Tuần 30. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
Chia sẻ bởi Nhoc Pandathabi |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 30. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA LỚP 11A1
Phri-đrích Ăng-ghen
Phri-đrích Ăng-ghen (1820 - 1895)
I/ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
Phridrich Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 ở Barmên, tỉnh Rênani Vương quốc Phổ (nước Đức) và từ trần ngày 5-8-1895 ở Luân Đôn (Anh). Thân phụ ông là một chủ tư bản lớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng về chính kiến thì rất bảo thủ. Mẹ ông là một trí thức tinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Khi mới sinh ra Ăngghen, lúc biết chồng bà đã lấy tên đức vua Phridrich Đại đế đặt tên cho con mình, bà không vui. Bà muốn con trai mang tên Giôhan, tên của Gớt là nhà thơ và nhà tư tưởng lớn của Đức.
Ông ngoại của Ăngghen là một giáo sư đại học về ngôn ngữ học, thường kể cho cháu ngoại mình nghe chuyện về các anh hùng trong các thần thoại Hy Lạp cổ đại và trong các truyền thuyết dân gian Đức.
Ăngghen có dáng người oai vệ, khuôn mặt tròn với bộ râu quai nón màu hung rất đẹp, với cặp mắt xanh biểu lộ một trí lực cao. Lúc còn học ở trường, Ăngghen là một học sinh chuyên cần, không chỉ chuyên tâm vào sách vở mà còn chơi thể thao, cưỡi ngựa, đánh kiếm, mê âm nhạc, giỏi đánh đàn piano, thích đi thăm những vùng ngoại ô, tiếp xúc với cuộc sống của những người lao động.
Học ở bậc trung học, ông không tin một cách đơn giản vào sách giáo khoa và lời giảng của thầy mà luôn suy nghĩ, nêu nghi vấn rồi tự tìm đọc thêm để tự giải đáp cho mình. Châm ngôn của Ăngghen là “Tôi nghi ngờ những gì mà tôi chưa rõ”. Do nhu cầu tra cứu, ông đã học thêm rất nhiều ngoại ngữ. Giáo sư tiến sĩ Philip Siphơlin - người dạy Ăngghen về tiếng Pháp - đã kể “có những đứa trẻ kỳ diệu, những thần đồng...
Ăngghen là một trong những đứa trẻ như vậy. Khi mới 17 tuổi ông đã biết 15 ngoại ngữ. Ông nói và viết thông thạo tiếng Latinh, cổ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Ý.
Ngoài ra còn có thể đọc được các thứ tiếng Xcandináp, Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ailen mà trên khắp trái đất chỉ có 550 người nói”.
Năm 1837 thân phụ của Ăngghen lập một công ty riêng, muốn cậu con cả đi theo chí hướng của mình, đã buộc Ăngghen bỏ thi tốt nghiệp trung học để học việc ở văn phòng công ty, tiếp đó là đưa vào đào tạo tại hãng buôn của người bạn kinh doanh của ông. Nhưng công việc buôn bán không cản trở được ông trong việc tự học về toán học, về triết học, mỹ học, văn học, về lịch sử cổ đại...
II/ CUỘC ĐỜI – SỰ NGHIỆP
- Sơ lược về cuộc đời của Ăng-ghen và những đóng góp của ông cho cách mạng :
+Ông căm ghét chế độ chuyên chế cùng những thủ đoạn là giàu của giới kinh doanh và sớm tham gia phong trào cách mạng của công nhân.
+Năm1844, Ăng-ghen sang Pháp và gặp Mác, cuộc gặp gỡ mở đầu cho tình bạn cảm động và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nhà cách mạng vô sản vĩ đại, những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.
+Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, Mác và Ăng-ghen đã cùng nhau nghiên cứu lí luận và thành lập một tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản .
+Về lí luận, hai ông xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, nêu con đường phát triển hợp qui luật của xã hội loài người cà sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản .
+Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847, Mác và Ăng-ghen thảo cương lĩnh _Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
+Đóng góp to lớn trong các thắng lợi của Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai.
+ Ngày 5-8-1895, Ăng-ghen qua đời ở Luân Đôn (Anh), đây là tổn thất to lớn đối với phong trào công nhân thế giới.
CÂU NÓI NỔI TIẾNG: “Chính lao động đã chuyển biến vượn thành người "
MỘT SỐ
HÌNH ẢNH CỦA
ĂNG-GHEN
C. Mác vào học trường trung học ở Tơriơ. Sức học của C. Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C. Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. C. Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học. Mùa thu 1835, C. Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835, C. Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố C. Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin. ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ C. Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học.
C. Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sư Heinrich Marx. Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức. Người cha của ông, Heinrich, có nguồn gốc nhiều đời là giáo sỹ Do thái, đã cải đạo sang Ki-tô giáo, dù ông có nhiều xu hướng thần luận. Tên thật của cha của Marx là Herschel Mordechai, nhưng khi luật của nước Phổ không cho phép người Do Thái làm về luật pháp, ông đổi sang đạo Lutheran. Tuổi thơ của Mark được tiếp xúc với nhiều học giả, họa sỹ thường xuyên lui tới gia đình ông.
Mùa xuân 1837, C. Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 C. Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite, và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna.
Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C. Mác. Ngày 3 tháng Hai 1845, C. Mác rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph. Ăng-ghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách mạng năm 1848, ở Pháp nổ ra Chính phủ Bỉ trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư 1848, C. Mác cùng với Ph. Ăng-ghen đến
Kioln, tại đây Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ.
Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C. Mác đi Luân-đôn và sống đến cuối đời (1883). C. Mác là người tổ chức và là lãnh đạo của Quốc tế cộng sản I thành lập ngày 28 tháng 9 1864, ở Luân- đôn. Năm 1867 bộ Tư bản (tập I)- tác phẩm chủ yếu của C. Mác ra đời. C. Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba 1883 ở Luân-đôn.
CÁC MÁC (1818 - 1883)
I/ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
II/ CUỘC ĐỜI – SỰ NGHIỆP
MỘT SỐ
HÌNH ẢNH CỦA
CÁC MÁC
Trong cuộc thăm dò bạn nghe đài do BBC Radio 4 tổ chức năm 2005 để bầu chọn Nhà triết học vĩ đại nhất trong thời hiện đại, Marx đã đứng đầu danh sách với 28% số phiếu (trên tổng số khoảng 30.000 lượt bầu chọn). Đứng vị trí thứ hai là David Hume với 13% số phiếu, tiếp theo là Wittgenstein, Nietzsche, Plato, Kant, Aquinas, Socrates, Aristotle, và Popper.
TÌNH BẠN
GIỮA CÁC MÁC
VÀ ĂNG-GHEN
Về tình bạn, đối với Ăngghen cũng thật đặc biệt. ông cho đó là tình cảm sâu sắc và trong sáng nhất, là sự hy sinh tất cả, là sự gần gũi và giao tiếp về tinh thần, là sự thử thách, là một trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề. Năm 1844, trên đường từ Anh trở về Đức khi đi qua Paris (Pháp) ông gặp Mác mà trước đó ông đã liên lạc bằng thư từ.
Hai người cùng chung lý tưởng đã kết bạn thân với nhau từ đó cho đến suốt đời. Nhiều công trình lý luận nổi tiếng đã mang tên Mác – Ăngghen, trong dó có bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, mà Lênin đã cho rằng “Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách”.
Cuối năm 1850, Ăngghen từ Đức trở lại Anh, làm công cho một hiệu buôn để lấy tiền chu cấp cho Mác hoàn thành việc viết bộ sách “Tư bản”. Sau khi Mác qua đời, Ăngghen đã gác phần nghiên cứu khoa học của ông để dành toàn bộ sức lực biên tập và xuất bản hai tập cuối của bộ “Tư bản”.
Trong thời gian từ 1844 lúc Ăngghen 24 tuổi cho đến năm 1883 lúc Mác mất, hai người đã viết cho nhau 1.386 bức thư. Nghiên cứu các bức thư đó, Lênin cho là “có giá trị khoa học và chính trị rất lớn”. Mác đã coi trọng ý kiến của Ăngghen hơn ý kiến của bất cứ ai khác và vô cùng thán phục khi nhắc đến Ăngghen: “Khỏi phải nói, Phridrich là một khối óc sắc sảo, ông biết rộng vô cùng! Quả là một pho bách khoa toàn thư.
Mà làm việc thì Ăngghen có thể làm bất kỳ lúc nào, ngày cũng như đêm, ngay sau bữa ăn no nê hay khi bụng đói như cào, mà suy nghĩ, viết lách thì nhanh như quỷ sứ”. Còn về phía Ăngghen, ông rất thích thú và cảm phục về năng lực phân tích và tổng hợp của Mác, luôn khiêm tốn nhận rằng: “Mác là một thiên tài, còn chúng ta giỏi lắm chỉ là những người có tài mà thôi”.
Các tác phẩm tiêu biểu của Karl Marx và Friedrich Engels
Lời đầu của góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel
Bản thảo kinh tế - triết học 1844
Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
Gia đình thần thánh
Hệ tư tưởng Đức
Sự khốn cùng của Triết học
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 1848
Tư bản
Phê phán cương lĩnh Gôta
Chống Đuyrinh
Nguồn gốc gia đình
ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA LỚP 11A1
Phri-đrích Ăng-ghen
Phri-đrích Ăng-ghen (1820 - 1895)
I/ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
Phridrich Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 ở Barmên, tỉnh Rênani Vương quốc Phổ (nước Đức) và từ trần ngày 5-8-1895 ở Luân Đôn (Anh). Thân phụ ông là một chủ tư bản lớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng về chính kiến thì rất bảo thủ. Mẹ ông là một trí thức tinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Khi mới sinh ra Ăngghen, lúc biết chồng bà đã lấy tên đức vua Phridrich Đại đế đặt tên cho con mình, bà không vui. Bà muốn con trai mang tên Giôhan, tên của Gớt là nhà thơ và nhà tư tưởng lớn của Đức.
Ông ngoại của Ăngghen là một giáo sư đại học về ngôn ngữ học, thường kể cho cháu ngoại mình nghe chuyện về các anh hùng trong các thần thoại Hy Lạp cổ đại và trong các truyền thuyết dân gian Đức.
Ăngghen có dáng người oai vệ, khuôn mặt tròn với bộ râu quai nón màu hung rất đẹp, với cặp mắt xanh biểu lộ một trí lực cao. Lúc còn học ở trường, Ăngghen là một học sinh chuyên cần, không chỉ chuyên tâm vào sách vở mà còn chơi thể thao, cưỡi ngựa, đánh kiếm, mê âm nhạc, giỏi đánh đàn piano, thích đi thăm những vùng ngoại ô, tiếp xúc với cuộc sống của những người lao động.
Học ở bậc trung học, ông không tin một cách đơn giản vào sách giáo khoa và lời giảng của thầy mà luôn suy nghĩ, nêu nghi vấn rồi tự tìm đọc thêm để tự giải đáp cho mình. Châm ngôn của Ăngghen là “Tôi nghi ngờ những gì mà tôi chưa rõ”. Do nhu cầu tra cứu, ông đã học thêm rất nhiều ngoại ngữ. Giáo sư tiến sĩ Philip Siphơlin - người dạy Ăngghen về tiếng Pháp - đã kể “có những đứa trẻ kỳ diệu, những thần đồng...
Ăngghen là một trong những đứa trẻ như vậy. Khi mới 17 tuổi ông đã biết 15 ngoại ngữ. Ông nói và viết thông thạo tiếng Latinh, cổ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Ý.
Ngoài ra còn có thể đọc được các thứ tiếng Xcandináp, Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ailen mà trên khắp trái đất chỉ có 550 người nói”.
Năm 1837 thân phụ của Ăngghen lập một công ty riêng, muốn cậu con cả đi theo chí hướng của mình, đã buộc Ăngghen bỏ thi tốt nghiệp trung học để học việc ở văn phòng công ty, tiếp đó là đưa vào đào tạo tại hãng buôn của người bạn kinh doanh của ông. Nhưng công việc buôn bán không cản trở được ông trong việc tự học về toán học, về triết học, mỹ học, văn học, về lịch sử cổ đại...
II/ CUỘC ĐỜI – SỰ NGHIỆP
- Sơ lược về cuộc đời của Ăng-ghen và những đóng góp của ông cho cách mạng :
+Ông căm ghét chế độ chuyên chế cùng những thủ đoạn là giàu của giới kinh doanh và sớm tham gia phong trào cách mạng của công nhân.
+Năm1844, Ăng-ghen sang Pháp và gặp Mác, cuộc gặp gỡ mở đầu cho tình bạn cảm động và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nhà cách mạng vô sản vĩ đại, những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.
+Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, Mác và Ăng-ghen đã cùng nhau nghiên cứu lí luận và thành lập một tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản .
+Về lí luận, hai ông xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, nêu con đường phát triển hợp qui luật của xã hội loài người cà sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản .
+Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847, Mác và Ăng-ghen thảo cương lĩnh _Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
+Đóng góp to lớn trong các thắng lợi của Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai.
+ Ngày 5-8-1895, Ăng-ghen qua đời ở Luân Đôn (Anh), đây là tổn thất to lớn đối với phong trào công nhân thế giới.
CÂU NÓI NỔI TIẾNG: “Chính lao động đã chuyển biến vượn thành người "
MỘT SỐ
HÌNH ẢNH CỦA
ĂNG-GHEN
C. Mác vào học trường trung học ở Tơriơ. Sức học của C. Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C. Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. C. Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học. Mùa thu 1835, C. Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835, C. Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố C. Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin. ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ C. Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học.
C. Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sư Heinrich Marx. Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức. Người cha của ông, Heinrich, có nguồn gốc nhiều đời là giáo sỹ Do thái, đã cải đạo sang Ki-tô giáo, dù ông có nhiều xu hướng thần luận. Tên thật của cha của Marx là Herschel Mordechai, nhưng khi luật của nước Phổ không cho phép người Do Thái làm về luật pháp, ông đổi sang đạo Lutheran. Tuổi thơ của Mark được tiếp xúc với nhiều học giả, họa sỹ thường xuyên lui tới gia đình ông.
Mùa xuân 1837, C. Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 C. Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite, và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna.
Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C. Mác. Ngày 3 tháng Hai 1845, C. Mác rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph. Ăng-ghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách mạng năm 1848, ở Pháp nổ ra Chính phủ Bỉ trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư 1848, C. Mác cùng với Ph. Ăng-ghen đến
Kioln, tại đây Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ.
Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C. Mác đi Luân-đôn và sống đến cuối đời (1883). C. Mác là người tổ chức và là lãnh đạo của Quốc tế cộng sản I thành lập ngày 28 tháng 9 1864, ở Luân- đôn. Năm 1867 bộ Tư bản (tập I)- tác phẩm chủ yếu của C. Mác ra đời. C. Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba 1883 ở Luân-đôn.
CÁC MÁC (1818 - 1883)
I/ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
II/ CUỘC ĐỜI – SỰ NGHIỆP
MỘT SỐ
HÌNH ẢNH CỦA
CÁC MÁC
Trong cuộc thăm dò bạn nghe đài do BBC Radio 4 tổ chức năm 2005 để bầu chọn Nhà triết học vĩ đại nhất trong thời hiện đại, Marx đã đứng đầu danh sách với 28% số phiếu (trên tổng số khoảng 30.000 lượt bầu chọn). Đứng vị trí thứ hai là David Hume với 13% số phiếu, tiếp theo là Wittgenstein, Nietzsche, Plato, Kant, Aquinas, Socrates, Aristotle, và Popper.
TÌNH BẠN
GIỮA CÁC MÁC
VÀ ĂNG-GHEN
Về tình bạn, đối với Ăngghen cũng thật đặc biệt. ông cho đó là tình cảm sâu sắc và trong sáng nhất, là sự hy sinh tất cả, là sự gần gũi và giao tiếp về tinh thần, là sự thử thách, là một trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề. Năm 1844, trên đường từ Anh trở về Đức khi đi qua Paris (Pháp) ông gặp Mác mà trước đó ông đã liên lạc bằng thư từ.
Hai người cùng chung lý tưởng đã kết bạn thân với nhau từ đó cho đến suốt đời. Nhiều công trình lý luận nổi tiếng đã mang tên Mác – Ăngghen, trong dó có bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, mà Lênin đã cho rằng “Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách”.
Cuối năm 1850, Ăngghen từ Đức trở lại Anh, làm công cho một hiệu buôn để lấy tiền chu cấp cho Mác hoàn thành việc viết bộ sách “Tư bản”. Sau khi Mác qua đời, Ăngghen đã gác phần nghiên cứu khoa học của ông để dành toàn bộ sức lực biên tập và xuất bản hai tập cuối của bộ “Tư bản”.
Trong thời gian từ 1844 lúc Ăngghen 24 tuổi cho đến năm 1883 lúc Mác mất, hai người đã viết cho nhau 1.386 bức thư. Nghiên cứu các bức thư đó, Lênin cho là “có giá trị khoa học và chính trị rất lớn”. Mác đã coi trọng ý kiến của Ăngghen hơn ý kiến của bất cứ ai khác và vô cùng thán phục khi nhắc đến Ăngghen: “Khỏi phải nói, Phridrich là một khối óc sắc sảo, ông biết rộng vô cùng! Quả là một pho bách khoa toàn thư.
Mà làm việc thì Ăngghen có thể làm bất kỳ lúc nào, ngày cũng như đêm, ngay sau bữa ăn no nê hay khi bụng đói như cào, mà suy nghĩ, viết lách thì nhanh như quỷ sứ”. Còn về phía Ăngghen, ông rất thích thú và cảm phục về năng lực phân tích và tổng hợp của Mác, luôn khiêm tốn nhận rằng: “Mác là một thiên tài, còn chúng ta giỏi lắm chỉ là những người có tài mà thôi”.
Các tác phẩm tiêu biểu của Karl Marx và Friedrich Engels
Lời đầu của góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel
Bản thảo kinh tế - triết học 1844
Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
Gia đình thần thánh
Hệ tư tưởng Đức
Sự khốn cùng của Triết học
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 1848
Tư bản
Phê phán cương lĩnh Gôta
Chống Đuyrinh
Nguồn gốc gia đình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nhoc Pandathabi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)