Tuần 3: Phần mềm-giải thuật - Hệ điều hành MS-DOS

Chia sẻ bởi Lê Anh Nhật | Ngày 26/04/2019 | 267

Chia sẻ tài liệu: Tuần 3: Phần mềm-giải thuật - Hệ điều hành MS-DOS thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

Tuần 3:
CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM VÀ GIẢI THUẬT (tiếp) (1 TIẾT)
CHƯƠNG 4: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS (2 TIẾT)
Mục tiêu
Hiểu về khái niệm thuật giải, các cách trình bày thuật giải.
Hiểu về các khái niệm co bản trong HĐH DOS: thư mục, tệp, tên tệp, ổ đĩa, ….
Cấu trúc ổ đĩa, thư mục.
Hiểu và so sánh được lệnh nội trú và ngoại trú.
Chuẩn bị
Giáo viên: bài soạn, máy tính, máy chiếu, tài liệu tham khảo.
Học viên: Vở, bút, tài liệu tham khảo.
Nội dung
CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM VÀ GIẢI THUẬT (tiếp) (1 TIẾT)
1.1. Khái niệm
Thuật giải là một tập hữu hạn các thao tác có thể đặt tên được và chúng được thực hiện theo một trình tự thích hợp đối với một số đối tượng nào đó để đạt được điều mong muốn.
1.2. Các đặc tính của thuật giải
Tính thực hiện được: các thao tác quy định trong thuật giải con người và máy móc phải thực hiện được.
Tính hữu hạn và kết thúc: phải kết thúc sau một số bước hữu hạn.
Tính kết quả: với dữ liệu hợp lí thuật giải phải cho ta kết quả.
Tính hiệu quả: một thuật giải tốt phải đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm bộ nhớ và thời gian thực hiện.
Tính duy nhất và xác định: cùng một điều kiện, các xử lí thực hiện cùng trên thuật giải phải cho một kết quả.
Tính hình thức: chỉ cần biết làm các thao tác cơ sở được quy định trong thuật giải mà thôi.
1.3. Biểu diễn thuật giải
Có 3 cách biểu diễn thuật giải:
Liệt kê các bước bằng lời.
Ví dụ thuật giải nấu cơm:
B1: lấy gạo theo định lượng cần thiết.
B2: Vo gạo.
B3: Đổ gạo + nước theo tỉ lệ nhất định.
B4: Cắm điện.
B5: Bật công tắc nấu cơm.
B6: Chờ cơm chín.
Bằng lưu đồ: các hình cơ bản để xây dựng lưu đồ thuật giải là:


Ví dụ lưu đồ tính tổng của N số nguyên đầu tiên:

Bằng ngôn ngữ lập trình:
Người ta hay sử dụng ngôn ngữ tựa Pascal
Thí dụ thuật giải đổi chỗ:
t := x;
x := y;
y := t;

CHƯƠNG 4: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS (2 TIẾT)
2.1. Giới thiệu hệ điều hành MS - DOS
MS-DOS (Microsoft Disk Operating System) là hệ điều hành(HĐH) của tập đoàn khổng lồ Microsoft. Phiên bản đầu tiên của MS-DOS được viết năm 1981.
MS-DOS là HĐH đơn nhiệm (tại một thời điểm chỉ chạy được một trình ứng dụng).
MS-DOS giao diện với người sử dụng thông qua dòng lệnh.
2.2. Tên ổ đĩa, dấu đợi lệnh     Bao gồm :
ổ đĩa mềm - gọi là ổ đĩa A: Đĩa mềm có dung lượng 1,44 MB. ổ đĩa cứng - Thường là ổ C,D,E...: và nó nằm ở trong thùng máy, thường có dung lượng lớn gấp nhiều lần so với đĩa mềm. ổ đĩa CD - Là dùng để đọc các đĩa quang. Đĩa quang thường có dung lượng vài trăm MB.
2.3. Tập (File) và tên tệp Tập tin (hay còn gọi là Tệp) là hình thức, đơn vị lưu trữ thông tin trên đĩa của Hệ điều hành. Tệp gồm có tên tệp và phần mở rộng (Phần mở rộng dùng để nhận biết tệp đó do chương trình nào tạo ra nó). TênTệp tin được viết không quá 8 ký tự và không có dấu cách, + , - ,* , / . Phần mở rộng không quá 3 ký tự và không có dấu cách. Giữa tên và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm (.). Tập tin có thể là nội dung một bức thư, công văn, văn bản, hợp đồng hay một tập hợp chương trình. Ví dụ:
 COMMAND.COM Phần tên tệp là COMMAND còn phần mở rộng là COM  MSDOS.SYS Phần tên tệp là MSDOS còn phần mở rộng là SYS  BAICA.MN Phần tên tệp là BAICA còn phần mở rộng là MN THO.TXT. Phần tên tệp là THO còn phần mở rộng là TXT Người ta thường dùng đuôi để biểu thị các kiểu tập tin. Chẳng hạn tệp văn bản thường có đuôi DOC, TXT, VNS, ... Tệp lệnh thường có đuôi COM, EXE Tệp dữ liệu thường có đuôi DBF, ... Tệp chương trình thường có đuôi PRG, ... Tệp hình ảnh thường có đuôi JPG,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Nhật
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)