ trở thành một thế lực vạn năng. Tài năng, nhan sắc, nhân phẩm, công lí đều không có nghĩa gì trước thế lực cua đồng tiền. Tài tình hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ là một món hàng không hơn không kém.
(Hoài Thanh)
VB2: “Hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ thanh niên, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để tha hóa thanh niên về chính trị, làm băng hoại về đạo đức, giá trị văn hóa, dân tộc, thể lực...hòng dẫn tới sự chuyển hóa chế độ.
Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra trước mắt và lâu dài là tổ chức Đoàn, Hội phải ra sức giúp Đảng tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên thành một khối vững chắc, hình thành một thế hệ ưu tú, có tài năng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đương đầu và vượt qua mọi khó khăn, thách thức”.
( Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh)
Văn bản nào là văn bản nghị luận?
Văn bản nào là văn bản chính luận?
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:
II.LUYỆN TẬP: BÀI TẬP 2 SGK / 99
- Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm nhờ:
lập luận chặt chẽ và hình ảnh ẩn dụ cụ thể.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước”.
- Dùng nhiều thuật ngữ chính trị: dân, yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, tinh thần, bán nước,
cướp nước.
- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ,
- Thái độ: tự hào, sôi nổi trên quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hương Mai Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)