Tuần 3. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương

Chia sẻ bởi My Linh | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 3. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Vịnh Khoa Thi Hương
Đọc văn
Tổ 2 -11A6 - HBT
Trần Tế Xương
1
2
3
I. Tìm hiểu chung
II. Hướng dẫn đọc thêm
III. Tổng kết
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


Trần Tế Xương (1870-1907)
I. Tìm hiểu chung

2. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: khi tác giả đang buồn mình không được trúng truyển trong một kì thi. Thể hiện sự mỉa mai, phẫn uất đối với chế độ thi cử xưa.
Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
Bố cục: 4 phần
+ 2 câu đề: giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu
+ 2 câu thực: quan cảnh trường thi
+ 2 câu luận: ông to bà lớn đến trường thi
+ 2 câu kết: thái độ, cảm nhận của tác giả.
Vịnh khoa thi hương
Nội dung
II. Hướng dẫn đọc thêm

Nội dung

1. Hai câu đề: giới thiệu khoa thi
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.
- “Nhà nước”: nêu bật lên hiện thực cảnh mất nước.
Thời gian: ba năm một lần
 sự quy củ, nề nếp của việc tổ chức thi cử
“trường Nam lẫn trường Hà”: không còn nề nếp, là sự thiếu nghiêm chỉnh.
=> Cách thức thi cử khái quát cả hiện thực xã hội thời bấy giờ
Một số hình ảnh kì thi Hương năm Đinh Dậu

2. Hai câu thực: quang cảnh trường thi


“ Lôi thôi sĩ tử đeo vai lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét la.”
-  Lôi thôi, vai đeo lọ: Hình ảnh có tính khôi hài, luộm thuộm, bệ rạc.
-> Nghệ thuật đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử thì nhếch nhác lôi thôi- vừa gây ấn tượng về hình thức vừa gây ấn tượng khái quát hình ảnh thi cử của các sĩ tử khoa thi Đinh Dậu.
-  Hình ảnh quan trường : ra oai, nạt nộ, nhưng giả dối.
-> Nghệ thuật đảo: ậm ẹo quan trường 
Cảnh quan trường nhốn nháo, thiếu vẻ trang nghiêm, một kì thi không nghiêm túc, không hiệu quả.
II. Hướng dẫn đọc thêm
3. Hai câu luận: ông to bà lớn đến trường thi
“ Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra”
“lọng cắm rợp trời”: không khí long trọng lại để đón “quan sứ”, “mụ đầm”_một kẻ ngoại bang lại quyết định kì thi, quyết định nền học vấn nước nhà  châm biếm, đả kích.
“mụ”: sự chế giễu về sự phục tùng những kẻ ngoại bang
=> Thể hiện sự xót xa, mỉa mai xen lẫn xót xa và căm giận
II. Hướng dẫn đọc thêm
4. 2 câu kết: thái độ cảm nhận của tác giả
“ Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
“ Nhân tài đất Bắc nào ai đó” là lời kêu gọi và cũng là lời nói thẳng về sự thật của đất nước nhằm thôi thúc, thức tỉnh tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ.
-> Giọng điệu chuyển sang trữ tình để để lay gọi, đánh thức lương tri mọi người
=> Thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại xâm. Nhắc nhở về nỗi nhục mất nước.
II. Hướng dẫn đọc thêm
B. Nghệ thuật chính

Nghệ thuật đảo ngữ, thủ pháp biếm họa, cực tả đặc sắc.

Sử dụng từ ngữ độc đáo, hình ảnh giàu sức gợi.

 Bộc lộ thái độ châm biếm, tác giả nêu ý kiến của bản thân.
III. Tổng kết
 Nội dung chính:
- Thể hiện một phần hiện trạng mất nước và nỗi mất nước.
Đồng thời thấy được tấm lòng yêu nước của tác giả, căm ghét bọn thực dân xâm lược, muốn thức tỉnh lương tri và tinh thần dân tộc.
 Nghệ thuật chính:
- Kết hợp hài hòa giữa châm biếm và trữ tình tha thiết.
- Nghệ thuật đảo ngữ.

Cảm ơn mọi người đã lắng nghe




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: My Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)