Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta

Chia sẻ bởi Lê Xuân Chiến | Ngày 10/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ - Bài "Về luân lý xã hội nước ta"
Câu 1:
Trong sự nghiệp văn học của mình, Phan Châu Trinh nổi tiếng nhất là thể loại văn học nào ?
Thơ và diễn ca
Văn chính luận và thơ
Diễn ca và tự truyện
Tự truyện và thơ
Câu 2:
Lời giải thích nào sao đây về khái niệm luân lý không đúng với quan niệm của Phan Châu Trinh trong bài diễn thuyết "Về luân lý xã hội ở nước ta" ?
Luân lý là luân thường đạo lý
Luân lý đồng nghĩa với đạo đức
Luân lý là những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội
Luân lý là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức được xây dựng trong suốt một quá trình lâu dài ?
Câu 3:
Theo Phan Châu Trinh, luân lý nhân loại, nhất là ở phương Tây, đã phát triển qua mấy thời kỳ ?
2
3
4
5
Câu 4:
Cách giải thích nào sau đây rất xa với chủ ý của Phan Châu Trinh trong câu văn: "Một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lý được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì" ?
Không thể hiểu đơn giản rằng luân lý xã hội chẳng qua chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác.
Không thể dễ dàng lấy tình cảm bạn bè thay thế cho tình cảm xã hội
Không cần cắt nghĩa làm gì quan niệm cho rằng luân lý xã hội chẳng qua chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác
Không thể đồng tình với quan niệm cho rằng luân lý xã hội chẳng qua là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác
Câu 5:
Người diễn thuyết thường được gọi là gì ?
Tác giả
Thính giả
Diễn giả
Khán giả
Câu 6:
Cách giải thích nào sau đây về diễn thuyết là đúng ?
Trao đổi về một vấn đề nào đó với tập thể
Nói trước công chúng về một vấn đề nào đó
Nói về một vấn đề nào đó trước những người cùng quan điểm
Trao đổi về một vấn đề nào đó ở nơi công cộng
Câu 7:
Trong khi lập luận theo lối phản chứng, đối tượng và hiện trạng nào sau đây bị Phan Châu Trinh phê phán gay gắt ?
Dân chúng ở ta "phải ai tai nấy, ai chết mặc ai", "trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lỳ"...
Xã hội ở nước ta là xã hội "không biết đoàn thể, không trọng công ích"
Bọn thức giả ở nước ta phần đông hèn yếu, "ngó theo sức mạnh", quy luỵ quyền thế,...
Bọn quan trường nước ta phản động, thối nát, chỉ là một "lũ ăn cướp có giấy phép"
Trong khi lập luận theo lối phản chứng, đối tượng và hiện trạng nào sau đây bị Phan Châu Trinh phê phán gay gắt ?

Trong khi lập luận theo lối phản chứng, đối tượng nào sau đây bị Phan Châu Trinh phê phán gay gắt nhất ?
Dân chúng ở ta "phải ai tai nấy, ai chết mặc ai", "trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lỳ"...
Xã hội nước ta là một xã hội "không biết đoàn thể, không trọng công ích"
Bọn thức giả ở nước ta phần đông hèn yếu, "ngó theo sức mạnh", quy luỵ quyền thế
Bọn quan trường ở nước ta phản động, thối nát, chỉ là một "lũ ăn cướp có giấy phép".
Câu 8:
Nhận xét nào sau đây không chuẩn xác ? Qua tác phẩm "Về luân lý xã hội ở nước ta", Phan Châu TRinh đã tỏ ra là một nhà diễn thuyết ?
Có tài hùng biện
Có tư tưởng sâu sắc
Có tâm hồn lãng mạn
Có cảm xúc nồng nhiệt
Câu 9:
Người diễn thuyết muốn thuyết phục công chúng, không nhất thiết phải đáp ứng yêu cầu sau đây ?
Nắm chắc đối tượng
Xác định chủ đề, mục đích rõ ràng
Lập luận khúc chiết, lời lẽ giản dị, dễ hiểu
Có tài hùng biện xuất chúng
Câu 10:
Việc đặc biệt nhấn mạnh vào sự dốt nát về xã hội luân lý của "người mình" như vậy không nhằm mục đích gì ?
Rung lên một hồi chuông cảnh báo với toàn dân, kêu gọi đồng bào mau chóng thức tỉnh
Thôi thúc người dân Việt xây dựng cho mình một xã hội luân lý mới
Xây dựng một ý thức tự tôn dân tộc theo tinh thần phản tỉnh và hướng vào hành động thực tiễn
Phê phán, đả kích cái "quốc dân tính" kém cõi, dốt nát của dân chúng Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)