Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Khang | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

11C2
Tiết 107 – 108:
Về Luân Lí Xã Hội Ở Nước Ta
Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây”
Phan Châu Trinh
Thạch Trương Thảo (0987 039 863)
Đọc – tìm hiểu chung.
Phan Châu Trinh( 1872-1926), tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Quê ở làng Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kì, Quảng Nam.
1901 đỗ phó bảng, làm quan một thời gian sau cáo về ở ẩn.
Chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện chế độ dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp, lợi dụng chiêu bài “khai hoá” của Pháp để đấu tranh hợp pháp.
1908 ông bị bắt, bị đày đi Côn Đảo, ba năm sau được thả tự do.
1925 bị ốm nặng, mất ngày 24-3-1926-lễ truy điệu ông trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp.
Tác giả Phan Châu Trinh:
Đám tang Phan Châu Trinh Chân dung Phan Châu Trinh

Ông viết cả chữ Hán, Nôm,Quốc ngữ.
Chủ yếu là văn chính luận có tính hùng biện, có lập luận đanh thép. Sáng tác của Phan Châu Trinh thấm nhuần tinh thần chủ nghĩa yêu nước dân chủ sâu sắc.
Các tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh quốc hồn ca I, II (1907 – 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914), Xăng- tê thi tập ( 1914- 1915), Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915), Thất điều trần (1922), Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa (1925), Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925),…

-”Về luân lí xã hội ở nước ta” - phần III của bài”Đạo đức và luân lí Đông Tây”, được ông diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn.
2. Sáng tác chính.
3. Xuất xứ văn bản.
Luân lí xã là khái niệm dùng để chỉ những quan niệm nguyên tắc, qui định hợp lí, hợp lẽ chi phối mọi quan hệ hoạt động và phát triển của xã hội. Luân lí còn là tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng.
Cách đặt vấn đề thẳng thắn: “tuyệt nhiên không ai biết đến” nhằm gây ấn tượng mạnh cho người nghe.
Đã làm rõ nhận định còn hạn chế “ một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được” chỉ là một bộ phận rất nhỏ của luân lí xã hội.
“ Bình thiên hạ” đã bị hiểu sai lệch, bọn vua, quan chỉ lo đục khoét, tư lợi riêng mà không chăm lo đến đời sống nhân dân.
Qua đây, Phan Châu Trinh đã thể hiện thái độ châm biếm khinh bỉ đối với bọn đạo đức giả trong xã hội thực dân phong kiến.
II. Đọc hiểu văn bản

Khái niệm luân lí xã hội của Phan Chu Trinh:
Đọc – hiểu văn bản.
Ở nước ta chưa có luân lí, mọi người chưa có ý niệm về luân lí xã hội:
So sánh luân lí xã hội châu Âu với xã hội ở nước ta:
Các bạn hãy so sánh luân lí xã hội ở châu Âu với xã hội ở nước ta?
Luân lý xã hội ở nước ta
- Không hiểu: Chưa hiểu;
Điềm nhiên như ngủ, chẳng
biết gì( thờ ơ, tê liệt).
Dẫn chứng: Phải ai tai nấy,
ai chết mặc ai. Đi đường gặp
người bị tai nạn, gặp người yếu
bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ
mắt đi qua

. Nguyên nhân: Chưa có đoàn thể,
ý thức dân chủ kém, học trò
thì tham bả vinh hoa, vua quan
thì thối nát.
Luân lý xã hội ở Châu Âu ( Pháp)
Rất thịnh hành và phát triển
- Dẫn chứng: Khi có người quyền thế,hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách đề giành lại sự công bằng ấy.

Nguyên nhân: Có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung, có ăn học, biết nhìn xa trông rộng , có tư tưởng dân chủ.
Nhận xét của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích:
Tác giả đã khẳng định: từ thời xa xưa, ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết trọng công ích “ dựng cây làm rừng” có truyền thống cộng đồng “góp gió làm bão” nhưng lũ vua, quan phản động thối nát “ham bả vinh hoa, ham quyen tước, muốn giữ túi tham của mình dược đầy mãi”. Chúng đã tìm cách phá tan tành đoàn thể của quốc dân.
Bọn Tây học thì hống hách, lợi dụng chức quyền đục khoét nhân dân.
Phan Châu Trinh hướng mũi nhọn đã kích vào bọn chúng “bọn học trò”, “đám quan trường”, “kẻ mang đai đội mũ ngất ngưỡng ngồi trên”. Tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh ví von để thể hiện sự câm ghét của mình đối với tầng lớp quan lại Nam triều và đã gọi chúng là lũ ăn cướp có giấy phép.
Biểu hiện: rút tỉa của dân, lấy lúa của dân mua vườn, sắm ruộng, xây nhà làm cửa… Chúng không quan tâm đến đời sống nhân dân, trái lại dân càng tăm tối, khốn khổ chúng càng dễ bề vơ vét thống trị.
Mặc dù bị bóc lột như vậy nhưng dân không có ý thức đoàn thể nên chúng lộng hành như thế mà không ai phẩm bình, chê bai.
- Từ cách lập luận trên tác giả khẳng định chỉ có xóa bỏ vua quan chuyên chế, xây dựng tinh thần đoàn thể và sự tiến bộ truyền bá chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn để nước ta thoát khỏi chế độ phong kiến, mới có được tương lai tươi sáng.
Có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận và biểu cảm:
Nghệ thuật:
Hãy nhận xét cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong bài văn?

Cách lập luận chặt chẽ lôgic.
Nêu dẫn chứng xác thực.
Dùng từ đặt câu chính xác.
Dùng câu cảm thán.
Lời văn nhẹ nhàng từ tốn.
Y� nghĩa văn bản
Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh đã dũng cảm vạch trần xã hội đen tối đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể và sự tiến bộ của xã hội.
Tổng kết.
Đoạn trích Về luận lí xã hội ở nước ta toát lên dũng khí cũa một người yêu nước: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Qua đó, cũng thấy được một phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)