Tuần 3. Thương vợ.
Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Thuỳ |
Ngày 10/05/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: Tuần 3. Thương vợ. thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Chào mừng qu?y thầy cô đến dự giờ thăm lớp 11B18
Tổ bộ môn:
VĂN
Ba`i 15 :
TRẦN TẾ XƯƠNG
I. TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1. Tác giả :
Trần Tế Xương (1870 – 1907), hiệu Tú Xương.
Quê quán : làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
Cuộc đời :
* Ông là người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy, vì thế dù ông có tài nhưng đi thi nhiều lần vẫn chỉ đỗ đến tú tài => đây chính là nỗi đau lớn trong đời và trong thơ Tú Xương.
* Ông sống trong giai đoạn buổi đầu của chế độ thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam chuyển sang hướng tư sản hóa => xã hội xuất hiện nhiều cảnh nhố nhăng, chướng tai gai mắt.
Thơ văn :
* Sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, còn khoảng 100 bài ở các thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt …
* Nội dung :
thể hiện nội dung nhân đạo và yêu nước thiết tha, đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân cực khổ, trong khi những kẻ bất lương vô đạo thì nhởn nhơ, vênh váo.
thể hiện ân tình sâu nặng cùng tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho bà Tú – người vợ tần tảo nuôi chồng ăn học …
* Nghệ thuật : bút pháp trào phúng trữ tình sâu lắng, tiếng cười ở nhiều cung bậc, có khi là châm biếm sâu cay, có khi là đả kích quyết liệt, có khi lại là nụ cười tự trào xen lẫn giọng điệu tâm tình tha thiết
* Tác phẩm tiêu biểu : Thương vợ, Văn tế sống vợ, Mồng hai tết viếng cô Ký, Năm mới chúc nhau, Sông Lấp …
@ Tú Xương : bậc “thần thơ thánh chữ”
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Trần Tế Xương
MỒNG HAI TẾT VIẾNG CÔ KÝ
Cô Ký sao mà đã chết ngay
Ô hay trời chẳng nể ông Tây!
Gái tơ đi lấy làm hai họ
Năm mới vừa sang được một ngày
Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
Gớm ghê cho những cô con gái
Mà vẫn đua nhau lấy các thầy
Trần Tế Xương
ĐẤT VỊ HOÀNG
Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Trần Tế Xương
VĂN TẾ SỐNG VỢ
Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo,
ai dám chê rằng béo rằng lùn
Người ung dung, tính hạnh khoan hòa,
chỉ một nỗi hay gàn hay dở
Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn kẻ thầy người tớ …
Trần Tế Xương
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Sau khi học về cuộc đời và thơ văn của nhà thơ
Trần Tế Xương, em tâm đắc những điều gì ? Vì sao?
Ông là người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy, vì thế dù ông có tài nhưng đi thi nhiều lần chỉ đỗ tú tài => đây chính là nỗi đau lớn trong đời và trong thơ Tú Xương.
Tú Xương có bút pháp trào phúng trữ tình sâu lắng.
Thơ Tú Xương thể hiện ân tình sâu nặng cùng tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho bà Tú – người vợ tần tảo nuôi chồng ăn học … - ngay khi bà còn sống …
Một vài điều tâm đắc :
2. Tác phẩm :
a. Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Nôm
b. Bố cục :
+ Câu 1 => 6 : Chân dung bà Tú
+ Câu 7 và 8 : Nỗi lòng ông Tú
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
THƯƠNG VỢ
TRẦN TẾ XƯƠNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
1. Chân dung bà Tú :
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông”
- Quanh năm :
- buôn bán :
- ở mom sông :
rút gọn thành ngữ =>
quanh năm suốt tháng không 1 ngày ngơi nghỉ
công việc vất vả, nặng nhọc
1 doi đất cheo leo nhô ra mặt nước đầy nguy hiểm
@ Sơ kết : Nỗi vất vả cơ cực của bà Tú và sự cảm thông, chia sẻ của ông Tú.
“ Nuôi đủ năm con với một chồng ”
- năm con với một chồng :
từ dùng chọn lọc =>
- Nuôi đủ :
không thừa không thiếu
tách số đếm độc đáo, liên từ “với” =>
sự đảm đang, tháo vát, vén khéo của bà Tú khi chu toàn 2 gánh nặng gia đình
* Gánh nặng năm con :
nuôi ăn, nuôi mặc, nuôi học hành =>
mẹ nuôi con là bổn phận, là thiên chức cao quý
* Gánh nặng một chồng :
nuôi ăn ngon, mặc đẹp, học hành, thi cử, giao tiếp trà rượu thơ phú cùng bạn bè
@ Sơ kết : Ông Tú kính trọng, ngưỡng mộ, biết ơn bà Tú và có sự day dứt ăn năn khi không làm tròn trách nhiệm của người chồng người cha bằng một nụ cười hóm hỉnh =>
Chất trào phúng hóm hỉnh trong thơ Tú Xương
“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông ”
- Lặn lội thân cò :
từ láy, đảo ngữ, sáng tạo ca dao =>
sự vất vả, lam lũ, tần tảo của bà Tú
- Eo sèo mặt nước :
từ láy, đảo ngữ =>
lời qua tiếng lại, kỳ kèo trả giá =>
sự hi sinh danh tiếng gia đình dòng dõi khuê các vì chồng vì con của bà Tú
khi quãng vắng
buổi đò đông
phép đối =>
bà Tú hi sinh sự an toàn của bản thân vì kế mưu sinh cho gia đình
@ Sơ kết : Đức hi sinh thầm lặng của bà Tú và sự nể phục, tri ân, tủi thẹn của ông Tú khi không thể phụ giúp vợ con.
“ Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công ”
- âu đành phận :
thái độ cam chịu, nhẫn nhục chấp nhận phần số hẩm hiu của bà Tú khi duyên một nợ hai
@ Sơ kết : Phần số không may của bà Tú khi lấy phải ông Tú và sự hóa thân chia sẻ nỗi niềm cùng vợ của ông Tú.
=> Chất trữ tình sâu lắng trong thơ Tú Xương
- Một duyên hai nợ :
vận dụng cách nói dân gian =>
duyên chỉ một mà nợ đến hai
từ cổ =>
đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, không quản ngại khó khăn vất vả của bà Tú
- Năm nắng mười mưa :
sáng tạo thành ngữ =>
Tú Xương đã khắc họa chân dung bà Tú với nhiều phẩm chất tốt đẹp : đảm đang, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh vì chồng con.
=> Đây cũng là hình tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Tổng kết :
2. Nỗi lòng ông Tú :
“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không ”
- Cha mẹ :
- thói đời ăn ở bạc :
- “Có chồng hờ hững cũng như không ”
tiếng chửi đổng dân gian
ông Tú tự trách mình đồng thời cũng chửi vào thói đời bạc bẽo vô tình của những người chồng vô tích sự, vũ phu với tư tưởng chồng chúa vợ tôi.
=> Ông Tú tự cười, tự trách mình thừa thải, vô tích sự, không làm được gì để giúp đỡ vợ con và xã hội vì nỗi đau thi hỏng và thời cuộc nhiễu nhương => nỗi đau của một thế hệ nho sĩ cùng thời Tú Xương.
*** Sơ kết : Nỗi lòng xót xa, day dứt, tủi thẹn của ông Tú khi đành làm người vô tích sự trong gia đình và xã hội.
CÂU HỎI THẢO LUẬN :
2. Phát biểu cảm nhận của em về hình tượng bà Tú nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
4. Em hãy lí giải vì sao ông Tú thương vợ mà lại không làm việc gì để chia sẻ gánh nặng cùng bà Tú ?
3. Theo em, tình cảm của ông Tú dành cho bà Tú được thể hiện ở những cung bậc nào ?
1. Tổng kết giá trị nghệ thuật của tác phẩm
III. TỔNG KẾT :
1. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT :
- Từ ngữ giản dị, chọn lọc
- Vận dụng sáng tạo thành ngữ, ca dao, cách nói dân gian
- Các biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, phép đối …
- Bút pháp vừa đậm chất trữ tình sâu lắng vừa trào phúng hóm hỉnh
2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG :
- Bài thơ ca ngợi hình tượng bà Tú với nhiều phẩm chất tốt đẹp : đảm đang, cần cù, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh vì chồng con …
Bài thơ thể hiện tấm lòng trân trọng, quý mến, nể phục, ngưỡng mộ, biết ơn và yêu thương vợ chân thành sâu sắc của Tú Xương
- Bài thơ ẩn chứa nỗi lòng day dứt, ăn năn, tủi thẹn của Tú Xương khi đành xem mình như một người thừa thải, vô tích sự trong gia đình và xã hội vì thời buổi nhố nhăng loạn lạc ..
Mộ phần cụ Trần Tế Xương tại Nam Định
Kìa ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn
Nguyễn Khuyến
DẶN DÒ :
1. Học bài Thương vợ
2. Soạn bài Thao tác lập luận phân tích
Tổ bộ môn:
VĂN
Ba`i 15 :
TRẦN TẾ XƯƠNG
I. TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1. Tác giả :
Trần Tế Xương (1870 – 1907), hiệu Tú Xương.
Quê quán : làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
Cuộc đời :
* Ông là người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy, vì thế dù ông có tài nhưng đi thi nhiều lần vẫn chỉ đỗ đến tú tài => đây chính là nỗi đau lớn trong đời và trong thơ Tú Xương.
* Ông sống trong giai đoạn buổi đầu của chế độ thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam chuyển sang hướng tư sản hóa => xã hội xuất hiện nhiều cảnh nhố nhăng, chướng tai gai mắt.
Thơ văn :
* Sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, còn khoảng 100 bài ở các thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt …
* Nội dung :
thể hiện nội dung nhân đạo và yêu nước thiết tha, đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân cực khổ, trong khi những kẻ bất lương vô đạo thì nhởn nhơ, vênh váo.
thể hiện ân tình sâu nặng cùng tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho bà Tú – người vợ tần tảo nuôi chồng ăn học …
* Nghệ thuật : bút pháp trào phúng trữ tình sâu lắng, tiếng cười ở nhiều cung bậc, có khi là châm biếm sâu cay, có khi là đả kích quyết liệt, có khi lại là nụ cười tự trào xen lẫn giọng điệu tâm tình tha thiết
* Tác phẩm tiêu biểu : Thương vợ, Văn tế sống vợ, Mồng hai tết viếng cô Ký, Năm mới chúc nhau, Sông Lấp …
@ Tú Xương : bậc “thần thơ thánh chữ”
SÔNG LẤP
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Trần Tế Xương
MỒNG HAI TẾT VIẾNG CÔ KÝ
Cô Ký sao mà đã chết ngay
Ô hay trời chẳng nể ông Tây!
Gái tơ đi lấy làm hai họ
Năm mới vừa sang được một ngày
Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
Gớm ghê cho những cô con gái
Mà vẫn đua nhau lấy các thầy
Trần Tế Xương
ĐẤT VỊ HOÀNG
Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Trần Tế Xương
VĂN TẾ SỐNG VỢ
Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo,
ai dám chê rằng béo rằng lùn
Người ung dung, tính hạnh khoan hòa,
chỉ một nỗi hay gàn hay dở
Đầu sông bến bãi, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn kẻ thầy người tớ …
Trần Tế Xương
KIỂM TRA BÀI CŨ :
Sau khi học về cuộc đời và thơ văn của nhà thơ
Trần Tế Xương, em tâm đắc những điều gì ? Vì sao?
Ông là người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy, vì thế dù ông có tài nhưng đi thi nhiều lần chỉ đỗ tú tài => đây chính là nỗi đau lớn trong đời và trong thơ Tú Xương.
Tú Xương có bút pháp trào phúng trữ tình sâu lắng.
Thơ Tú Xương thể hiện ân tình sâu nặng cùng tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho bà Tú – người vợ tần tảo nuôi chồng ăn học … - ngay khi bà còn sống …
Một vài điều tâm đắc :
2. Tác phẩm :
a. Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Nôm
b. Bố cục :
+ Câu 1 => 6 : Chân dung bà Tú
+ Câu 7 và 8 : Nỗi lòng ông Tú
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
THƯƠNG VỢ
TRẦN TẾ XƯƠNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
1. Chân dung bà Tú :
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông”
- Quanh năm :
- buôn bán :
- ở mom sông :
rút gọn thành ngữ =>
quanh năm suốt tháng không 1 ngày ngơi nghỉ
công việc vất vả, nặng nhọc
1 doi đất cheo leo nhô ra mặt nước đầy nguy hiểm
@ Sơ kết : Nỗi vất vả cơ cực của bà Tú và sự cảm thông, chia sẻ của ông Tú.
“ Nuôi đủ năm con với một chồng ”
- năm con với một chồng :
từ dùng chọn lọc =>
- Nuôi đủ :
không thừa không thiếu
tách số đếm độc đáo, liên từ “với” =>
sự đảm đang, tháo vát, vén khéo của bà Tú khi chu toàn 2 gánh nặng gia đình
* Gánh nặng năm con :
nuôi ăn, nuôi mặc, nuôi học hành =>
mẹ nuôi con là bổn phận, là thiên chức cao quý
* Gánh nặng một chồng :
nuôi ăn ngon, mặc đẹp, học hành, thi cử, giao tiếp trà rượu thơ phú cùng bạn bè
@ Sơ kết : Ông Tú kính trọng, ngưỡng mộ, biết ơn bà Tú và có sự day dứt ăn năn khi không làm tròn trách nhiệm của người chồng người cha bằng một nụ cười hóm hỉnh =>
Chất trào phúng hóm hỉnh trong thơ Tú Xương
“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông ”
- Lặn lội thân cò :
từ láy, đảo ngữ, sáng tạo ca dao =>
sự vất vả, lam lũ, tần tảo của bà Tú
- Eo sèo mặt nước :
từ láy, đảo ngữ =>
lời qua tiếng lại, kỳ kèo trả giá =>
sự hi sinh danh tiếng gia đình dòng dõi khuê các vì chồng vì con của bà Tú
khi quãng vắng
buổi đò đông
phép đối =>
bà Tú hi sinh sự an toàn của bản thân vì kế mưu sinh cho gia đình
@ Sơ kết : Đức hi sinh thầm lặng của bà Tú và sự nể phục, tri ân, tủi thẹn của ông Tú khi không thể phụ giúp vợ con.
“ Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công ”
- âu đành phận :
thái độ cam chịu, nhẫn nhục chấp nhận phần số hẩm hiu của bà Tú khi duyên một nợ hai
@ Sơ kết : Phần số không may của bà Tú khi lấy phải ông Tú và sự hóa thân chia sẻ nỗi niềm cùng vợ của ông Tú.
=> Chất trữ tình sâu lắng trong thơ Tú Xương
- Một duyên hai nợ :
vận dụng cách nói dân gian =>
duyên chỉ một mà nợ đến hai
từ cổ =>
đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, không quản ngại khó khăn vất vả của bà Tú
- Năm nắng mười mưa :
sáng tạo thành ngữ =>
Tú Xương đã khắc họa chân dung bà Tú với nhiều phẩm chất tốt đẹp : đảm đang, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh vì chồng con.
=> Đây cũng là hình tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Tổng kết :
2. Nỗi lòng ông Tú :
“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không ”
- Cha mẹ :
- thói đời ăn ở bạc :
- “Có chồng hờ hững cũng như không ”
tiếng chửi đổng dân gian
ông Tú tự trách mình đồng thời cũng chửi vào thói đời bạc bẽo vô tình của những người chồng vô tích sự, vũ phu với tư tưởng chồng chúa vợ tôi.
=> Ông Tú tự cười, tự trách mình thừa thải, vô tích sự, không làm được gì để giúp đỡ vợ con và xã hội vì nỗi đau thi hỏng và thời cuộc nhiễu nhương => nỗi đau của một thế hệ nho sĩ cùng thời Tú Xương.
*** Sơ kết : Nỗi lòng xót xa, day dứt, tủi thẹn của ông Tú khi đành làm người vô tích sự trong gia đình và xã hội.
CÂU HỎI THẢO LUẬN :
2. Phát biểu cảm nhận của em về hình tượng bà Tú nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
4. Em hãy lí giải vì sao ông Tú thương vợ mà lại không làm việc gì để chia sẻ gánh nặng cùng bà Tú ?
3. Theo em, tình cảm của ông Tú dành cho bà Tú được thể hiện ở những cung bậc nào ?
1. Tổng kết giá trị nghệ thuật của tác phẩm
III. TỔNG KẾT :
1. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT :
- Từ ngữ giản dị, chọn lọc
- Vận dụng sáng tạo thành ngữ, ca dao, cách nói dân gian
- Các biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, phép đối …
- Bút pháp vừa đậm chất trữ tình sâu lắng vừa trào phúng hóm hỉnh
2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG :
- Bài thơ ca ngợi hình tượng bà Tú với nhiều phẩm chất tốt đẹp : đảm đang, cần cù, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh vì chồng con …
Bài thơ thể hiện tấm lòng trân trọng, quý mến, nể phục, ngưỡng mộ, biết ơn và yêu thương vợ chân thành sâu sắc của Tú Xương
- Bài thơ ẩn chứa nỗi lòng day dứt, ăn năn, tủi thẹn của Tú Xương khi đành xem mình như một người thừa thải, vô tích sự trong gia đình và xã hội vì thời buổi nhố nhăng loạn lạc ..
Mộ phần cụ Trần Tế Xương tại Nam Định
Kìa ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn
Nguyễn Khuyến
DẶN DÒ :
1. Học bài Thương vợ
2. Soạn bài Thao tác lập luận phân tích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Thuỳ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)