Tuần 3. Thương vợ.

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Linh | Ngày 10/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Tuần 3. Thương vợ. thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Trần Tế Xương
THƯƠNG VỢ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
a.Cuộc đời:
- TX (1870 - 1907) người làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo
- Cá tính sắc sảo, phóng túng
- Có tài, thi cử lận đận: 8 lần thi, chỉ đỗ tú tài.
- Thời đại: Giai đoạn giao thời đổ vỡ, xã hội phong kiến già nua, chuyển dần sang xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Sống nghèo túng, nhờ vợ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
a.Cuộc đời:
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Ông để lại hơn 100 bài, gồm thơ, phú, văn tế
- Gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
2. Đề tài bà Tú trong thơ TX:
- Bà Tú: Phạm Thị Mẫn
- Quê ở Hải Dương
- Bản lĩnh, ngay thẳng.
- Người vợ hiền thục, tần tảo, rất mực yêu chồng, thương con.
- Là người quí trọng tài năng và cá tính của chồng.
 Tú Xương có mảng đề tài viết riêng về vợ với cả niềm yêu thương, trân trọng
THƯƠNG VỢ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
2. Đề tài bà Tú tú trong thơ TX
3. Bài thơ:
 - Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường luật (chữ Nôm)
- Chủ đề:
Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú và thể hiện nhân cách của nhà thơ.
THƯƠNG VỢ
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Quanh năm buôn bán ở mom sông, 
Nuôi đủ năm con với một chồng. 
Lặn lội thân cò khi quãng vắng, 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 
Một duyên hai nợ âu đành phận, 
Năm nắng mười mưa dám quản công. 
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Trần Tế Xương)
1. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú:
a) Vai trò trụ cột của bà Tú:
 - “Quanh năm buôn bán ở mom sông”
(thời gian) (công việc) (địa điểm)
 


=> Sự vất vả, cheo leo, nguy hiểm
- “Nuôi đủ năm con với một chồng”
+ Cách đếm đặc biệt
+ Nuôi đủ: vất vả, vẫn gánh xong
=> Gợi hình ảnh cái gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Câu thơ diễn tả cái nghịch lý “sự nuôi” của bà Tú….đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.
triền miên không ngơi nghỉ
chênh vênh, ba bề là nước, dễ sạt lở.
b) Hình ảnh bà Tú gian nan vất vả:

 - Hình ảnh ước lệ: “thân cò”:
=> Thân phận tội nghiệp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Đảo ngữ / từ láy:
“Lặn lội”: lam lũ
“Eo sèo (mặt nước)” kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu -> khó khăn.
=> Nhấn mạnh thêm sự lam lũ vất vả của một cuộc đời nhiều lo toan, gánh vác.
 - Đối: “Khi quãng vắng” / “Buổi đò đông”

Mênh mông, heo hút Cảnh lên đò xuống bến.

Gian nan tội nghiệp Hiểm nghèo.
 => Cảnh làm ăn buôn bán vất vả, cực nhọc.
c) Thay lời vợ – than thở về duyên phận: (câu 5-6)
 
- Vận dụng thành ngữ:
“Một duyên hai nợ” -> Tình
“Năm nắng mười mưa” (thành ngữ) - gian nan, vất vả (tượng trưng)
 
- Đối: “Âu đành phận” / “ Dám quản công”
Cam chịu hy sinh
=> Cách nói giản dị về công lao của vợ mình.
 

- Số tăng dần từ 1-2- 5-10: Đức tính hy sinh thầm lặng, cao qúi của bà Tú
2. Nỗi niềm của nhà thơ:

- Cách đếm: “Nuôi đủ năm con với một chồng” cho ta thấy nhà thơ tự xem mình là một kẻ ăn theo, ăn ké lũ con…tri công, tri ân vợ
- Tiếng chửi:
+ “Thói đời”: đạo đức suy đồi, lòng người đảo điên  Bất mãn.
+ “Ăn ở bạc”: tự trách mình  vừa cay đắng, vừa phẫn nộ.
- Tự rủa mình:
+ “Hờ hững”: không giúp ích gì cho vợ.
+ “Như không”: tự đánh giá
=> Thấm thía một nỗi đau chua xót: thương vợ cũng là thương mình
 
III.TỔNG KẾT

1.Nội dung: Bài thơ ca gợi phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó vì chồng con và thể hiện tâm trạng của nhà thơ.
2.Nghệ thuật:
- Chất thơ mộc mạc, bình dị, bài thơ hay từ nhan đề đến cách vận dụng ca dao, thành ngữ, tiếng chửi.
- Phong cách: ân tình và hóm hỉnh, trữ tình đằm thắm pha lẫn trào phúng.
- Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực mà tự nhiên, thanh thoát mà gần gũi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)