Tuần 29. Trao duyên

Chia sẻ bởi Trần Minh | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Trao duyên thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Trao
Duyên
( Trích “ Truyện Kiều” )
-Nguyễn Du –
Nguyễn Du ( 1765-1820) tự là Tố Như. hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng, anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phủ Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chỉ đỗ “Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc”.



Nguyễn Du chỉ làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê - Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về quê vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua "mười năm gió bụi", có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ông tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ" (người đi săn ở núi Hồng), "Nam Hải điếu đổ" (Người câu cá ở biển Nam Hải):


Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đỉnh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quốc (1813- 1814), giữ chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, qua đời.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, về chữ Hán có 3 tập thơ:
-Nam trung tạp ngâm.
-Bắc hành tạp lục.
-Thanh Hiên thi tập.
Về thơ chữ Nôm có:
-Truyện Kiều.
-Văn chiêu hồn


Tìm hiểu
đoạn trích
“Trao Duyên”
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Loan giao chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai!
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sao dù có bao giờ.
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió là hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai;
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gẫy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
 
I.Đọc hiểu khái quát:
1. Vị trí và nhan đề:
 
I.Đọc hiểu khái quát:
1. Vị trí và nhan đề:
- Em hãy đọc phần tiểu dẫn và cho biết vị trí của đoạn trích “Trao duyên”?
- Thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc (từ câu 723 – 756)
- Trao duyên gợi cho chúng ta nhớ đến nét văn hóa nào của dân tộc ta?
Trong lễ tết, hội hè: Trao duyên là một nội dung trong cuộc hát, nhân dịp lễ tết, hội hè.
-Trao duyên trong đoạn thơ này có ý nghĩa gì?
 
Trong trích đoạn: Trao duyên là gửi cái tình duyên của mình cho người khác
- Tại sao lại có cảnh trao duyên? Sự kiện gì trước đó đã dẫn đến tình huống này?
+ Gia đình gặp tai biến
+ Kiều hi sinh mối tình với Kim Trọng, chấp nhận làm vợ lẽ Mã Giám sinh để có tiền cứu cha và em.
+ Nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng
-> Đánh giá tình huống: tế nhị, gây khó xử cho cả người trao lẫn người nhận.
2. Đọc và chú thích
- Em hãy đọc đoạn thơ và xác định đây là lời của ai, nói trong tâm trạng nào?
Đoạn trích là lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều với em gái mình là Thúy Vân, để nhờ em một việc hệ trọng, tế nhị, trong một tâm trạng đau đớn và dường như tuyệt vọng.
Vì thế giọng đọc phải chậm và tha thiết. Hơn nữa, do càng về sau Thúy Kiều gần như chỉ nói với mình (độc thoại nội tâm) cho nên giọng đọc càng cần khẩn thiết, não nùng hơn.
- Em hãy đọc lại đoạn trích và xác định bố cục của đoạn trích ?
- 12 câu đầu: Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng
- 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân và giãi bày tâm sự với Vân.
- 8 câu còn lại: Kiều hướng tới Kim Trọng.
II. Đọc- hiểu trích đoạn:
1. 12 câu đầu:
* Hai câu đầu:
- Mở lời: “Cậy em...sẽ thưa”
+ “ cậy” = nhờ
=> Nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm hi vọng vào Thúy Vân.
=> Thanh trắc mang âm điệu nặng nề, gợi sự đau đớn, khó nói.
 
+ “ chịu lời” = nhận lời + sắc điệu cầu khẩn, van xin
- Hành động:“ ngồi lên”, “ lạy”, “ thưa”
=> sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được bởi:
+ Kiều coi Vân như ân nhân của mình.
+ Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng,
 
* Nhận xét chung:
+ Từ ngữ chuẩn xác
+ Hành động trang trọng tôn nghiêm
+ Tình cảm chân thành
 
* 2 câu tiếp:
 - Nói lời trao duyên: “Giữa đường…mặc em”
+“ gánh tương tư”: gánh nặng nhớ nhung, khắc khoải.
+“ giữa đường đứt gánh”: thành ngữ chỉ sự tan vỡ đột ngột, khơi gợi sự đau đớn, xót thương ở Vân.
-> Kiều thú nhận tình yêu của mình với Kim Trọng, trình bày vắn tắt hoàn cảnh éo le, ngang trái của mình.
 
+ “ mối tơ thừa”: Kiều hiểu sự thiệt thòi và sự hi sinh lớn lao của em
+ “ mặc em”= tùy em
-> phó thác tuyệt đối
 
-> thanh nặng làm câu thơ dằn xuống, thể hiện sự dứt khoát đoạt tuyệt mối tình đầu của Thúy Kiều.
=> Nhận xét chung: lời trao duyên thể hiện Kiều là một người chu toàn, thấu hiểu sâu sắc cho tình cảnh của Vân.
* 8 câu sau: Kiều đưa ra những lý lẽ để thuyết phục Vân.
- Lí do thứ nhất:
“ Kể từ khi…chén thề”
+ “ quạt ước”, “ chén thề”:
+ điệp từ “khi”; 3 lần
-> kỉ niệm đẹp đẽ, ấn tượng, tình nghĩa sâu nặng không thể quên.
 
- Lí do thứ hai:
“ Sự đâu…vẹn hai”
+ gia đình: “ sóng gió bất kì”
+ bản thân: “ hiếu- tình”
-> Viện đến hoàn cảnh
 
Lí do thứ ba:
“ Ngày xuân…lời nước non”
 
+ “ ngày xuân”: hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi đời, cụ thể là tuổi trẻ
-> Vân vẫn còn trẻ, tương lai phía trước còn dài.
- Lí do thứ tư:
+ “ tình máu mủ”: tình cảm giữa chị em Kiều- Vân
+ “ lời nước non”: hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu.
-> Viện đến tình cảm chị em ruột thịt
- Lí do thứ năm:
“ Chị dù…thơm lây”
+ “ thịt nát xương mòn” : cái chết của Kiều
+ “ ngậm cười chín suối”: cái chết mãn nguyện
-> Kiều viện đến cái chết để thuyết phục Vân
Tiểu kết:
- Kiều tỉnh táo lí trí, ghìm nén cảm xúc để trao duyên. Điều này thể hiện đức hi sinh của nàng.
- Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục
2, 14 câu tiếp:
a, 2 câu thơ đầu : Trao kỉ vật
- Từ ngữ:
+ “ chiếc vành”, “bức tờ mây: kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng vô giá, gợi nhớ
về quá khứ hạnh phúc.
+ “giữ”, “của chung”: lí trí bảo phải trao hết, đoạn tuyệt với mối tình đầu
nhưng tình cảm lại muốn níu giữ lại.
- Nhịp thơ 4/4 đứt đoạn như một tiếng khóc thể hiện nỗi đau giằng xé trong lòng Kiều.
 
 
b, 12 câu tiếp: Kiều giãi bày
* 2 câu đầu: Kiều dặn dò em
* 10 câu tiếp theo:
- “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”, “lời thề” -> Nhớ quá khứ hạnh phúc.
- “cách mặt khuất lời”. “dạ đài”, “người thác oan”, ‘hồn”, “nát thân bồ liễu”…
-> Dự cảm về tương lai bi thảm, u ám
Tiểu kết:
- Sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.
- Tâm trạng hụt hẫng
3, 8 câu cuối:
“ Bây giờ...ái ân”
- Từ ngữ:
+ “ muôn vàn ái ân” : Quá khứ đẹp đẽ, hạnh phúc
+ “ trâm gẫy gương tan”: Hiện tại đứt đoạn chia lìa.
-> Quá khứ >< hiện tại:
+ “bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi” -> trách phận, giọng
chua chát
+ “phụ chàng” -> trách mình, giọng thê thiết, buồn thương
- Câu cảm thán: nghẹn ngào, chua xót
 - Lời nhân vật: Độc thoại -> đối thoại. Kiều đau đớn đến mức rơi vào trạng thái mê sảng, thảng thốt gọi tên người yêu đầy
tức tưởi.
 - Nhịp thơ 3/3 và 2/2/2 như tiếng nấc nghẹn ngào thể hiện sự đau đớn
Tiểu kết:
-Tình cảm lấn át, chế ngự tất cả. Kiều đau đớn nói trong cơn mê sảng.
- Khả năng miêu tả tâm lí nhân vật tài tình và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
III. Tổng kết:
a, Nội dung:
+ Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Thúy Kiều.
+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối đã cách trở tình yêu đôi lứa, đẩy con người vào chỗ tuyệt vọng.
+ Thể hiện sự cảm thông, đồng cảm của Nguyễn Du với nỗi đau của con người.
b, Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Ngôn ngữ chính xác, tinh tế
- Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, đối lập,…
Củng cố
bài học
1. Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?
A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
B. Trong khi Kiều đang thu xếp việc bán mình.
C. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
D. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
2. Vì sao Kiều lại phải lạy Vân rồi mới nói chuyện “trao duyên”?
A. Kiều thích quan trọng hóa vấn đề.
B. Đây là câu chuyện nhờ vả thiêng liêng, quan trọng.
C. Có làm như vậy Vân mới nhận lời.
D. Đây là một nghi lễ không thể thiếu khi nhờ vả.
3. Câu “Bây giờ trâm gãy, gương tan – Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân” nói về điều gì?
A. Nỗi đau của Kiều khi mối tình đầu tan vỡ
B. Nỗi đau của Kiều khi trao duyên cho Vân
C. Nỗi đau của Kiều khi những kỉ vật tình yêu không thuộc về mình
D. Nỗi đau của Kiều khi phải xa gia đình
Tiết học kết thúc
Xin cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)