Tuần 3. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương

Chia sẻ bởi Nguyễn Cát Linh Lam | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 3. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Như các bạn đã biết, thi cử là đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương.Có lẽ vì bản thân nhà thơ đã trải qua nhiều lần thi mà vẫn không thoã nguyện. Cũng có thể đến kì thi này, thi cử theo kiểu khoa cử phong kiến mỗi ngày một tàn tạ, mất đi vẻ tôn nghiêm,trang trọng vốn có.
Hình ảnh TÚ XƯƠNG
I-Tìm hiểu chung:
1-Hoàn cảnh sáng tác:
+ 1897 nhà thơ dự kì thi Hương ở Nam Định, trong kì thi này có sĩ tử Hà Nội xuống thi chung, có các quan Toàn quyền Đông dương và Công sứ Nam Định đến dự.
2-Thể loại và đề tài:
+ Thơ Thất ngôn bát cú.
+ Đề tài :thi cử.

3-Đại ý:
+ Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử của riêng ông.
+ Phản ánh hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân phong kiến buổi đầu, đồng thời thể hiện su phẫn uất của nhà thơ trước tình cảm nước nhà.
+ Bô cục: 3 phần
       P1: 4 câu đầu
       P2: Sáu câu tiếp
       P3: Sáu câu còn lại

II-Đọc hiểu văn bản :

1-Hai câu đầu :
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà

+ Có tính tự sự,nhằm kể lại cuộc thi.

+ “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Quy định bình thường của lệ thi cử nhưng trước đây là triều đình tổ chức thi nay là ”nhà nước”  cho thấy sự thay đổi.

+ “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: Một sự bất thường vì trước đây sĩ tử ở Nam Định với Hà Nội thi riêng nay sĩ tử từ Hà Nội xuống Nam Định thi mà là thi “lẫn” Sự ô hợp, nhốn nháo, thiếu tính trang nghiêm nề nếp của trường thi.
2-Hai câu thực:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

- Tả thực quang cảnh trường thi với hình ảnh nhân vật trung tâm của trường:

+ Sĩ tử (Người đi thi): ”lôi thôi” thể hiện tư thế xốc xếch và cả tư cách của người trí thức một thời là những bậc trên của xã hội.

+ .Quan trường (người coi thi): ậm oẹ, miêng thét loa quan phải thét vào loa điều khiển thí sinh vì trường thi quá rộng.

+ Từ mô phỏng âm thanh: ”Ậm oẹ” nói không ra tiếng rõ ràng, nhưng vẫn là giọng điệu phách lối,hách dịch của những kẻ dựa vào thế thần mà không có thực quyền.

+ Sử dụng phép đảo ngữ: gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về sự sa sút của “nho phong sĩ khí” một thời. Hình ảnh chân thực đối nghịch hoàn toàn với vẻ nho nhã, nề nếp của người ứng thí và vẻ tôn nghiêm đáng kính của quan coi thi trong truyền thống của chế độ thi cử.

+ Hai câu đối nhau: tạo thành bức tranh sinh động rất buồn cười của một trường thi. Cảnh khôi hài đó phản ánh thực trạng xã hội láo nháo nhố nhăng của chế độ đương thời.
3-Hai câu luận:
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra.

+ Cảnh tượng đối lập với câu thực: Láo nháo >< Long trọng  tô đậm thêm bức tranh hiện thực ở hai câu thực. Vẫn là tả thực trong kì thi năm Đinh Dậu (1897) có vợ chồng ông toàn quyền Pháp Paul Doumer và vợ chồng Công sứ Nam Định Le Normand đến dự  Cảnh tượng này chân thực đúng với bản chất xã hội Việt Nam đương thời.

+ Cảnh đón tiếp diễn ra long trọng: “lọng cắm rợp trời” để đón “ông Tây, mụ đầm“
 Cảnh tượng vong quốc của dân ta.

+ Phép đối,phép đảo ngữ: tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay: lọng trước người sau, váy trước người sau cảnh hài hước khi tả ”lọng“ che đầu quan sứ đối với “váy” của mụ đầm tạo ra tiếng cười nhưng ẩn trong đó là nỗi xót xa.
4-Hai câu kết:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

+ Chuyển từ giọng điệu mỉa mai ,châm biếm sang trữ tình: Đây là lời thốt ra một cách tự nhiên trước cảnh tượng chướng tai gai mắt.

+ Đất Bắc: chỉ vùng Bắc Hà nói chung, Hà Nội nói riêng là nơi lừng danh kinh đô nghìn năm, nơi gặp gỡ hội tụ của bao hiền tài ưu tú của đất nước. Câu thơ hướng về bản thân mình và hướng về những ai có tâm huyết tấm lòng với vận mệnh dân tộc hãy nghĩ đến nỗi nhục vong quốc và còn chút tự hào về truyền thống dân tộc hãy “ngoảnh cổ” mà trông cảnh nước nhà.

+ Ngoảnh cổ: nặng nề nhuốm màu sắc trào phúng trâm biếm. Bởi thực tế quanh ông có bao kẻ làm ngơ quay mặt với nỗi nhục vong quốc. Âm điệu của câu thơ đau xót.
 Cỗ hạng nhất : Chủ khảo Cao Xuân Dục và Công sứ Lenormand
Trường Hà-nam Khoa Đinh Dậu (29/12/1897)
 "Ăn yến xem ra có thịt công " !
Tú Xương
Cỗ hạng ba: các ông Cử mới dự yến Lộc minh (bốn người một cỗ)
Trường Hà-nam (29/12/1897)
Vọng cung
Vọng cung là một tòa nhà xây ở mỗi tỉnh để các quan ở xa làm lễ bái vọng vua.
Tân khoa làm lễ tạ ơn vua ở Vọng cung
Trường Hà-nam Khoa Đinh Dậu (29/12/1897)
 Tân khoa làm lễ tạ ơn vua ở Vọng cung
Trường Hà-nam Khoa Đinh Dậu (29/12/1897)




 Tân khoa làm lễ tạ ơn tại dinh Công sứ





 Khảo quan chuẩn bị dự lễ
Trường Hà-nam Khoa Đinh Dậu (29/12/1897)
II-Kết luân:

+ Qua bài “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” (1897), Tú Xương đã ghi lại cảnh tượng trường thi nhỏ bé nhưng bộc cái bản chất của cả xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.

+ Với thể thơ Đường luật vốn trang nghiêm đài cát, nhà thơ đã viết thành một bài thơ trào phúng đả kích sâu cay bày tỏ thái độ lên án mạnh mẽ. Ẩn sau đó là tấm lòng đau xót của nhà thơ.


Chỉ thế thôi đã thấy trường thi không còn là chốn trang nghiêm, nề nếp nữa, nó quá ồn ào,chẳng khác nào cảnh họp chợ, thế nên “quan trường” kia mới phải “ậm oẹ thét loa Bằng phép đối rất hoàn chỉnh Tú Xương đã làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi-sĩ tử và quan trường. Sĩ tử lôi thôi, nhếch nhát, mất đi vẽ nho nhã, thư sinh. Quan trường là giám khảo, cũng chẳng còn cái phong thái trang nghiêm, trịnh trọng.Đây là một bức tranh nhị bình biếm hoạ hết sức độc đáo gợi lại cành hoàng hôn của chế độ phong kiến ngày xưa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cát Linh Lam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)