Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Trang | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:







Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô và các em học sinh lớp 11A
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
( TRÍCH “ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÍ ĐÔNG TÂY”)
- Phan Châu Trinh-
Giáo viên: TRẦN THỊ THU TRANG
Trường THPT Tây Trà
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- Phan Châu Trinh tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã
- Quê: Phú Ninh, Quảng Nam
- Ông là nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX
- Phan Châu Trinh sáng tác nhiều bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ
- Phong cách chính luận đầy tính chất hùng biện, lập luận đanh thép
Phan Châu Trinh
(1872 – 1926)
Nêu những nét chính về tác giả Phan Châu Trinh?
Cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là một nhà nho, nhà chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong giai đoạn 30 năm đầu của thế kỉ XX
Quan điểm cách mạng: Chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện chế độ dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp, lợi dụng chiêu bài “khai hoá” của Pháp để đấu tranh hợp pháp.
Phan Châu Trinh
Đám tang Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc khắp cả nước
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Tác giả ( 1872- 1926)
a- Cuộc đời
b- Sự nghiệp sáng tác
- Sáng tác cả chữ Hán, Nôm,Quốc ngữ
- Văn chính luận: có tính hùng biện, có lập luận đanh thép
- Thơ ca: dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào
- Các sáng tác chính : SGK/ trang 84
2- Văn bản “ Về luân lí xã hội ở nước ta”
- Phần III của bài”Đạo đức và luân lí Đông Tây”, được diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn
II. Đọc hiểu
1. Đọc văn bản
2. Giải thích từ khó
3. Thể loại và bố cục
a. Thể loại : Văn chính luận ( Nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội)
Phần 1: Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội
Phần 2: So sánh luân lí xã hội Châu Âu với nước ta
Phần 3: Giải pháp để Việt Nam có luân lí xã hội
b. Bố cục:
Xác định thể loại và bố cục của văn bản ?
Luận điểm 1
Luận điểm 2
Luận điểm 3
Tìm hệ thống luận điểm
của văn bản?
4.Phân tích
a. Luận điểm 1: Ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội
+ “ Tuyệt nhiên không ai biết đến”  Nhấn mạnh và khẳng định luân lí xã hội là khái niệm mới ở nước ta
+ Cách lập luận: khẳng định trực tiếp, dứt khoát, mạnh mẽ
+ “ Một tiếng bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội”
 Quan niệm phiến diện, hẹp hòi
Cách nêu vấn đề và phân tích luận điểm của tác giả bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác và thức thời.
b.Luận điểm 2: So sánh luân lí xã hội Âu Châu (Pháp) và ở nước ta
LLXH nước ta
LLXH Âu Châu
Điềm nhiên như kẻ ngủ
Rất thịnh hành
Phải ai tai nấy,
Gặp ai chết mặc ai
Gặp người bị nạn,
người yếu
Khi bị đè nén, áp bức

kêu nài, chống cự, thị oai.
Đòi công bằng
Chưa có đoàn thể
Có đoàn thể
Có công đức
Biết giữ lợi chung
Có ăn học
Ngơ mắt đi qua
Nhóm 1-2:
Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến cho dân ta không có đoàn thể, công ích?
Nhóm 3-4:

Phân tích thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn văn?

b.Luận điểm 2.
- Luân lí xã hội ở Âu Châu và Việt Nam - Nguyên nhân dân Việt Nam không có luân lí xã hội
b.Luận điểm 2:
- Luân lí xã hội ở Âu Châu và Việt Nam - Nguyên nhân dân Việt Nam không có luân lí xã hội
+ Bọn học trò ham quyền tước, bả vinh hoa Giả dối, nịnh hót phá tan đoàn thể của quốc dân
+ Vua quan tham nhũng, tham lam, hám lợi, tìm mọi cách rút tỉa của dân, dân càng ngu muội, càng dễ bề thống trị không quan tâm đời sống nhân dân
Dẫn chứng: Một người làm quan một nhà có phước! Dầu tham nhũng, vơ vét của dân cũng không ai chê bai, phẩm bình, thậm chí còn được coi là đắc thời! Quan lại là một lũ ăn cướp có giấy phép! Hiện tượng chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước được coi là hiện tượng bình thường….
b.Luận điểm 2:
- Luân lí xã hội ở Âu Châu và Việt Nam - Nguyên nhân dân Việt Nam không có luân lí xã hội
+ Thái độ
Căm ghét cao độ ( Xưng hô miệt thị)
Mỉa mai, châm biếm ( Hình ảnh ví von)
Đau xót, cảm thông
- Xưng hô: Bọn học trò, kẻ mang đai đội mũ, kẻ áo rộng khăn đen, bọn quan lại, bọn thượng lưu, đám quan trường, lũ ăn cướp có giấy phép…
- Hình ảnh ví von: kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, lũ ăn cướp có giấy phép…
“ Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn vua quan càng phú quý!
c. Luận điểm 3: Giải pháp
- Mục đích: Nước Việt Nam được tự do độc lập
- Giải pháp:
+ Dân Việt Nam phải có đoàn thể
+ Phải truyền bá chủ nghĩa xã hội trong dân Việt Nam
5. Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố NL:
a. Yếu tố biểu cảm:
- Câu cảm thán.
 Thể hiện t×nh c¶m ®au xãt tr­íc t×nh tr¹ng tăm tèi, thª th¶m cña XH.
- Những cụm từ: "Người nước ta, người trong nước, người mình, ông cha mình, quốc dân, anh em, người trong làng, người dân VN này"
-> Ân chứa tình cảm đồng bào dân tộc sâu nặng, thắm thiết.
b. Yếu tố nghị luận:
Cách lập luận chặt chẽ, logic.
- Dẫn chứng cụ thể, xác thực.
- Giọng văn mạnh mẽ hùng hồn, dùng từ đặt câu chính xác.
-> Tư duy sắc sảo, đem đến hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1- Luận điểm 1: (hiện trạng chung)
2- Luận điểm 2 ( biểu hiện cụ thể)
3- Luận điểm 3 ( giải pháp)
III- TỔNG KẾT CHUNG:
- Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
- Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả
- Phê phán chế độ quân chủ phong kiến triệt để, mạnh mẽ; đề cao tư tưởng đoàn thể xã hội

- Cách lập luận chặt chẽ, lôgic, chứng cứ cụ thể xác thực, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn Sản phẩm của một tư duy sắc sảo. Phát biểu chính kiến không chỉ bằng lí lẽ mà bằng cả trái tim dạt dào cảm xúc ( Những câu cảm thán, những câu phụ chú, những cụm từ ẩn chứa tình cảm)
IV. Củng cố
Câu 1: Bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào thời gian nào?
A. 19/11/1925
B. 19/10/1926
C. 29/11/1925
D. 20/10/1926
Câu 2:

Trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh đã vào đề như thế nào để gây sự chú ý của người nghe?
A .Dùng cách nói khẳng định
B. Dùng cách nói phủ định
C. Dùng cách nói vòng vo, dẫn dắt xa xôi
D. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ

Câu 3:

Trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ nào?
A. Con người có tổ có tông;Chớ thấy gió cả mà ngã tay chèo; Đoàn kết là sức mạnh; Ếch ngồi đáy giếng.
B. Giụm cây làm rừng; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Thất bại là mẹ thành công; Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Không ai bẻ đũa cả nắm; Nhiều tay làm nên bộp; Góp gió làm bão; Giụm cây làm rừng; Một nhà làm quan một nhà có phước.
Câu 4.


Theo Phan Châu Trinh, lịch sử loài người đi lên theo con đường nào?
A. Gia đình- Quốc gia- Xã hội
B. Xã hội- Gia đình- Quốc gia
C. Xã hội – Quốc gia- Gia đình
D. Quốc gia- Xã hội- Gia đình
Bài học đến đây kết thúc,
chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em l?p 11A
Giáo viên: TRẦN THỊ THU TRANG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)