Tuần 29. Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thy Nhân | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 82
Văn bản
(Trích TRUYỆN KiỀU)
NGUYỄN DU
TRAO DUYÊN
Đoạn trích từ câu 723 – 756/ 3254;
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để màn trao duyên diễn ra trước khi Mã Giám Sinh mua Kiều . Nguyễn Du đã thay đổi hợp lí, để Kiều trao duyên sau khi việc bán mình của nàng cho MGS là sự đã rồi
 Sự cân nhắc tinh tế của Nguyễn Du .
I/ TIỂU DẪN :
Dòng tâm sự của Kiều chia làm 3 đoạn :
12 câu đầu : Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân;
15 câu tiếp : Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân;
8 câu cuối : Kiều đau đớn đến ngất đi .
Nhịp điệu thơ chậm, giọng tha thiết, càng về sau càng chậm, càng nghẹn ngào…
* Bố Cục :
Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé xuống ân cần hỏi han:
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình!
Cớ gì ngồi nhẫn tàn canh,
Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?
Rằng: “ Lòng đang thổn thức đầy,
Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong.
Hở môi ra những thẹn thùng,
Để lòng, thì phụ tấm lòng với ai!
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN :
…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
 Kiều đặt Vân vào tình thế éo le, bắt buộc phải chấp nhận sự nhờ cậy bằng một thái độ chân thành, tha thiết của Kiều.
1) Kiều thuyết phục, trao duyên cho Vân :
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
 Kiều đưa ra lí lẽ cơ bản và duy nhất là tình cảm chị em máu mủ để nhờ cậy Vân.
1) Kiều thuyết phục, trao duyên cho Vân :
 Sự khủng hoảng tâm lí của Kiều tạm thời được giải tỏa bằng một chuỗi tâm trạng biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản; đồng thời đây là khởi đầu của sự bùng lên mãnh liệt của những mâu thuẫn bi kịch thực sự đằng sau .
1) Kiều thuyết phục, trao duyên cho Vân :
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
 Tâm trạng day dứt, đau đớn, vò xé dồn dập, cuồn cuộn trỗi dậy khi Kiều lần giở từng kỉ vật.
2) Kiều trao kỉ vật và dặn dò em :
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
2) Kiều trao kỉ vật và dặn dò em :
Kiều dần quên đi sự có mặt của Vân, tự thầm thì một mình thành tiếng về tương lai mù mịt, thê thảm của chính mình.
Giọng thơ thay đổi, âm điệu, hình ảnh thơ chập chờn , thần linh ma mị  mâu thuẫn càng thêm thắt chặt .
2) Kiều trao kỉ vật và dặn dò em :
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !
Nàng quay trở lại thực tại thảm khốc, nói với Kim Trọng (người tình) trong sự thống thiết .
3) Kiều đau đớn đến ngất đi :
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
 Nàng tự nhận phần lỗi về phía mình cho ta thấy một tâm hồn cao quý; gửi cái lạy vĩnh biệt và oan uất đến người trong mộng .
3) Kiều đau đớn đến ngất đi :
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
 Kiều gọi Kim Trọng với một tiếng gọi thống thiết của một người vợ gọi chồng. Tiếng gọi cất lên trong cơn mê sảng, sau đó thì ngã vật xuống đất và ngất đi .
3) Kiều đau đớn đến ngất đi :
Cạn lời, phách tán hồn bay,
Một hơi lạnh ngắt, hai tay giá đồng.
Xuân, huyên, chợt tỉnh giấc nồng,
Một nhà tấp nập, kẻ trong, người ngoài.
Kẻ thang, người thuốc bời bời,
Mới nguôi cơn vựng, chưa phai giọt hồng
Hỏi: “ Sao ra sự lạ lùng?”
Kiều càng nức nở, mở không nên lời…
“Duyên” đã trao mà “tình” khó trao  mâu thuẫn giữa tình với nghĩa mới giải quyết được một nửa.
Đoạn thơ là một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm càng lúc càng căng thẳng  bế tắc, bi đát.
Cái thần của đoạn thơ thể hiện ở chỗ : “ Trao duyên mà chẳng trao được tình. Đau khổ vô tận! Cao đẹp vô ngần!”
III/ CHỦ ĐỀ - CÁI THẦN :
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du .
* GHI NHỚ :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thy Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)