Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Tú | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Về luân lí xã hội ở nước ta thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI HỌC
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
( TRÍCH “ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÍ ĐÔNG TÂY”)
- Phan Châu Trinh-
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
Phan Châu Trinh (9-9-1872), người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
a) Thân thế
-Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá phụ trách việc quân lương.
-Mẹ ông là Lê Thị Trung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.
-Thân mẫu ông mất năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp PT.Cần Vương, nên theo cha,được dạy chữ, võ. Năm16 tuổi thì cha mất,trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được vào trường tỉnh,học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang, và Phạm Liệu.
b) Cuộc đời Cách mạng:
-1901 đỗ Phó bảng Tam kì,làm quan một thời gian sau đó từ quan(1905),cùng hai người bạn học làm một cuộc Nam du
-Sau cuộc Nam du,ông ra NghệTĩnh,Thanh Hóa,Hà Nội hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình,
1906,bí mật sang Quảng Đông (TQ) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.
-Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp ,cải cách đổi mới mọi mặt(pt Duy Tân),làm cho dân giàu nước mạnh,tạo nên độc lập quốc gia.

-Tháng 3-1908 ông bị bắt và đày đi Côn Đảo
-Đầu hè 1910,Thống đốc Nam kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra CĐ thẩm vấn riêng PCT.Tháng 8 năm đó,ông được đưa về đất liền và trả tự do.
Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật khi ở Pháp
Phan Châu Trinh xin sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị Đông Dương nhưng việc không thành.
- Chính quyền Pháp khép tội ông là gián điệp Đức nên bắt giam tháng 9-1914.
-1915 vì không đủ bằng chứng buộc tội,PCT được thả tự do.Mãi đến năm 1925 khi sức khỏe suy yếu nhà cầm quyền Pháp mới cho ông về nước.
-Về Sài Gòn diễn thuyết được vài lần sau đó ốm nặng và mất.
Cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là một nhà nho, nhà chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong giai đoạn 30 năm đầu của thế kỉ XX
Quan điểm cách mạng: Chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện chế độ dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp, lợi dụng chiêu bài “khai hoá” của Pháp để đấu tranh hợp pháp.
Phan Châu Trinh
Đám tang Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc khắp cả nước
2.Tác phẩm
Các tác phẩm chính:

Đầu Pháp chính phủ thư (1906)
Tỉnh quốc hồn ca I,II (1907-1922)
Tây hồ thi tập (1904-1914)
Xăng-tê thi tập (1914-1915)
Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915)
Thất điều trần (1922)
Đông Dương chính trị luận (1925)
Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa (1925)
Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)
b)Nội dung:

Nội dung chính bao trùm lên tất cả cá tác phẩm của Phan Châu Trinh là tinh thần yêu nước,lí tưởng cứu nước,cứu dân.Tất cả đều thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của một nhà yêu nước chân chính.Những tác phẩm của Phan Châu Trinh là những áng văn chính luận mẫu mực.
3.Đoạn trích:Về luân lí xã hội ở nước ta
a)Hoàn cảnh sáng tác: Vào những năm cuối thế kỉ XIX dầu thế kỉ XX,xã hội nước ta lâm vào tình trạng trì trệ và yếu kém về mọi mặt,do chính sách ngu dân mà thực dân Pháp áp đặt,Trong hoàn cảnh đó nhiều người con ưu tú đã có tư tưởng tiến bộ nhằm canh tân đất nước,trong đó có nhà yêu nước Phan Châu Trinh.

b)Vị trí: Nằm ở phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây”
*Đoạn trích “Về luân lí xã hội ở nước ta” toát lên dung khí của một người yêu nước,vạch trần thực trạng đen tôi của xã hội,đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ,hướng về một ngày mai tươi sang của đất nước.Với nghệ thuật hùng biện và lập luận chặt chẽ đanh thép,tác phẩm thể hiện lòng yêu nước nồng nàn,đồng thời bày tỏ quan điểm và cách nhìn của mình đối với tưởng lai của dân tộc.
c)Bố cục: 3 đoạn
Đoạn 1:Khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội
Đoạn 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của nước ta so với Đông Tây
Đoạn 3:Chủ trương truyền bá XHCN cho người Việt Nam
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1- Nước ta chưa có luân lý xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lý xã hội.
2- Ở Châu Âu luân lý xã hội đã phát triển. So sánh với thực tế ở Việt Nam. 3- Những cải cách cần thiết để có luân lý xã hội.
* Bố cục:
Hiện trạng chung
Biểu hiện cụ thể
Giải pháp
Cần phải tuyên truyền CNXH ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành tự do
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Luân lý xã hội mà tác giả nêu ra trong đoạn trích này là gì? Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả ?
1- Đoạn 1:
LUÂN LÍ XÃ HỘI
Những nguyên tắc, quy định hợp lý, hợp lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát triển của xã hội.
Ý thức tương trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xhội
“cái nghĩa vụ mỗi người trong nước” - tức là ý thức công dân mà mỗi người phải có
“cái nghĩa vụ mà loài người ăn ở với loài người”- tinh thần hợp tác của con người vượt lên trên các ranh giới dân tộc và lãnh thổ.
Đó là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác.
- Đặt vấn đề thẳng thắn, trực diện, trực tiếp nhấn mạnh và phủ định “ Tuyệt nhiên không ai biết đến”
Đánh tan ngộ nhận có thể có ở người nghe
- Làm rõ vấn đề bằng cách bác bỏ những quan điểm sai lầm, phiến diện, hạn hẹp: “ Quan hệ bạn bè không thể thay thế cho luân lí xã hội được, mà chỉ là một bộ phận nhỏ, rất nhỏ của luân lí xã hội mà thôi”
- Khẳng định quan niệm nho gia ( tề gia- trị quốc – bình thiên hạ) đã bị hiêu sai lệch
 Tư tưởng sắc sảo, nhạy bén, thức thời
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1- Đoạn 1:
* Rất thịnh hành và phát triển
* Không hiểu, chưa hiểu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì
- Dẫn chứng: Khi có người có quyền thế hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại sự công bằng xã hội
- Dẫn chứng: phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nhà nấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, mặc kệ tai nạn của kẻ khác, bất công cũng cho qua
- Nguyên nhân: có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung, có ăn học, biết nhìn xa trông rộng, có tinh thần dân chủ
- Nguyên nhân: chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kém
2- Đoạn 2:
- Luân lí xã hội ở Âu Châu và Việt Nam
Nhóm 1:
Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến cho dân ta không có đoàn thể, công ích?
Nhóm 2:

Phân tích thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn văn?

2- Đoạn 2:
Luân lí xã hội ở Âu Châu và Việt Nam
- Nguyên nhân dân Việt Nam không có luân lí xã hội
2- Đoạn 2:
Luân lí xã hội ở Âu Châu và Việt Nam
Nguyên nhân dân Việt Nam không có luân lí xã hội
+ Bọn học trò ham quyền tước, bả vinh hoa Giả dối, nịnh hót phá tan đoàn thể của quốc dân
+ Vua quan tham nhũng, tham lam, hám lợi, tìm mọi cách rút tỉa của dân, dân càng ngu muội, càng dễ bề thống trị không quan tâm đời sống nhân dân
Dẫn chứng: Một người làm quan một nhà có phước! Dầu tham nhũng, vơ vét của dân cũng không ai chê bai, phẩm bình, thậm chí còn được coi là đắc thời! Quan lại là một lũ ăn cướp có giấy phép! Hiện tượng chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước được coi là hiện tượng bình thường….
2- Đoạn 2:
Luân lí xã hội ở Âu Châu và Việt Nam
Nguyên nhân dân Việt Nam không có luân lí xã hội
+ Thái độ
Căm ghét cao độ ( Xưng hô miệt thị)
Mỉa mai, châm biếm ( Hình ảnh ví von)
Đau xót, cảm thông
- Xưng hô: Bọn học trò, kẻ mang đai đội mũ, kẻ áo rộng khăn đen, bọn quan lại, bọn thượng lưu, đám quan trường, lũ ăn cướp có giấy phép…
- Hình ảnh ví von: kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, lũ ăn cướp có giấy phép…
“ Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn vua quan càng phú quý!
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1- Đoạn 1:
2- Đoạn 2:
3- Đoạn 3:

Nhận xét về kết luận và giải pháp của Phan Châu Trinh?
* Giải pháp rõ ràng, thuyết phục, ngắn gọn
Muốn độc lập tự do Phải xây dựng đoàn thể  Phải truyền bá xã hội chủ nghĩa
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1- Đoạn 1: (hiện trạng chung)
2- Đoạn 2: ( biểu hiện cụ thể)
3- Đoạn 3: ( giải pháp)
III- TỔNG KẾT CHUNG:
- Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
- Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả
- Phê phán chế độ quân chủ phong kiến triệt để, mạnh mẽ; đề cao tư tưởng đoàn thể xã hội

- Cách lập luận chặt chẽ, lôgic, chứng cứ cụ thể xác thực, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn Sản phẩm của một tư duy sắc sảo. Phát biểu chính kiến không chỉ bằng lí lẽ mà bằng cả trái tim dạt dào cảm xúc ( Những câu cảm thán, những câu phụ chú, những cụm từ ẩn chứa tình cảm)
Bài Học Kết Thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)