Tuần 30. Đọc thêm: Thề nguyền
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Vân Anh |
Ngày 09/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Đọc thêm: Thề nguyền thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Bài đọc thêm:
THỀ NGUYỀN
Trích Truyện Kiều
( Nguyễn Du )
I) Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
Một hôm khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng sáng vằng vặc. Đoạn trích sau đây (từ câu 431 đến câu 452) kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.
2. Ý nghĩa nhan đề:
Nghi thức thiêng liêng, trang trọng của người xưa, có sự
chứng giám của trời đất, thần linh
Người xưa rất coi trọng lời thề vì họ phải:
+ Cắt tóc ăn thề
+ Trau kỷ vật và giữ kỷ vật như mạng sống, như bằng chứng của tình yêu son sắt
Lời thề nguyền
Có ý nghĩa thực tế
Có ý nghĩa tâm linh
Linh thiêng,
ràng buộc
tạo nên niềm tin
cho con người
3. Bố cục
Chia làm 2 phần:
Phần 1 (14 câu đầu): Kiều đến gặp Kim Trọng
Phần 2 (còn lại): Kiều cùng Kim Trọng thề nguyền
II) Đọc-hiểu văn bản
1. Kiều sang nhà Kim Trọng
a/ Tâm trạng, tình cảm của Kiều
“Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.”
Các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng” Thể hiện sự khẩn trương, vội vã, háo hức, nóng lòng của Kiều khi được gặp Kim Trọng.
“Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.”
- Các mỹ từ “nhặt thưa”, “lọt”, “hắt hiu” gợi không gian đêm thần tiên Mọi thứ đều trở nên nhỏ nhẹ, hiền từ trước tình yêu
Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mà không cần biết
đến thứ lễ giáo phong kiến kia.
b. Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng
“Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.”
Dùng điển cố điển tích: “tiếng sen”, “giấc hòe” chỉ giấc mơ được
gặp người đẹp của Kim Trọng.
“Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”
“đỉnh Giáp non thần” ở đây kể rằng vua Sở chơi đất Cao Đường nằm
mơ thấy một người đàn bà đẹp, hỏi ở đâu, người đó nói là thần nữ núi Vu
Giáp trong bài phú Cao Đường cả câu thơ ấy có nghĩa là Kim Trọng
cảm thấy Kiều xuất hiện như thần nữ núi Vu Giáp.
Tình yêu mãnh liệt của Kiều còn thể hiện qua lời nói với Kim Trọng:
“Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt tìm hoa
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”
=> Câu nói ẩn chứa sự lí giải hợp lí và tinh tế:
* “ Khoảng vắng đêm trường” : khoảng thời gian, không gian của tâm
lí mà Kiều phải vượt qua để làm chủ tình yêu của mình.
* “ Hoa” hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, tượng trưng cho cái đẹp chóng phai tàn.
Hoa
Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng
Người yêu của Kiều – Kim Trọng
=> Dự cảm của Kiều về tương lai mong manh đầy những mơ hồ bão táp của định mệnh.
Thể hiện khát vọng tự do yêu đương, tự do hôn nhân, tự do yêu đương trong bối cảnh xã hội phong kiến đầy rẫy những chuẩn mực khắt khe.
- Chàng như nửa tỉnh nửa mơ, chàng không tin Kiều đang ở ngay trước mặt mình. Khi biết không phải đang mơ, Kim Trọng rất trân trọng, khẩn trương rước Kiều vào nhà:
“ Vội mừng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương.”
Đó quả là những vần thơ đẹp nhất hay nhất về tình yêu của chàng Kim và nàng Kiều. Chuyện tình của hai người chẳng khác nào cổ tích vậy. Vậy là một buổi thê nguyền đã diễn ra thật thiêng liêng và hạnh phúc. Những tín vật tình yêu cùng những lời nói đồng lòng đã được vầng trăng kia chứng giám
2. Cảnh Kiều và Kim Trọng thề nguyền
Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng nhưng cũng rất
vội vàng
- Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa trời đất bao la
“ Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một nón, dao vàng chia đôi
Vừng trăng vằng vặc giữa trời”
- Nghi lễ thề nguyền được tiến hành thật trang trọng, thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:
+ Mùi thơm hương trầm
+ Ánh sáng nến sáp: ấm áp
+ Tờ giấy ghi lời thề
+ Vầng trăng vằng vặt là thiên niên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu của Kim và Kiều.
=> Hai mái đầu xanh cùng ngước lên cao, có vầng trăng chứng giám lời
thề gắn bó son sắt của Kim-Kiều, chứng giám tình yêu tự nguyện và
chung thủy của họ.
“Đinh ninh hai miệng một lời song song”
- Hành động “ hai miệng một lời song song” đã nói lên sự ghi lòng tạc dạ lời thề đồng tâm, đồng lòng đến trăm năm của đôi lứa. Nghi lễ tạo thêm niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống tương lai của hai người.
Và lời thề: “Năm tạc một chữ đồng nên xương”
Đó quả là những vần thơ đẹp nhất về tình yêu của chàng Kim và nàng Kiều. Một buổi thề nguyền đã diễn ra thật thiêng liêng và hạnh phúc cùng những tín vật.
3. Liên hệ với đoạn trích “Trao duyên”
Đêm thề nguyền thần tiên và thiêng liêng ấy đã để lại
ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong Kiều. Vì vậy
khi “trao duyên” cho em, Kiều đã nhiều lần gợi lại
hồi ức về đêm thề nguyền ấy: chén thề, bức tờ mây,
phím đàn với mảnh hương nguyền . Đối với Kiều lời
thề ấy rất thiêng liêng và ghi khắc suốt đời nên khi
“phụ bạc” lời thề dù lí do bất khả kháng - Kiều luôn
cảm thấy dày vò, day dứt. Với Kiều, tình yêu là
thuỷ chung, sâu sắc, mãnh liệt và duy nhất.
III) Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
- Khẳng định tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, tình cảm song phương, trong sáng của Kim Trọng và Thuý Kiều, đặc biệt là Kiều.
- Thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du về tình yêu tự do trong sáng trong xã hội phong kiến.
- Khát vọng hạnh phúc, bất chấp lễ giáo phong kiến, vượt lên đương đầu với số phận, tương lai đầy bất trắc đang chờ đợi.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng điển tích, điển cố.
- Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ.
- Từ láy biểu cảm, gợi hình.
- Ngôn ngữ kể, miêu tả kết hợp với ngôn ngữ đối thoại.
- Sử dụng không gian và khoảng thời gian nghệ thuật tạo nên không khí thơ mộng, huyền ảo, thiêng liêng của cuộc thề nguyền.
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
THỀ NGUYỀN
Trích Truyện Kiều
( Nguyễn Du )
I) Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
Một hôm khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng sáng vằng vặc. Đoạn trích sau đây (từ câu 431 đến câu 452) kể về việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền.
2. Ý nghĩa nhan đề:
Nghi thức thiêng liêng, trang trọng của người xưa, có sự
chứng giám của trời đất, thần linh
Người xưa rất coi trọng lời thề vì họ phải:
+ Cắt tóc ăn thề
+ Trau kỷ vật và giữ kỷ vật như mạng sống, như bằng chứng của tình yêu son sắt
Lời thề nguyền
Có ý nghĩa thực tế
Có ý nghĩa tâm linh
Linh thiêng,
ràng buộc
tạo nên niềm tin
cho con người
3. Bố cục
Chia làm 2 phần:
Phần 1 (14 câu đầu): Kiều đến gặp Kim Trọng
Phần 2 (còn lại): Kiều cùng Kim Trọng thề nguyền
II) Đọc-hiểu văn bản
1. Kiều sang nhà Kim Trọng
a/ Tâm trạng, tình cảm của Kiều
“Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.”
Các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng” Thể hiện sự khẩn trương, vội vã, háo hức, nóng lòng của Kiều khi được gặp Kim Trọng.
“Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.”
- Các mỹ từ “nhặt thưa”, “lọt”, “hắt hiu” gợi không gian đêm thần tiên Mọi thứ đều trở nên nhỏ nhẹ, hiền từ trước tình yêu
Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mà không cần biết
đến thứ lễ giáo phong kiến kia.
b. Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng
“Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.”
Dùng điển cố điển tích: “tiếng sen”, “giấc hòe” chỉ giấc mơ được
gặp người đẹp của Kim Trọng.
“Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”
“đỉnh Giáp non thần” ở đây kể rằng vua Sở chơi đất Cao Đường nằm
mơ thấy một người đàn bà đẹp, hỏi ở đâu, người đó nói là thần nữ núi Vu
Giáp trong bài phú Cao Đường cả câu thơ ấy có nghĩa là Kim Trọng
cảm thấy Kiều xuất hiện như thần nữ núi Vu Giáp.
Tình yêu mãnh liệt của Kiều còn thể hiện qua lời nói với Kim Trọng:
“Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt tìm hoa
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”
=> Câu nói ẩn chứa sự lí giải hợp lí và tinh tế:
* “ Khoảng vắng đêm trường” : khoảng thời gian, không gian của tâm
lí mà Kiều phải vượt qua để làm chủ tình yêu của mình.
* “ Hoa” hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, tượng trưng cho cái đẹp chóng phai tàn.
Hoa
Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng
Người yêu của Kiều – Kim Trọng
=> Dự cảm của Kiều về tương lai mong manh đầy những mơ hồ bão táp của định mệnh.
Thể hiện khát vọng tự do yêu đương, tự do hôn nhân, tự do yêu đương trong bối cảnh xã hội phong kiến đầy rẫy những chuẩn mực khắt khe.
- Chàng như nửa tỉnh nửa mơ, chàng không tin Kiều đang ở ngay trước mặt mình. Khi biết không phải đang mơ, Kim Trọng rất trân trọng, khẩn trương rước Kiều vào nhà:
“ Vội mừng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương.”
Đó quả là những vần thơ đẹp nhất hay nhất về tình yêu của chàng Kim và nàng Kiều. Chuyện tình của hai người chẳng khác nào cổ tích vậy. Vậy là một buổi thê nguyền đã diễn ra thật thiêng liêng và hạnh phúc. Những tín vật tình yêu cùng những lời nói đồng lòng đã được vầng trăng kia chứng giám
2. Cảnh Kiều và Kim Trọng thề nguyền
Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng nhưng cũng rất
vội vàng
- Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa trời đất bao la
“ Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một nón, dao vàng chia đôi
Vừng trăng vằng vặc giữa trời”
- Nghi lễ thề nguyền được tiến hành thật trang trọng, thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:
+ Mùi thơm hương trầm
+ Ánh sáng nến sáp: ấm áp
+ Tờ giấy ghi lời thề
+ Vầng trăng vằng vặt là thiên niên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu của Kim và Kiều.
=> Hai mái đầu xanh cùng ngước lên cao, có vầng trăng chứng giám lời
thề gắn bó son sắt của Kim-Kiều, chứng giám tình yêu tự nguyện và
chung thủy của họ.
“Đinh ninh hai miệng một lời song song”
- Hành động “ hai miệng một lời song song” đã nói lên sự ghi lòng tạc dạ lời thề đồng tâm, đồng lòng đến trăm năm của đôi lứa. Nghi lễ tạo thêm niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống tương lai của hai người.
Và lời thề: “Năm tạc một chữ đồng nên xương”
Đó quả là những vần thơ đẹp nhất về tình yêu của chàng Kim và nàng Kiều. Một buổi thề nguyền đã diễn ra thật thiêng liêng và hạnh phúc cùng những tín vật.
3. Liên hệ với đoạn trích “Trao duyên”
Đêm thề nguyền thần tiên và thiêng liêng ấy đã để lại
ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong Kiều. Vì vậy
khi “trao duyên” cho em, Kiều đã nhiều lần gợi lại
hồi ức về đêm thề nguyền ấy: chén thề, bức tờ mây,
phím đàn với mảnh hương nguyền . Đối với Kiều lời
thề ấy rất thiêng liêng và ghi khắc suốt đời nên khi
“phụ bạc” lời thề dù lí do bất khả kháng - Kiều luôn
cảm thấy dày vò, day dứt. Với Kiều, tình yêu là
thuỷ chung, sâu sắc, mãnh liệt và duy nhất.
III) Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản:
- Khẳng định tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, tình cảm song phương, trong sáng của Kim Trọng và Thuý Kiều, đặc biệt là Kiều.
- Thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du về tình yêu tự do trong sáng trong xã hội phong kiến.
- Khát vọng hạnh phúc, bất chấp lễ giáo phong kiến, vượt lên đương đầu với số phận, tương lai đầy bất trắc đang chờ đợi.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng điển tích, điển cố.
- Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ.
- Từ láy biểu cảm, gợi hình.
- Ngôn ngữ kể, miêu tả kết hợp với ngôn ngữ đối thoại.
- Sử dụng không gian và khoảng thời gian nghệ thuật tạo nên không khí thơ mộng, huyền ảo, thiêng liêng của cuộc thề nguyền.
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Vân Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)