Tuần 30. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
Chia sẻ bởi Ma Viết Sơn |
Ngày 10/05/2019 |
96
Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tiết 106-107.Văn học
ba cống hiến vĩ đại của mác
Ph. Ăng-ghen
Bố cục bài học:
I.Tìm hiểu chung.
II. Đọc - hiểu văn bản.
III.Tổng kết.
Người thực hiện: Ma Viết Sơn
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Phri-đrích Ăng-ghen(1820-1895)
Là nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Ông là người Đức, con một kĩ nghệ gia giàu có ở Bác-men, là người bạn thân của Mác.
- Ăng-ghen sống tại Anh và mất tại đó năm 1895. Tro thi hài ông được rắc xuống biển.
*Tác phẩm chính của ông là chính trị, kinh tế, lịch sử .có công trình viết chung với Mác: Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848). Ăng-ghen cũng rất quan tâm tới văn học nghệ thuật.
*Các Mác( 1818-1883), là nhà triết học và nhà chính trị vĩ đại người Đức, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Mác qua đời ngày 14-3-1883, tang lễ cử hành tại nghĩa trang Hai-ghết (Luân Đôn-Anh).
Tác phẩm nổi tiếng của Mác: Tuyên ngôn Đảng cộng sản ( viết chung với Ăng ghen); Bộ Tư bản (1864-1876).
2.Văn bản:
a.Hoàn cảnh sáng tác:Đây là bài điếu văn-chính luận do Ăng-ghen đọc trước mộ Mác, tại nghĩa trang Hai-ghết, Luân Đôn, Khi Mác qua đời ngày 14-3-1883
b.Bố cục: Văn bản chia làm 3 phần:
Phần một từ đầu đến " vĩ nhân ấy gây ra": Tác giả giới thiệu thời gian, không gian Mác vĩnh biệt cuộc đời.
- Phần hai tiếp đó đến " Không làm thêm gì nữa":Những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại.
- Phần ba còn lại: Đánh giá sự cống hiến của Mác.
II.Đọc-hiểu:
1.Thời gian, không gian và một con người:
Cách mở đầu của tác giả: Thông báo cụ thể, rõ ràng :
+ Thời gian: " chiều ngày 14-3, vào lúc 3 giờ kém 15 phút".
+ Không gian: trong một căn phòng nhỏ.
+Thời gian, không gian ấy là bình thường nhưng nó gắn liền với sự ra đi, với "giấc ngủ nghìn thu", với sự vĩnh biệt của một vĩ nhân: Mác.
- Đánh giá khái quát về Mác: Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại => đánh giá rất cao, rất chính xác và đầy tự hào về Các Mác, với tư cách là nhà bác học, triết gia, tư tưởng hiện đại- đương thời.
Sự thương tiếc sâu xa vì sự tổn thất, trống vắng không sao lường hết được, mang tầm thế giới, nhân loại: với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, với khoa học lịch sử.
* Nghệ thuật: nói giảm, nói tránh: "ngừng suy nghĩ", " ngủ thiếp đi - giấc ngủ nghìn thu"
2.Những cống hiến vĩ đại của Mác:
*Cống hiến đầu tiên của Mác là:
Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử.
- Bản Chất của quy luật đó là: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nghĩa là: tư liệu sản xuất, cách sản xuất, trình độ phát triển kinh tế ( cơ sở hạ tầng) quyết định hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật ( kiến trúc thượng tầng).
- Cách trình bày và cách đánh giá: giản dị, cơ bản, dễ hiểu. So sánh tương đồng, bình luận:
+ Trong khoa học tự nhiên ( sinh học): cống hiến vĩ đại của Đác -uyn: tìm ra quy luật tiến hóa và phát triển của thế giới hữu cơ ( muôn loài)
+ Trong khoa học xã hội (lịch sử, triết học): cống hiến vĩ đại của Các Mác: tìm ra quy luật phát triển của loài người.
* Cống hiến vĩ đại thứ hai:
Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.
Đó là giá trị thặng dư và quy luật của giá trị thặng dư.
- Nhắc lại và làm rõ hơn khái niệm m: giá trị do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động. Là lao động không công của người công nhân làm thuê.
- Tác dụng của cống hiến ( so sánh)
+ Công trình nghiên cứu khoa học của các nhà kinh tế học tư sản và phê bình xã hội chủ nghĩa: mò mẫm trong bóng tối.
+ Bộ Tư bản của Các Mác, với cống hiến về giá trị thặng dư: lập tức một ánh sáng xuất hiện.
- Nếu cống hiến thứ nhất mang tầm vĩ mô, thì cống hiến thứ hai mang tầm vi mô, rất mới mẻ và tinh vi, sâu sắc.
* Cống hiến vĩ đại thứ ba:
Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng.
=> Những cống hiến này được xếp theo một trật tự tăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước.
3. Tình cảm của Ăng-ghen với Mác:
Nhấn mạnh sự bất tử của Mác.
Đề cao, ngợi ca, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Mác.
Các Mác chống lại bất công, chống cường quyền, bạo lực.
- Những cống hiến mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại, vì thế " Ông có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc có một kẻ thù riêng nào cả"=> Lời khẳng định như một lời cầu nguyện của Ăng-ghen trước mộ Mác.
III. Tổng kết:
Cách lập luận và cách diễn đạt chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Nhân loại đã thấy được ba cống hiến vĩ đại của một vĩ nhân- Các Mác.
- Bài viết là một áng văn nghị luận xuất sắc trong văn chương.
IV. Luyện tập:
Nhận xét vắn tắt về nghệ thuật lập luận của bài phát biểu?
Ngắn gọn, sâu sắc.
Luận điểm, luận cứ rõ ràng.
So sánh trùng điệp , tăng tiến.
- Đề cao, xót thương vô hạn.
Giờ học kết thúc , xin trân trọng cảm ơn.
ba cống hiến vĩ đại của mác
Ph. Ăng-ghen
Bố cục bài học:
I.Tìm hiểu chung.
II. Đọc - hiểu văn bản.
III.Tổng kết.
Người thực hiện: Ma Viết Sơn
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Phri-đrích Ăng-ghen(1820-1895)
Là nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Ông là người Đức, con một kĩ nghệ gia giàu có ở Bác-men, là người bạn thân của Mác.
- Ăng-ghen sống tại Anh và mất tại đó năm 1895. Tro thi hài ông được rắc xuống biển.
*Tác phẩm chính của ông là chính trị, kinh tế, lịch sử .có công trình viết chung với Mác: Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848). Ăng-ghen cũng rất quan tâm tới văn học nghệ thuật.
*Các Mác( 1818-1883), là nhà triết học và nhà chính trị vĩ đại người Đức, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Mác qua đời ngày 14-3-1883, tang lễ cử hành tại nghĩa trang Hai-ghết (Luân Đôn-Anh).
Tác phẩm nổi tiếng của Mác: Tuyên ngôn Đảng cộng sản ( viết chung với Ăng ghen); Bộ Tư bản (1864-1876).
2.Văn bản:
a.Hoàn cảnh sáng tác:Đây là bài điếu văn-chính luận do Ăng-ghen đọc trước mộ Mác, tại nghĩa trang Hai-ghết, Luân Đôn, Khi Mác qua đời ngày 14-3-1883
b.Bố cục: Văn bản chia làm 3 phần:
Phần một từ đầu đến " vĩ nhân ấy gây ra": Tác giả giới thiệu thời gian, không gian Mác vĩnh biệt cuộc đời.
- Phần hai tiếp đó đến " Không làm thêm gì nữa":Những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại.
- Phần ba còn lại: Đánh giá sự cống hiến của Mác.
II.Đọc-hiểu:
1.Thời gian, không gian và một con người:
Cách mở đầu của tác giả: Thông báo cụ thể, rõ ràng :
+ Thời gian: " chiều ngày 14-3, vào lúc 3 giờ kém 15 phút".
+ Không gian: trong một căn phòng nhỏ.
+Thời gian, không gian ấy là bình thường nhưng nó gắn liền với sự ra đi, với "giấc ngủ nghìn thu", với sự vĩnh biệt của một vĩ nhân: Mác.
- Đánh giá khái quát về Mác: Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại => đánh giá rất cao, rất chính xác và đầy tự hào về Các Mác, với tư cách là nhà bác học, triết gia, tư tưởng hiện đại- đương thời.
Sự thương tiếc sâu xa vì sự tổn thất, trống vắng không sao lường hết được, mang tầm thế giới, nhân loại: với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, với khoa học lịch sử.
* Nghệ thuật: nói giảm, nói tránh: "ngừng suy nghĩ", " ngủ thiếp đi - giấc ngủ nghìn thu"
2.Những cống hiến vĩ đại của Mác:
*Cống hiến đầu tiên của Mác là:
Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử.
- Bản Chất của quy luật đó là: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Nghĩa là: tư liệu sản xuất, cách sản xuất, trình độ phát triển kinh tế ( cơ sở hạ tầng) quyết định hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật ( kiến trúc thượng tầng).
- Cách trình bày và cách đánh giá: giản dị, cơ bản, dễ hiểu. So sánh tương đồng, bình luận:
+ Trong khoa học tự nhiên ( sinh học): cống hiến vĩ đại của Đác -uyn: tìm ra quy luật tiến hóa và phát triển của thế giới hữu cơ ( muôn loài)
+ Trong khoa học xã hội (lịch sử, triết học): cống hiến vĩ đại của Các Mác: tìm ra quy luật phát triển của loài người.
* Cống hiến vĩ đại thứ hai:
Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.
Đó là giá trị thặng dư và quy luật của giá trị thặng dư.
- Nhắc lại và làm rõ hơn khái niệm m: giá trị do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động. Là lao động không công của người công nhân làm thuê.
- Tác dụng của cống hiến ( so sánh)
+ Công trình nghiên cứu khoa học của các nhà kinh tế học tư sản và phê bình xã hội chủ nghĩa: mò mẫm trong bóng tối.
+ Bộ Tư bản của Các Mác, với cống hiến về giá trị thặng dư: lập tức một ánh sáng xuất hiện.
- Nếu cống hiến thứ nhất mang tầm vĩ mô, thì cống hiến thứ hai mang tầm vi mô, rất mới mẻ và tinh vi, sâu sắc.
* Cống hiến vĩ đại thứ ba:
Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng.
=> Những cống hiến này được xếp theo một trật tự tăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước.
3. Tình cảm của Ăng-ghen với Mác:
Nhấn mạnh sự bất tử của Mác.
Đề cao, ngợi ca, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Mác.
Các Mác chống lại bất công, chống cường quyền, bạo lực.
- Những cống hiến mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại, vì thế " Ông có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc có một kẻ thù riêng nào cả"=> Lời khẳng định như một lời cầu nguyện của Ăng-ghen trước mộ Mác.
III. Tổng kết:
Cách lập luận và cách diễn đạt chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Nhân loại đã thấy được ba cống hiến vĩ đại của một vĩ nhân- Các Mác.
- Bài viết là một áng văn nghị luận xuất sắc trong văn chương.
IV. Luyện tập:
Nhận xét vắn tắt về nghệ thuật lập luận của bài phát biểu?
Ngắn gọn, sâu sắc.
Luận điểm, luận cứ rõ ràng.
So sánh trùng điệp , tăng tiến.
- Đề cao, xót thương vô hạn.
Giờ học kết thúc , xin trân trọng cảm ơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ma Viết Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)