Tuần 29. Lập luận trong văn nghị luận

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 09/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Lập luận trong văn nghị luận thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ
LỚP 10B
NGƯỜI SOẠN: TRẦN THỊ LOAN
TIẾT 87 – NGỮ VĂN 10
LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Ví dụ 1:
Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. (1) Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. (2) Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như trong khoảng trở bàn tay mà thôi. (3) Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? (4) Sao đủ để cùng nói việc binh được. (5)
* Nhận xét:
- Kết luận của lập luận: câu 4, câu 5
- Các luận cứ: câu 1, câu 2, câu 3 (lí lẽ)
* Phương pháp lập luận:
Quy nạp
KN
VD3
Khái niệm
- Lập luận: là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
* Ví dụ 2:
Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du mang giá trị nhân đạo sâu sắc. (1) Ở đó, nhà thơ cảm thông sâu sắc với Thúy Kiều khi nàng phải bán mình chuộc cha, chia tay với mối tình đầu đẹp đẽ. (2) Nguyễn Du còn xót xa, thương cảm cho nàng khi phải trải mười lăm năm lưu lạc. (3) Bên cạnh đó, nhà thơ luôn trân trọng và đồng tình với khát vọng hạnh phúc của Thúy Kiều nói riêng, những người phụ nữ bất hạnh khác trong XHPK nói chung. (4)
* Nhận xét:
- Luận điểm: câu 1
- Luận cứ: câu 2, câu 3, câu 4
* Phương pháp lập luận:
Diễn dịch
VD3
VD1
* Ví dụ 3:
Nghệ thuật thơ trong “Nhật ký trong tù” (Hồ Chí Minh) rất phong phú. Có bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay. Có bài lại dùng lối ngụ ngôn viết rất thâm thúy. Có bài tự sự. Có bài trữ tình hay vừa tự sự vừa trữ tình. Lại có bài châm biếm. Nhìn chung tập thơ đã thể hiện tài năng cũng như phong cách thơ “rất Đường Tống”của tác giả Hồ Chí Minh trong việc sáng tác thơ bằng chữ Hán.
Nghệ thuật thơ trong “Nhật ký trong tù” (Hồ Chí Minh) rất phong phú.
Nhìn chung tập thơ đã thể hiện tài năng cũng như phong cách thơ “rất Đường Tống”của tác giả Hồ Chí Minh trong việc sáng tác thơ bằng chữ Hán.
=> Phương pháp lập luận:
Tổng – phân – hợp
* Ví dụ 4:
Hút thuốc lá là chuyện riêng của mỗi người. Người nào sợ thì không hút. Người nào không sợ thì cứ hút. Nhưng thuốc lá lại gây ra tác hại không chỉ với người trực tiếp hút thuốc. Những người ở cùng phòng hay khu vực có người hút thuốc lá đều có thể hít phải những chất độc hại từ khói thuốc. Những người “hút thuốc thụ động” đó có thể bị mắc các bệnh về hô hấp, thậm chí nếu là phụ nữ có thai có thể sẽ bị sẩy thai hoặc sinh non. Như vậy, hút thuốc lá không phải là chuyện riêng của người hút mà nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người xung quanh.
=> Phương pháp lập luận:
Nêu phản đề
* Phương pháp nêu phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (thường là kết luận sai ) để suy ra một kết luận khác (kết luận đúng).
- Lc 1: Đọc sách đem lại cho ta những hiểu biết về các lĩnh vực như: lịch sử, địa lý, văn học…
- Lc 2: Đọc sách giúp ta hiểu biết về phong tục, tập quán của mỗi miền đất, mỗi làng quê.
- Lc 3: Đọc sách giúp ta trau dồi kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp để có kĩ năng diễn đạt tốt hơn.
- Lc 4: Đọc sách giúp bồi dưỡng tâm hồn, hướng ta đến những điều tốt đẹp…
a) Luận điểm: Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.
LUYỆN TẬP
* Gợi ý 1:
- Lc 1: Rác thải có mặt khắp mọi nơi.
- Lc 2: Tôm cá chết hàng loạt tại các sông hồ.
- Lc 3: Nhiều sông ngòi tù đọng.
- Lc 4: Nhiều thành phố chìm trong khói bụi.
b) Luận điểm: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
* Gợi ý 2:
- Lc 1: Các nhà máy xả thải trực tiếp ra môi trường.
- Lc 2: Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Lc 3: Xả rác bừa bãi.
* Đoạn văn 1:
Trong thực tế, chúng ta có thể bắt gặp rác thải ở bất kì đâu: ngoài đường phố, trong công viên, trên mặt ao hồ, sông suối… Tại nhiều thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư, nhiều sông ngòi trở nên tù đọng. Nhiều địa phương xuất hiện tình trạng tôm cá chết hàng loạt trôi nổi trên sông… Tất cả những hiện tượng đó nói lên môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
=> Phương pháp lập luận:
Quy nạp
* Đoạn văn 2:
Có thể nói, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Ngày ngày, những chất thải độc hại từ các nhà máy, các công ty lớn nhỏ vẫn ít nhiều được xả ra môi trường đất, nước hay không khí. Những phương tiện giao thông cơ giới không chỉ gây tiếng ồn mà còn không ngừng nhả khói trên đường. Thêm vào đó, con người lại xả rác bừa bãi, vô tội vạ. Trên đồng ruộng, trong vườn cây, những hóa chất độc hại từ các loại thuốc bảo vệ thực vật bị lạm dụng cũng góp phần không nhỏ làm cho môi trường sống ngày thêm ngột ngạt.
=> Phương pháp lập luận:
Diễn dịch
LĐ 1
1) Khái niệm lập luận:
CỦNG CỐ
2) Cách xây dựng lập luận:

Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
+ Xác định luận điểm
+ Tìm luận cứ
+ Lựa chọn phương pháp lập luận (diễn dịch, quy nạp,
phản đề, tổng – phân – hợp…)
Đoạn văn 1:
Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích. Nhờ đọc sách ta hiểu biết về các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, văn học… Qua các trang sách, ta biết được vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu của mỗi vùng miền; ta biết đến cuộc sống trong quá khứ hay hiện tại của mỗi miền đất, mỗi quốc gia; ta hiểu biết về phong tục tập quán của các dân tộc trên đất nước mình cũng như trên toàn thế giới... Sách quả là một kho tri thức kì diệu!
=> Phương pháp lập luận:
Tổng – phân – hợp
CC
* Phương pháp nêu phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (đúng hoặc sai).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)