Tuần 30. Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

Chia sẻ bởi Đỗ Hoàng Anh Minh | Ngày 09/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Nhìn về vốn văn hoá dân tộc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG

NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC

(Trích “Đến hiện đại từ truyền thống”) TrÇn §×nh H­îu





GV: Nguyễn Băng Tú

BỐ CỤC CỦA BÀI GIẢNG

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Về tác giả
2. Về đoạn trích

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Sơ đồ hóa nội dung đoạn
2. Tìm hiểu hệ thống lập luận đoạn

III. TỔNG KẾT




NỘI DUNG BÀI GIẢNG
TÌM HIỂU CHUNG
1. Vài nét về tác giả:
Trần Đình Hượu (1926-1995) tên chữ Hán là “Hậu”
Quê hương: tỉnh Nghệ An
Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho
Năm 1959 trở thành nghiên cứu sinh triết học thế hệ đầu tiên của nước VN. Là chuyên gia nghiên cứu triết học, lịch sử tư tưởng và văn học VN trung - cận đại
Được phong PGS-TS, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, được tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học & công nghệ năm 2000.
Tác phẩm tiêu biểu: SGK
Trần Đình Hượu
2. Vài nét về đoạn trích:
Xuất xứ: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc được trích từ phần II tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc in trong Đến hiện đại từ truyền thống
Thể loại: văn bản nhật dụng (giới thiệu về xu thế hội nhập)
Mục đích: gợi mở một hướng phân tích, đánh giá khoa học đối với vấn đi tìm bản sắc văn hóa VN => góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước dựa trên nguyên tắc đến hiện đại từ truyền thống.



II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Sơ đồ hóa nội dung đoạn trích
Giải thích nội dung ý nghĩa từng phần:
Nêu vấn đề
Đánh giá chung về nền văn hóa VN trong mối tương quan với các dân tộc trên thế giới
Trình bày những nét đặc thù của vốn văn hóa VN
Luận điểm 1: Không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ
- Trình tự trình bày luận điểm:
Câu khái quát: “không thể tự hào ....”
Cụ thể các phương diện:
Thần thoại
Tôn giáo triết học
Khoa học kỹ thuật
Nghệ thuật âm nhạc, hội hóa, kiến trúc
Thơ ca, văn chương
Chỉ nguyên nhân: “đó là hạn chế của trình độ sản xuất của đời sống xã hội”
- Nhận xét: trình bày theo cách diễn dịch. Ý nghĩa của luận điểm này là đánh giá khái quát (về các mặt tầm cỡ, cống hiến cho nhân loại, đặc sắc nổi bật) văn hóa dân tộc trong sự tương quan với các dân tộc trên thế giới


2. Tìm hiểu hệ thống lập luận đoạn trích:

Câu hỏi: Tại sao tác giả khẳng định ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ.... Phải chăng tác giả đã mất đi niềm tự hào dân tộc?
Gợi ý trả lời: vì tác giả căn cứ vào thực tế của một số dân tộc trên thế giới và thực tiễn ở VN. Điều đó cho thấy thái độ tôn trọng hiện thực, trân trọng những gì thực có là cái nhìn cầu thị giúp ta dễ tìm tiếng nói chung trước bạn bè. Niềm tự hào chân chính không phải là thói tự tô vẽ thiếu sở cứ

Luận điểm 2: “Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”
Trình tự trình bày luận điểm:
Không rõ nét ở các khía cạnh:
Tinh thần tôn giáo – ít
Ý thức cá nhân và sở hữu – không cao
Quan niệm của cải vật chất - tạm thời
Mong ước - không cao xa
Trí dũng – không chuộng
Luôn chống ngoại xâm – không thượng võ
Đối với trí tuệ - không ca tụng
Đối với cái khác – không dễ hòa hợp
Đối với cái hợp - chần chừ, dè dặt
Đối với tráng lệ, huy hoàng – không háo hức
Đối với huyền ảo, kỳ vĩ – không say mê
Đối với màu sắc – ghét sặc sỡ
Đối với áo quần, trang sức, món ăn – không chuộng cầu kỳ
Nét đặc thù ở các phương diện:
Quan niệm thẩm mỹ: hướng vào cái đẹp, dịu dàng, thanh lịch
Giao tiếp ứng xử: hợp tình, hợp lý
Phương châm sống: khôn khéo biết thủ thế, giữ mình

Nguyên nhân dẫn đến đặc thù: đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn bất trắc
- Nhận xét: luận cứ toàn diện, đặt trong phép liệt kê, trong mối tương quan so sánh; câu và ý văn trùng điệp kín đáo bộc lộ cảm xúc chân thành
Sơ đồ hóa nội dung luận điểm 2

Tính không rõ nét
trong các khía cạnh đời sống
Nét đặc thù trong các phương diện
tiêu biểu của đời sống
Lối sống + quan niệm sống => nền văn hóa
Tinh thần chung:


Thiết thực Linh hoạt Dung hòa
Đánh giá chung luận điểm 2:
- Trình bày luận điểm theo cách quy nạp
- Là luận điểm thể hiện tập trung nhất tư tưởng chủ đề đoạn trích

*********
Câu hỏi: Mối quan hệ giữa phần 2 và 3 trong nội dung đoạn trích?
Gợi ý trả lời: Kết hợp phần 2 và phần 3 thì lập luận là Tổng - Phân - Hợp, nội dung ở phần 2có ý nghĩa là tiền đề cho phần 3, là sự xác định điểm đứng trong mối tương quan với văn hóa các dân tộc trên thế giới => có đủ tỉnh táo và sáng suốt để nhận biết cái mình có. Mà chủ đề của bài viết này xét cho cùng là chỉ ra cái có - vốn văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập, xu thế toàn cầu hóa mà bản sắc văn hóa được đặt ra như một nhu cầu tất yếu bức thiết
III. TỔNG KẾT
Hệ thống lập luận của đoạn trích có tính khoa học, chặt chẽ sắc sảo thể hiện mong muốn tình cảm chân thành nên có sức thuyết phục cao
Tìm hiểu văn hóa VN, tác giả đặt nó trong chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc một cách toàn diện, trong chiều rộng ở mối tương quan với các dân tộc trên thế giới, ở chiều sâu của tư tưởng văn hóa, vì vậy văn bản được coi là nhật dụng bởi tính thời sự, thiết thực nhưng có giá trị tư tưởng, nhận thức to lớn và lâu dài
Hết bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoàng Anh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)