Tuần 29. Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nhơn | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ CHUYÊN ĐỀ
Đọc văn:
TRAO DUYÊN
(Trích "Truyện Kiều")
- Nguyễn Du -
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích “Trao duyên” (từ câu 723 đến câu 756) thuộc phần Gia biến trong “Truyện Kiều”.
2. Bố cục:
- Đoạn 1 (18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng.
- Đoạn 2 (Phần còn lại): Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
3. Đại ý:
Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. Qua đó, thấy được tình yêu sâu nặng, bi kịch cũng như nhân cách cao đẹp của Kiều.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
- “…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa ”
Cậy
chịu
lạy
thưa
+ “Cậy”: Nhờ vả + sự gửi gắm, tin tưởng, trông mong, hi vọng.
+ “Chịu”: Buộc phải chấp nhận, không còn sự lựa chọn nào khác.
+ “Lạy, thưa”: Tạo sắc thái trân trọng nhấn mạnh mức độ quan trọng của sự việc mà Kiều sắp trình bày.
- “Giữa đường… thơm lây”: Kiều kể cho Vân nghe về mối tình của mình với Kim Trọng  Từ đó tha thiết mong em thay mình kết duyên cùng Kim Trọng.
- “Chiếc vành…ngày xưa”: Thúy Kiều trao kỉ vật lại cho Thúy Vân (chiếc vành, bức tờ mây) với tâm trạng đầy luyến tiếc “Duyên này thì giữ, vật này của chung”.
 Tâm trạng đầy mâu thuẫn của Thúy Kiều khi trao duyên.
2. Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:
- Thúy Kiều dự cảm về cái chết: “Trông ra…chị về”; “hồn”; “dạ đài”; “người thác oan”,...
 Kiều cảm thấy cuộc đời trống trải, vô nghĩa khi tình yêu đầu tan vỡ.
- Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc: khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã vỡ tan “Bây giờ…từ đây”.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật: Tâm trạng đau đớn, giằng xé đầy mâu thuẫn của Thúy Kiều khi trao duyên.
- Ngôn ngữ:
+ Đối thoại: với Thúy Vân.
+ Độc thoại: nội tâm, hướng đến Kim Trọng.
III. Tổng kết:
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tâm trạng của Kiều lúc “trao duyên” là gì?
A. Xót xa, đau đớn tột cùng.
B. Giằng xé đau thương, đầy mâu thuẫn
C. Dùng dằng tiếc nuối, khó xử
D. Phức tạp, ngổn ngang, bối rối
Câu 2: Đoạn trích khơi sâu nổi bật phẩm chất gì ở Thúy Kiều?
A. Thủy chung
C. Vị tha
B. Hiếu thảo
D.Tình nghĩa
B.
C.
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nhơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)