Tuần 29. Lập luận trong văn nghị luận

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hiền | Ngày 09/05/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Lập luận trong văn nghị luận thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ
LỚP 10C8 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN NGUYÊN HÃN
LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Tiết 84
I. Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận
* Đọc đoạn văn (SGK Tr109)
"Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời có thế thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được". (Nguy?n Tr�i, Thu d? Vuong Thơng l?n n?a)
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI (SGK tr.109)
a. Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?
b. Để đạt dẫn tới kết luận đó, tác giả dùng những lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) nào?
c. Hãy cho biết thế nào là lập luận?
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN


I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
a. Kết luận của lập luận
Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằngnhững
lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được.
b. Để đạt được kết luận đó, tác giả sử dụng
- Lí lẽ 1: Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.
- Lí lẽ 2: Được thời, có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
- Lí lẽ 3: Mất thời không thế mạnh thành yếu.
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
c. Khái niệm lập luận

Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới. (Ghi nhớ - tr. 111)
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1. Xác định luận điểm

Cho biết: Để xây dựng một lập luận người viết phải xác định được điều gì?

II. Cách xây dựng lập luận
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
- Để xây dựng một lập luận, người viết phải xác định được luận điểm chính xác, minh bạch, tìm các luận cứ thuyết phục và biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
- Luận điểm là gì?
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận
Đọc văn bản “Chữ ta” của Lê Hữu Thọ (SGK tr. 110) và trả lời câu hỏi sau:

- Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?


- Văn bản bàn về chữ ta ( chữ Việt, tiếng Việt). Điều đó thể hiện ý thức và bản lĩnh dân tộc của tác giả.
- Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó.
Văn bản “Chữ ta” có hai luận điểm cơ bản:
+ Tiếng nước ngoài ( tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu quảng cáo ở nước ta.
+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ

Thảo luận nhóm
Đọc lại đoạn văn lập luận ở mục I, văn bản chữ ta ở mục II và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm
Cho biết đâu là luận cứ, đâu là bằng chứng thực tế.
Đoạn văn Thư dụ Vương Thông lần nữa- Nguyễn Trãi
Luận cứ:
+ Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi.
+ Được thời, có thế -> biến mất thành còn; nhỏ thành lớn.
+ Mất thời, không thế -> mạnh thành yếu; yếu thành nguy như trở bàn tay.
Các luận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi đều là luận cứ lí lẽ.
II. Cách xây dựng lập luận
a. Tìm hiểu văn bản: CHỮ TA
- Luận điểm 1: Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trên các bảng hiệu, quảng cáo (có 3 luận cứ):
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh … phía trên.
+ Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều tiên.
+ Trong khi đó thì … nước khác.
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
II. Cách xây dựng lập luận
a. Tìm hiểu văn bản: CHỮ TA
- Luận điểm 2: Tiếng Anh cũng được đưa vào báo chí không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc (có 3 luận cứ):
+ Có một số tờ báo,… rất đẹp.
+ Nhưng các tờ báo… dịch những bài cần học.
+ Trong khi đó ở ta, … mấy trang thông tin.
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Các luận cứ của cả hai luận điểm trên đều là những bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của chính người viết ở Xơ-un và Việt Nam


Một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận
- Phương pháp nêu phản đề
- Phương pháp loại suy
- Phương pháp nguỵ biện...


II. Cách xây dựng lập luận
3.Lựa chọn phương pháp lập luận

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
- Hãy đọc lại hai ngữ liệu trên, xác định và phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng.
+ Đoạn văn Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch + quan hệ nhân quả
+ Đoạn văn“Chữ ta” lập luận theo phương pháp qui nạp+ so sánh đối lập
+ Quảng cáo ở Hàn Quốc >< quảng cáo ở ta
+ Báo chí ở Hàn Quốc >< báo chí ở ta
* Ghi nhớ: SGK/111
- Lập luận là đưa ra lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc đến một kết luận nào đó mà ngừơi viết muốn đạt tới
- Để xây dựng lập luận trong văn bản NL, cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí (phương pháp quy nạp, diễn dịch, nêu phản đề…)
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN



IV. Luyện tập
1. Bài tập 1
Đọc và trả lời câu hỏi SGK
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực trà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người …với người
Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí (“Cáo bệnh bảo mọi người”, của Mãn Giác, …, sáng tác của Nguyễn Trãi (“Đại cáo bình Ngô”,…), … Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX như “Chinh Phụ ngâm”,”Cung oán ngâm khúc”, thơ Hồ Xuân Hương…Truyện Kiều của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu…
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Luận điểm:
a. Luận điểm: “Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng”.
b. Luận cứ:
+ Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực… đề cao con người”.
+ Bằng chứng thực tế: Qua các tác phẩm thừi Lý để cao.... Sáng tác Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Du.
- Phương pháp lập luận: Diễn dịch
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Bài tập 2

Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm.
a) Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích.
+ Tăng thêm sự hiểu biết kiến thức về tự nhiên, xã hội.
+ Giúp ta tích luỹ vốn từ phong phú, khả năng diễn đạt.
+ Giúp ta tự nhận thức bản thân mình.
+ Chắp cánh ước mơ cho mỗi chúng ta.
IV. Luyện tập
2. Bài tập 2: Tìm luận cứ cho các luận điểm

- Câu b:
Luận điểm: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
Gồm các luận cứ:
+ Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa
+ Không khí bị ô nhiễm
+ Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây
ăn uống, tắm rửa
+ Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Câu 2c
Luận điểm: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:
+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
+ Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng...
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mục đích của lập luận là gì?
A. Dẫn dắt và thuyết phục.
B. Dẫn dắt và giải thích.
C. Giải thích và chứng minh.
D. Thuyết phục và chứng minh.
Câu 2: Câu nào sau đây nêu đúng định nghĩa về luận điểm?
A. Những cách thức thể hiện sự tìm tòi phân tích riêng của người viết trong bài văn nghị luận.
B. Ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người viết trong bài văn nghị luận
C. Chủ đề đưược nêu ra để nghị luận.
D. Vấn đề đưược nêu ra để nghị luận.
Câu 3: Câu nào sau đây nêu đúng định nghĩa về luận cứ?
A. Các bằng chứng để chứng minh và làm sáng vấn đề.
B. Các lí lẽ đưa ra để thuyết phục người đọc, ngưười nghe.
C. Các lí lẽ, bằng chứng đưa ra để thuyết phục người đọc, người nghe.
D. Các sự thật được đưa ra để thuyết phục người đọc.
Câu 4: Câu nào nói đúng về phưương pháp lập luận của Hữu Thọ trong bài “Chữ ta”?
A. Phương pháp diễn dịch và quan hệ điều kiện – kết quả.
B. Phưương pháp diễn dịch và quan hệ nhân – quả.
C. Phưương pháp quy nạp và so sánh tưương đồng.
D. Phương pháp quy nạp và so sánh đối lập

Dặn dò
Học bài: Nắm các bước xây dựng lập luận xem lại các bài tập.
Soạn bài : Luyện tập viết quảng cáo

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)