Tuần 29. Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh An | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Truyện Kiều (tiếp theo - Trao duyên) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Trường : Sương Nguyệt Anh
Lớp : 10A5
Giáo viên : Võ Thị Mai Thảo
KIỂM TRA BÀI CŨ :
1.Tóm tắt ngắn gọn truyện Kiều của nguyễn Du .
2. Mộng Liên Đường nhận xét : “ Nguyễn Du viết truyện Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút , nước mắt thấm qua tờ giấy .”
Câu nói trên nêu lên giá trị gì của truyện Kiều ?
Giá trị nhân đạo.
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau .
Trãi qua một cuộc bể dâu ,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
TRAO DUYÊN
Nguyễn Du
Trích “Truyện Kiều”
I.GIỚI THIỆU
1.Vị trí đoạn trích
Tiểu dẫn SGK/167
2. Đại ý
Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên , vừa rất cao cả về đạo đức, vừa rất nhân bản về con người .
3.Bố cục :
a.Tám câu đầu :
Thúy kiều tâm sự với thúy vân về nỗi bất hạnh của đời nàng và nhờ em mình giúp đỡ.
b. Tám câu tiếp theo :
Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân
c. Phần còn lại :
Nỗi niềm đau khổ của Thúy Kiều
3 Phần
II. PHÂN TÍCH :
1. Thúy Kiều tâm sự với Thúy Vânvề nỗi bất hạnh của đời nàng và nhờ em giúp đỡ.
. cậy em : nhờ vả , tin cậy
. chịu lời : thông cảm mà nhận
“lạy” , “thưa” : thái độ trân trọng Thúy Vân , cũng là sự trân trong tình yêu .
=> lựa chọn từ ngữ độc đáo
=>Lời nói hành động trang nghiêm bắt đầu một câu chuyện quan trọng của đời nàng.


- đứt gánh tương tư  Từ Hán Việt Kết hợp nhuần nhuyễn bên cạnh từ thuần Việt nỗi đau chia cắt .
-chắp nối tơ thừa mặc em Nàng vừa thương xót mình vừa thấy tội nghiệp Thúy Vân .

=> Tâm sự với em về tình cảnh éo le của mình :
=>Nguyên nhân trao duyên : vì Thúy Kiều chọn chữ hiếu mà phụ chữ tình , nhờ em gá nghĩa với Kim Trọng.
-Từ khi gặp chàng Kim
- Quạt ước , chén thề
-Sóng gió bất kỳ -> đứt ghánh tương tư

=>Nhắc lại những biến cố , những sự kiện của đời nàng -> hệ thống cốt truyện này tạo mâu thuẫn .
-Từ khi gặp chàng Kim
- Quạt ước , chén thề
=>Nàng là người có nhân cách ,không phải là kẻ bội phản .Lời tâm sự của nàng thấm đẫm nước mắt.
2.Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân

*Trao lời :
- Ngày xuân : (hoán dụ ) : hạnh phúc trong cuộc đời mà Thúy Vân có thể có nhưng Thúy Kiều thì không
-Máu mủ (ẩn dụ ) : tình chị em .
- Nước non (ẩn dụ ):tình yêu lứa đôi
-Thành ngữ : - Thịt nát xương mòn
- Ngậm cười chín suối
 sử dụng một cách tự nhiên  cách để đưa Thúy Vân đến chỗ “ mặc nhiên ” phải chấp nhận.
*Trao kỉ vật :
- Chiếc thoa , bức tờ mây  Kỷ vật thề nguyền đính ước .
- Duyên này thì giữ vật này của chung  cố níu giữ tình yêu
tâm trạng giằng xé , đầy đau khổ ,chung thủy với tình yêu .

* Sơ kết :Bằng ngôn ngữ đối thoại , cách dùng từ ngữ đặc sắc , Kiếu đã trao duyên cho Thúy Vân trong tâm tâm trạng đau đớn , giằng xé vì tình yêu tan vỡ .
3. Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên :
-mệnh bạc , mất người  Thúy Kiều coi như mình đã chết
- Ngày xưa : thời gian tâm lý  Quá khứ rực rỡ .
- mai sau : thời gian tâm lý  tưong lai hiện ra như một cơn ác mộng :
. gió : hiu hiu
. ngọn cỏ , lá cây : mang âm hồn người chết
. nát thân bồ liễu >< đền nghì trúc mai  đến chết vẫn không hết đau khổ
 Giọng điệu và từ ngữ biểu đạt sự đau khổ tột độ.
 Quá khứ rực rỡ , hiện tại chia ly , đau xót , tương lai mịt mù .
Trâm gãy , bình tan >< Muôn vàn ái ân : tình yêu tan vỡ hiện tại >Trăm nghìn = Từ chỉ số lượng = Muôn vàn ái ân >< Tơ duyên ngắn ngủi : Sự ân hận , day dứt, đồng thời thể hiện sự bất chấp để tồn tại của một tình yêu tha thiết , mãnh liệt .
Kiều tự phân thân nghĩ đến cái chết đang đón đợi phía trước, mong những người thân sẽ không quên nàng , linh hồn nàng luôn ôm ấp mối tình đầu với Kim Trọng .


Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng .
Nghệ thuật :
- so sánh “bạc như vôi ”
- Điệp từ “ phận” : đời người
- Ẩn dụ:nước chảy hoa trôi :thân phận chìm nổi , lênh đênh .
- Câu hỏi tu từ .
- Từ ngữ biểu cảm “đã đành …lỡ làng ”

=>Thúy Kiều như quên mất có em bên cạnh . Nàng linh cảm được những tháng ngày đầy xô dập phía trước . Đúng thế, cuộc đời Kiều đã trãi qua 15 năm đọan trường,đauđớn.
. Phận sao phận bạc như vôi ?
Từ xưng hô:“tình quân , Kim lang , chàng ” , tự xưng mình là “thiếp” =>Thúy Kiều tự xem Kim Trọng như là người chồng và chính nàng đã phụ tình yêu ấy => Nỗi đau tột cùng về tìng yêu tan vỡ .

* Sơ kết : Bằng ngôn ngữ độc thoại , hình tượng thời gian : quá khứ - hiện tại –tương lai ,tương lai- hiện tại , vận mệnh bi kịch và tâm trạng bi kịch  ý thức về số phận ,khát vọng con người .
III.Tổng kết
Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều : khi nói bằng ngôn ngữ của lý trí , nhưng cũng có khi nói bằng ngôn ngữ tình cảm , lúc đối thoại , lúc độc thọai . Ngôn ngữ chọn lộc , chính xác. Nguyễn Du nhập vai thật tài tình.
Thúy Kiều cao cả về đạo đức , Đoạn trích là một bi kịch đánh mất tình yêu=> giá trị nhân bản sâu sắc.
CÂU HỎI CỦNG CỐ :
Em hãy cho biết một trong những biện pháp nghệ thuật “tuyệt diệu” nhất trong đoạn trích “Trao duyên ” ?
-Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật .
Qua “Trao duyên ” Nguyễn Du đã mong mỏi người phụ nữ được hưởng điều gì ?
…được hưởng hạnh phúc , được tôn trọng .
Em hãy cho biết giá trị tố cáo ?
- Xã hội phong kiến đã chà đạp quyền sống, hạnh phúc của con người , đặc biệt là người phụ nữ .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)