Tuần 30. Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Nhìn về vốn văn hoá dân tộc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 88, 89 – Đọc văn
NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ
DÂN TỘC
Trần Đình Hượu
Trần Đình Hượu (1926-1995)
Là nhà nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử tư tưởng và văn hoá Phương Đông.
- Có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị (SGK)
TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
3. Đoạn trích:
Văn bản “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” ( nhan đề do người biên soạn đặt) trích từ phần II của bài viết “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc”.
“Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc” là bài tiểu luận gồm 3 phần được Trần Đình Hượu viết năm 1986, in trong công trình “Đến hiện đại từ truyền thống”.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
b. Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu…gần gũi với nó
Quan niệm của tác giả về “vốn văn hoá dân tộc” và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
- Đoạn 2: Tiếp…trong văn học
Những ưu điểm, hạn chế và đặc trưng chung của “vốn văn hoá dân tộc”.
- Đoạn 3: Còn lại
Con đường hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam
Văn hoá là “tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” (Từ điển tiếng Việt).
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
* Khái niệm “văn hoá” và “bản sắc văn hoá dân tộc”
- Bản sắc văn hoá dân tộc là những nét đặc trưng riêng có, những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất của nền văn hoá một dân tộc, giúp khu biệt văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác.
1. Khái niệm của tác giả về “vốn văn hoá dân tộc” và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
- Vốn văn hoá dân tộc: “là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận – hiện đại”.
Khái niệm vốn văn hoá mà tác giả dùng vừa có mặt rộng hơn, vừa có mặt hẹp hơn khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Rộng hơn: bởi bản sắc văn hoá làm nên vốn văn hoá
- Hẹp hơn: vốn văn hoá chỉ chú ý mặt ổn định, chưa nói được mặt biến đổi của bản sắc văn hoá
- Mục đích bài viết:
+ “đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hoá dân tộc”
Vấn đề đưa ra còn phải tiếp tục nghiên cứu. Bài viết mới chỉ là những nhận định, kết luận ban đầu.
+ “không nghĩ đó là đặc sắc văn hoá dân tộc nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”.
Vấn đề đưa ra cần được thẩm định thêm.
Mục đích rõ ràng, đặt ra vấn đề cấp thiết, vừa có tính chất gợi mở con đường nghiên cứu vừa thể hiện tư duy khoa học và sự khiêm tốn của tác giả.
2. Những ưu điểm, hạn chế và đặc trưng chung của “vốn văn hoá dân tộc”.
- Nhận định:“Chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật”.
a. Những điểm hạn chế của “vốn văn hoá dân tộc”:
+ So sánh với các dân tộc khác “ở một số dân tộc…dân tộc đó” (SGK/159)
- Căn cứ:
+ Chứng minh bằng những phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất của Việt Nam
THẢO LUẬN
Trình bày những điểm hạn chế của “vốn văn hoá dân tộc” trên các phương diện sau?
- Giải thích nguyên nhân hạn chế:
+ Do khuynh hướng, hứng thú, sự ưa thích.
+ Do hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội.
+ Do là dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị.
+ Kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu
Nhận xét:
Cách triển khai lập luận khá đặc biệt
+ Nói về cái “không” trước khi nói cái “có” của vốn văn hoá dân tộc
+ Phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học, thoát khỏi thái độ ca ngợi (phổ biến) hoặc chê bai khi tiếp cận vấn đề
Cách đánh giá nhìn nhận của một nhà nghiên cứu khoa học tâm huyết
+ Các vấn đề trình bày chặt chẽ, có hệ thống
b. Những bản sắc riêng của văn hoá dân tộc:
THẢO LUẬN
Trình bày những ưu điểm của vốn văn hoá dân tộc trên các phương diện sau?
* Tích cực
Tính thiết thực khiến văn hoá VN gắn bó sâu sắc với cộng đồng.
Tính linh hoạt thể hiện ở khả năng tiếp biến nhiều giá trị văn hoá khác nhau để hình thành bản sắc.
Tính dung hoà: các giá trị văn hoá nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau.
“TINH THẦN CHUNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM LÀ THIẾT THỰC,
LINH HOẠT, DUNG HOÀ”
c. Đặc trưng chung của văn hoá Việt Nam
* Hạn chế:
Thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật.
“không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá những giá trị văn hoá bên ngoài.”
- “tạo tác”: sự sáng tạo lớn của một dân tộc.
- “đồng hoá”: tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hoá bên ngoài.
3. Con đường hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam
Từ vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, tác giả đã phân tích rõ một số mặt tích cực và hạn chế của văn hoá truyền thống;
Khẳng định: Cái gốc của văn hoá Việt Nam là tính nhân bản và tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
- Cách trình bày chặt chẽ, biện chứng, logich thể hiện được tầm bao quát lớn, chỉ ra được những khía cạnh quan trọng về đặc trưng văn hoá dân tộc.
- Thái độ nghiên cứu khoa học khách quan, khoa học, khiêm tốn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)