Tuần 3. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Phan Hai Phuong |
Ngày 10/05/2019 |
134
Chia sẻ tài liệu: Tuần 3. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
(tiếp theo)
A. Lí thuyết:
I. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
1. Ngữ liệu:
a. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
2.Phân tích:
.
Măt trời:
Thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn
chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái đất.
Nghĩa của từ mặt trời trong 2 ví dụ trên có gì
giống và khác so với nghĩa từ điển .
- Giống: nguồn chiếu sáng
Khác:
+Mặt trời 1:
* ánh sáng của lí tưởng cách mạng, niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.
*Mặt trời 2:
Mặt trời của mẹ: nguồn vui, nguồn sáng đời mẹ, chỉ con trai .
?Mặt trời- từ điển: ngôn ngữ chung.
Mặt trời a +b: lời nói cá nhân.
3. Nhận xét:
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói cá nhân của người khác.
Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.
B.Luyện tập
Bài tập 1:
Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt vớinghĩa ? mặt dưới chỗ cánh tay nối với gực?.Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào ?
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng
-Từ nghĩa thực của từ ?nách? Nguyễn Du đã
sáng tạo ra nghĩa mới trong câu thơ:
Khoảng không gian chật hẹp giữa hai bức tường nhằm tạo nên sự ngăn cách giữa hai nhà xuất hiện một bông liễu bay sang láng giềng làm cho hai khoảng không gian ngăn cách không còn giá trị.
Cái đẹp của thiên nhiên vẫn tìm ra tồn tại được ngay cả trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất.
Hướng dẫn trả lời:Bài tập 1.
Bài tập 2(36)
Trong những câu thơ sau, từ xuân đựơc dùng theo sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người:-Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
-Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay
-Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
- Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
1. Xuân(1)-xuân(2)
Mang 2 ý nghĩa: vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi nhưng rồi mùa xuân sẽ trở lại, nhưng với con người thì tuổi xuân không bao giờ quay trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
2.Cành xuân:
Nét nghĩa khác: vẻ đẹp của con người, sự trong trắng, sự trinh tiết của người phụ nữ.
3. Bầu xuân:
Không khí thân thiết, tri âm, gần gũi của 2 người bạn, NK và DK khi nhà thơ nhớ về những kỉ niệm gắn bó giữa 2 người .
Hướng dẫn trả lời bài 2
4.Mùa xuân: (trong câu1):
Thời điểm bắt đầu một năm với chu kì tuần hoàn khép kín của thời gian thực.
Xuân: (trong câu 2):
Sự xanh tươi, vẻ đẹp, sự giàu có của đất nước.
Bài tập 4 <36>
a, Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tín sâu sắc.
(Báo Quân đội nhân dân)
b,Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.
(Minh Tuyền)
c, TôI được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ? bằng ca- mê- ra chuyên dụng của chính máy nội soi.
(Quang Đẩu)
Hướng dẫn trả lời bài tập 4: SGK/36
Mọn mằn:
- Chỉ vật nào đó nhỏ bé,ra đời muộn, thể hiện được sự sáng tạo của người viết. Được tạo nên nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt.
Dựa vào các từ có phụ âm đầu là m.
Dựa vào thanh điệu ( thanh huyền)
b. Giỏi giắn:
- Giỏi giang, tháo vát, đảm đang?
-Dựa vào các từ chỉ sự đảm đang, tháo vát của một đối tượng nào đó.
-Dựa vào những từ chỉ hình dáng nhỏ nhắn.
c. Nội soi:
- Phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát hay chụp ảnh cơ quan bệnh lí bằng một máy ảnh đã đặt ở đầu ống
phía bên ngoài, có thể cắt một mảnh nhỏ tế bào hay thực hiện phẫu thuật qua ống này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Hai Phuong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)