Tuần 3. Thương vợ.

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà Linh | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 3. Thương vợ. thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


THƯƠNG VỢ
-Tú Xương-
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Tú Xương (1870 - 1907), tên thật là Trần Tế Xương, tự là Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh.
- Quê quán: quê ông ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định).
Tú Xương
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
* Cuộc đời:
- Ông thi nhiều lần nhưng chỉ đỗ Tú tài nên có bút hiệu Tú Xương và sống trong thiếu thốn. Tuy vậy ông là một nhà thơ nổi tiếng, có ảnh hưởng.
- Sinh ra trong gia đình truyền thống Nho giáo.
- Sống trong thời kì bi thương của đất nước.
- Ông lấy vợ năm 16 tuổi, có 6 con trai và 2 con gái
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
* Sự nghiệp:
- Cuộc đời ông là một nghệ sĩ nhưng trước hết là một trí thức phong kiến
- Mọi chi tiêu đều do bà Tú lo nên hình ảnh người vợ tần tảo đã trở thành nhân vật điển hình trong thơ ông
- Ông cũng làm thơ tự trào về thi cử lúc thi cử nhiễu nhương
- 2 mảng
Thơ về hiện thực
Thơ về người vợ
I. Tiểu dẫn
2. Tác phẩm
- Tú Xương rất trân trọng vợ mình, cuộc đời ông chỉ sống có 37 năm, nhưng học thi 8 lần mới đỗ Tú tài, mọi việc ở nhà đều do bà Tú gánh vác vì thế ông viết về vợ như một sự tri ân.
- Đây là một trong những bài thơ cảm động nhất của ông viết, là tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của ông.
- Bà Tú là một người phụ nữ đại diện cho phụ nữ Việt xưa: tần tảo, chịu khó, thương con, nhẫn nại quên mình

THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chông.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
- Tú Xương -
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu đề
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng ”.
- Địa điểm: “mom sông”
 Gợi sự nguy hiểm, bấp bênh
- Thời gian: “quanh năm”
 Liên tục, tuần hoàn, khép kín
- Cụm “năm con với một chồng” kết hợp với từ “đủ”
 Gánh nặng đè lên vai bà Tú, dường như gánh nặng nuôi chồng còn nặng hơn nuôi con
=> Câu thơ ẩn chứa sự ái ngại, chua chát của tác giả về sự vất vả, đảm đang của bà Tú
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Hai câu thực
“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông ”.
* Hình ảnh bà Tú vất vả, cực nhọc, lam lũ:
- Từ “lặn lội”, “eo sèo”: sự vất vả, nhọc nhằn của bà Tú
- Hình ảnh “thân cò”(hình ảnh trong ca dao xưa để chỉ cuộc đời vất vả, lận đận): chỉ người phụ nữ tần tảo, nhỏ bé
- Các từ “khi quãng vắng”, “buổi đò đông”: không gian và thời gian khi mà bà Tú đang vật lộn với cuộc sống
=> Cuộc sống bấp bênh, vất vả, người phụ nữ vẫn đảm đang,chu đáo qua đó Tú Xương thấu hiểu đến cùng nỗi cô đơn, gian khổ của vợ mình
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Hai câu thực
* Nghệ thuật
Đảo ngữ: đảo từ “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu
Nhấn mạnh sự nhọc nhằn, lam lũ
Ẩn dụ: hình ảnh “thân cò”
Hình ảnh ca dao xưa gợi lên hình ảnh con người nhỏ bé, vất vả
Đối lập: eo sèo > < lặn lội
quãng vắng > < đò đông
Tô đâm sự đối lập giữ bà Tú và công việc đang làm
II. Đọc – hiểu văn bản
3. Hai câu luận
“ Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công ”.
* Cảnh đời éo le, oái ăm mà bà Tú phải chịu:
- Số từ vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau : một, hai, năm, mười: chỉ khó khăn chồng chất ngày một tăng dần
- Giọng điệu: “âu đành phận”, “dám quản công”: sự nhẫn nãi, tự nguyện gánh vác không than vãn
- Các thành ngữ: “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”: sự hi sinh âm thầm
=> Tú Xương nói hộ nỗi khổ của vợ đồng thời thấy được đức hi sinh của vợ
II. Đọc – hiểu văn bản
3. Hai câu luận
“ Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công ”.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối
duyên > < nợ
nắng > < mưa
=> Sự hi sinh âm thầm của bà Tú
II. Đọc – hiểu văn bản
4. Hai câu kết
“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không ”.
* Tiếng chửi đời và tấm lòng của ông Tú:
- “Cha mẹ thói đời cũng như không”: ngôn ngữ đời thường của thơ Nôm
- Lời chửi “cha mẹ thoi đời của ông Tú: chửi cái xã hội bất công với người phụ nữ, chửi chính mình vô dụng
II. Đọc – hiểu văn bản
4. Hai câu kết
“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không ”.
- Ông Tú tự nhận lỗi về mình:
+ “Ăn ở bạc”: trong lòng không bạc bẽo với vợ nhưng bề ngoài ăn ở thật bạc bẽo, gánh năng nuôi con cái, thậm chí cả chính bản thân cũng đè lên vai vợ
+ “Cũng như không”: vô trách nhiệm với mình, với vợ
=> Lời thơ mỉa mai, trào phúng, tự chửi mình cũng như một cách chuộc lỗi
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác giả đã vẽ nên bức chân dung tuyệt đẹp về người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó đồng thời cho thấy vẻ đẹp nhân cách của bản thân.
2. Nghệ thuật
Chất thơ bình dị, độc đáo pha lẫn trữ tình và trào phúng
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm chúng con
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)