Tuần 30. Chí khí anh hùng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thùy Dung | Ngày 09/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Chí khí anh hùng thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ TIẾT HỌC
Câu 1: Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du?
A. Thanh Hiên
B. Tố Như
C. Bạch Vân
D. Ức Trai
B
Câu 2: Dòng nào sau đây có nội dung giới thiệu tác giả Nguyễn Du ?
A. Sinh ra trong gia đình quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống thi thư.
B. Có khiếu văn chương, có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú và có tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
C. Ông là người ham hiểu lịch sử và tôn trọng lịch sử.
D. Cả A và B.
D
Câu 3: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?
A. Từ trong dân gian.
B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.
C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.
D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.
B
Câu 4: Nguyễn Du có sáng tạo gì trong Truyện Kiều ?
A. Sắp xếp lại cốt truyện.
B. Đặt lại tên nhân vật.
C. Kể chuyện thơ, xây dựng tính cách nhân vật, miêu tả thiên nhiên.
D. Tất cả các ý trên.
C
Câu 5: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều ?
A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc.
B. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ.
C. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ.
D. Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước
C
.
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Tìm hiểu chung:
1. Vị trí đoạn trích
- Thuộc phần: Gia biến và lưu lạc
- Đoạn trích nằm từ câu 2213 đến câu 2230 nói về cuộc chia biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải.
Em hãy đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và cho biết vị trí của đoạn trích ?
2. Đọc - bố cục văn bản
a. Đọc:
b. Bố cục:
Phần 1: 4 câu đầu (khát vọng, tư thế của anh hùng Từ Hải).
Phần 2: 14 câu còn lại (cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải).
Theo các em đoạn trích được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khát vọng, tư thế của anh hùng Từ Hải:
- Thời gian: “Nửa năm”: Khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống.
- “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải.
=> Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc.
- “Trượng phu” (Đại trượng phu): Là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng.
- “Động lòng bốn phương” (cụm từ ước lệ): Chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ
Em có suy nghĩ gì về các cụm từ: “Trượng phu”, “động lòng bốn phương”?
Qua 4 câu thơ đầu, các em cho biết Từ Hải ra đi thực hiện khát vọng trong hoàn cảnh nào?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khát vọng, tư thế của anh hùng Từ Hải:
“Thoắt” (Tính từ): Chỉ sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết
=> Bối cảnh: đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí.
Từ “thoắt” có ý nghĩa biểu đạt gì không cho sự quyết chí của Từ Hải? Điều đó nói lên cách xử sự của Từ Hải như thế nào?
- Tư thế:
+ “Thanh gươm yên ngựa”: 1 mình, 1 gươm, 1 ngựa.
+ “Thẳng rong”: đi liền 1 mạch.
=> Một tư thế đẹp, ra đi hiên ngang, độc lập, không vướng bận
=> Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát.
Em có nhận xét gì về tư thế ra đi của Từ Hải? Bức tranh người ra đi hiện lên như thế nào?
II. Tìm hiểu văn bản
2. Cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải
THẢO LUẬN NHÓM
(thảo luận trong 3’)
Nhóm 1: Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Kiều có thái độ như thế nào? Thái độ đó thể hiện qua những chi tiết nào?
Nhóm 2: Thái độ và cử chỉ của Từ Hải được tác giả miêu tả như thế nào khi Kiều ngỏ ý muốn đi theo chàng?
Nhóm 3: Từ Hải đã hứa hẹn điều gì? Lời hứa hẹn của Từ Hải đối với Kiều thể hiện điều gì?
Nhóm 4: Khát vọng lập một sự nghiệp phi thường như thế, Từ Hải có niềm tin ở sự thành công hay không? TH ra đi khẳng định điều gì?
* Lời Thuý Kiều
“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.”
2. 14 câu cuối: cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải
+ Xưng hô: “chàng-thiếp”  tình cảm vợ chồng mặn nồng, tha thiết.
+ “phận gái chữ tòng” : phận người vợ phải theo chồng.
+ “một lòng xin đi” : quyết tâm đi theo Từ Hải .
Kiều muốn chia sẻ, gánh vác công việc với chồng.
Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Kiều có thái độ như thế nào? Thái độ đó thể hiện qua những chi tiết nào?
- “Từ rằng: Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”
2. 14 câu cuối: cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải
* Lời Từ Hải:
+ “tâm phúc tương tri”: hai người đã hiểu nhau sâu sắc.
+ “sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” : khuyên Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hùng.
 Từ Hải từ chối mong muốn của Kiều
Thái độ và cử chỉ của Từ Hải được tác giả miêu tả như thế nào khi Kiều ngỏ ý muốn đi theo chàng?
- “Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”
- Hứa hẹn ngày trở về vinh quang:
+ “mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dật đất”: khí chất anh hùng của kẻ trượng phu.
+ “mặt phi thường”: ước mơ anh hùng.
+ “Sẽ rước nàng nghi gia”: Hứa cho Kiều một danh phận
 Lời lẽ thể hiện chí khí anh hùng.



2. 14 câu cuối: cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải
* Lời Từ Hải:
Từ Hải đã hứa hẹn điều gì? Lời hứa hẹn của Từ Hải đối với Kiều thể hiện điều gì?
- “Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu.
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
+ Hoàn cảnh thực tại:
+ Lời hẹn ước
 Người anh hùng xuất chúng + người chồng chân thành, gần gũi.
 sự nghiệp mới bắt đầu, còn nhiều khó khăn
“bốn bể không nhà”
 dứt khoát, tự tin.
2. 14 câu cuối: cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải
* Lời Từ Hải:
Từ Hải có niềm tin ở sự thành công hay không? Từ Hải ra đi khẳng định điều gì?
 Tác giả muốn gửi gắm:
Lý tưởng, khát vọng ý chí sống cao cả dám vượt lên chính mình.
Ước mơ công lý và những hoài bão lớn.
Giáo dục tình yêu thương con người
2. Cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều và Từ Hải
* Lời Từ Hải:
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
+ “dứt áo”: quyết tâm lên đường lập chí lớn
+ “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” là hình ảnh chim bằng, ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng có lý tưởng cao đẹp, phi thường, mang tầm vũ trụ
Qua bài thơ, Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua nhân vật Từ Hải?
Em hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ cuối cùng? Hiệu quả biểu đạt của biện pháp nghệ thuật?
III. Tổng kết
Ghi nhớ - SGK/114
IV. Luyện tập
Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất vị trí đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du?
A. Nằm trước đoạn Thúy Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư.
B. Nằm ngay sau đoạn Thúy Kiều bị Hoạn Thư đánh ghen.
C. Nằm ngay sau đoạn Thúy Kiều bị bán vào lầu xanh cứu cha.
D. Nằm ngay sau đoạn Từ Hải chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh.
D
Câu 2: Từ “ thẳng rong” trong câu thơ “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” (trích Chí khí anh hùng) có nghĩa là:
A. “đi liền một mạch”
B. “đi rất vội, rất gấp”
C. “đi thẳng”
D. “đi mau”
A
Câu 3: Điểm khác biệt nhất về vẻ đẹp, cốt cách của Từ Hải giữa hai cảnh: “Trông vời trời bể mênh mang – Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và “Bao giờ mười vạn tinh binh – Tiếng chuông dậy đất bóng cây rợp đường” là gì?
A. Cảnh ra đi thanh vắng và cảnh trở về đông vui
B. Cảnh mờ mịt, xa vời ngày khởi nghiệp và sự vinh hiển của người anh hùng ngày thành đạt
C. Vóc dáng trượng phu ngày đi và thanh thế người anh hùng ngày về.
D. Cảnh chia tay buồn bã và ngày đoàn tụ ấm áp, vui vầy
C
Câu 4: Từ “trượng phu” trong câu “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du có nghĩa là?
A. Người đàn ông có tài cao học rộng
B. Người đàn ông có tài năng xuất chúng
C. Người đàn ông nghĩa hiệp
D. Người đàn ông tốt bụng
B
Câu 5: Trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du, Thúy Kiều đã nói với Từ Hải lúc hai người chia tay: “Nàng rằng: Phận gái chữ tòng- Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Câu nói trên cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

A. Là người vợ tuân thủ mẫu mực nề nếp phong kiến, luôn giữ tam tòng tứ đức
B. Là người vợ giàu yêu thương
C. Là người phụ nữ nhân hậu, giàu đức hi sinh sẵn sàng từ bỏ cuộc sống yên ổn theo chồng thực hiện chí lớn
D. Là một người vợ thủy chung, vẹn đạo phu thê và muốn chia sẻ khó khăn với chồng.
D
V. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về hình tượng “anh hùng” trong thời đại ngày nay.
Thank you!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thùy Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)