Tuần 29. Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Chia sẻ bởi Đỗ Vĩnh Toàn | Ngày 09/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Hồn Trương Ba, da hàng thịt thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

1
Bài dự thi
VIÊN PHẤN XANH 2009
SV: PHAN THỊ THANH GIANG
LỚP: SPNV 3A
Lưu Quang Vũ

2
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(trích)
BỐ CỤC BÀI GIẢNG
3
1. TIỂU DẪN
2. ĐỌC HIỂU
2.1. NHÂN VẬT TRƯƠNG BA TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN VÀ XÁC
2.2. HỒN TRƯƠNG BA TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI MỌI NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH
2.3. HỒN TRƯƠNG BA TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI ĐẾ THÍCH
2.4. ĐOẠN KẾT
3. TỔNG KẾT

Mục tiêu cần đạt
4
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

5
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Bình giảng
Thảo luận
Phát vấn
6
Tiến trình dạy học
7
1. Tác giả
2. Tác phẩm
3. Đoạn trích

8
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
Lưu Quang Vũ - nhà viết kịch xuất sắc của nước ta sau năm 1975.
Quê gốc ở Đà nẵng , sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
Từng gia nhập quân ngũ và làm nhiều nghề để kiếm sống.
Từ năm 1978 làm biên tập viên tập chí sân khâú và bắt đầu sáng tác kịch nói.
Qua đời trong một tai nạn giao thông vào ngày 29-8-1988


9
Là một tài năng đa dạng, làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch
Kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
Kịch của ông phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng có tính chất thực sự của đời sống ? đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước.
? Lưu Quang Vũ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu, kịch trường những năm 80 của thế kỉ trước, nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Chết cho điều chưa có, Hồn Trương Ba da hàng thịt.
10
2. Tác phẩm
a. Thể loại kịch:
Đề cập đến khả năng tham gia giải quyết mạnh mẽ và trực tiếp nhất các vấn đề xã hội và nhân sinh.
Có kết cấu : phát triển, cao trào, thắt nút, mở nút.
11
b. Kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
Hoàn cảnh ra đời�
Tóm tắt vở kịch
Nội dung tác phẩm
12
- Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984.
- Công cuộc đổi mới của Đảng phát động nhằm giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của ndân trong đó có người cầm bút.
- Số phận cá nhân, con người cá nhân, vấn đề tiêu cực cần được khám phá.
- Vở kịch gồm 7 cảnh:
+ Cảnh 1: Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích trên thiên đình.
+ Cảnh 2: TRương Ba - Một người giỏi cao cờ, đột ngột qua đời theo sự bất cẩn của Đế Thích.
+ Cảnh 3: Cảnh thiên đình.
+ Cảnh 4: Nhà người hàng thịt
+ Cảnh 5: Mọi rắc rối do hồn Trương Ba phải mượn xác anh hàng thịt.
+ Cảnh 6: Nhà người anh hàng thịt
+ Cảnh 7: Nhà Trương Ba
Phần kết : Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn, trò chuyện với vợ. Cu Tị và bé Gái ăn na và gieo hạt "cho nó mọc thành cây mới".
Có hư cấu độc đáo dựa vào cốt truyện dân gian, nhưng có nhiều sáng tạo, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc.
Trên thiên đình Nam Tào làm việc cẩu thả, gạch nhầm tên người chết là Trương Ba.
Đế Thích kết thân với Trương Ba – một người cao cờ ở hạ giới. T.Ba đột ngột qua đời.
Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn T.Ba nhập vào xác anh hàng thịt để sống lại.
Xác hàng thịt đòi về nhà T.Ba, mọi người ngỡ ngàng song đành phải chấp nhận.
Lí trưởng sách nhiễu, Trương Ba phải ở nhà hàng thịt đến đêm mới được về nhà.
Bị thể xác xuôi khiến, Trương Ba định xuôi theo, ở lại với vợ hàng thịt.
T.Ba bắt đầu thay đổi tâm tính khiến mọi người trong gia đình, bạn bè xa lánh, chán ghét. Vô cùng đau khổ, T.Ba quyết định giải thoát, chấp nhận cái chết.
1
2
3
5
6
7
thắt nút
phát triển
cao trào
mở nút
4
3. Đoạn trích
Vị trí:
Trích từ cảnh 7 và đoạn kết (thuộc phần cao trào và mở nút trong quá trình vận động kịch)
Ý nghĩa:
Đoạn trích bộc lộ sâu sắc những mâu thuẫn, xung đột từ bên trong của con người,đồng thời thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
14
15
Trong đoạn trích Hồn Trương Ba đối thoại với những ai?
II/ ĐỌC - HIỂU
1. Nhân vật Trương Ba trong cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác
16
17
18
Nhận xét sự thay đổi trong giọng điệu của Xác giữa 8 lời thoại đầu và 5 lời thoại còn lại? Sự thay đổi có ý nghĩa như thế nào?

19
- 8 lời thoại đầu cho thấy "tính cách" Xác "ti tiện"
- 5 lời thoại sau cho thấy một quan điểm mới về "xác", Xác, bản thân nó không có lỗi
? Vấn đề cơ bản là Hồn đã tác động ngược lại để có một cái "xác" như thế náo, con người đã chăm sóc phần xác của mình thích đáng chưa?

20
21
Cuộc đối thoại Hồn - Xác là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người với ý nghĩa đa chiều: nội dung và hình thức, con người của nhu cầu và con người của thiên chức, cái cao cả và cái tầm thường. (con người trong mối quan hệ với chính mình)

Đối thoại giữa Hồn - Xác góp phần như thế nào trong vở kịch?
22
Cao trào của kịch càng được đẩy lên cao
Qua đoạn đối thoại đó tác gửi gắm điều gì?
23
24
? Linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau, phải là một thể thống nhất. Linh hồn phải sống đúng với thân xác của mình. Không thể vay mượn, trú ẩn nơi không phải của mình. Sống như thế thì lúc nào cũng chỉ thấy bi kịch (Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục hóa)
25
? Lên án hiện tượng lý thuyết suông, đề cao tinh thần mà chẳng chú ý đến vật chất.
? Tác giả còn cảnh báo: Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngự trị, thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, cao quý của con người.
2. Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với mọi người trong gia đình

26
Trong đoạn đối thoại với gia đình tính cách Trương Ba đã thay đổi như thế nào?

27
?Làm gãy tiệt cái chồi non
? Giẫm nát cây sâm quý
? Làm gãy diều
Thô vụng hơn
trở nên xa lạ hơn với người thân
Phản ứng của người thân trước sự tha hóa và biến đổi của Trương Ba. Nguyên nhân?

28
? Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng "cũng không đau khổ bằng bây giờ".
29
30
Tác dụng của việc chọn nhiều nhân vật cất tiếng nói tạo nên hiệu quả như thế nào?

Tạo nên một cái nhìn đa chiều về nhân vật, thực chất là sự nhận thức về bản thân mình một cách nghiêm khắc và chí tình nhất.
Tâm trạng của Trương Ba trước phản ứng của người thân như thế nào? Nguyên nhân?

31
Vẻ mặt: thẫn thờ, lạnh ngắt như tảng đá
Cử chỉ: tay ôm đầu
Điệu bộ: run rẩy, lập cập
Giọng điệu: nhẫn nhục, cầu cứu

Vô cùng đau đớn, bế tắc
Nguyên nhân: TB hiểu được những gì mình đã, đang và sẽ làm cho người thân là rât tệ hại mặc dù không hề muốn
So với màn đối thoại với xác hàng thịt thì lần này tâm trạng Trương Ba có gì khác? Điều đó có ý nghĩa gì?

32
? Ông cảm thấy không thể sống như vậy được nữa, không thể khuất phục trước thể xác là tự đánh mất mình.

33
Cao trào của kịch đã lên đến đỉnh điểm, buộc nhân vật phải đứng trước sự lựa chọn
Vậy, theo em đỉnh điểm của bi kịch này là gì?
34
Đỉnh điểm của bi kịch: nhân vật không chấp nhận thỏa hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt ? vẻ đẹp tâm hồn cao quý trong cuộc đấu tranh với cái dung tục tự hoàn thiện nhân cách
35
Theo em, động lực nào để Trương Ba đi đến quyết định cuối cùng: thắp hương mời Đế Thích xuống?

36
Nhà viết kịch đã đề cho Hồn Trương Ba còn trơ trọi một mình với nỗi đau tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: "Chẳng còn cách nào khác"! Mày nói thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào ? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!".
? Đây là lời độc thoại có tính quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
3. Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích
37
Trong cuộc đối thoại này Đế Thích khuyên Trương Ba điều gì? Thái độ Trương Ba ra sao? Từ đó em thấy quan niệm của Đế Thích và Trương Ba như thế nào?
38
39
Em hãy tìm những lời thoại hàm chứa sự biến chuyển về nhận thức của nhân vật.Từ đó tác giả đặt ra vấn đề gì?
40
"Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn".

41
Vấn đề tư tưởng được đặt ra là: sống như thế nào?
"Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết".
? Con người là thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa, đồng thuận với nhau. Dù bị khiếm khuyết về tinh thần hay thể xác cũng là cuộc sống không trọn vẹn, bất bình thường.

42
? Sống thiếu chân thực với mình là cuộc sống vô nghĩa, bất hạnh và cũng không cần thiết cho ai.
Cái chết của cu Tị có ý nghĩa gì đối với diễn biến của vở kịch?

43
Cái chết của Cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ "mở nút".
Việc xin Đế Thích cho cu Tị sống, d? mình được chết hẳn, không nhập hồn vào cơ thể ai nữa cho th?y điều trong nhận thức, tính cách của Trương Ba ?

44
Nhận thức tỉnh táo cùng tình thương mẹ con Cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
45
Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?

46
? Màn đối thoại toát lên khát vọng sống đẹp, khát vọng tự giải phóng cho tâm hồn thanh cao của con người ? khát vọng tự hoàn thiện nhân cách
4. Đoạn kết

47
Ơ� màn kết, hồn Trương Ba đã đi đến quyết định gì? Quyết định đó cho ta thấy được điều gì ở nhân vật này?

48
49
Trương Ba quyết định trả xác cho hàng thịt
? Thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Trương Ba: chấp nhận chết để linh hồn được trong sạch, để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm.
Các nhân vật đã nói hộ tư tưởng gì của Lưu Quang Vũ?

50
? Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở độ dài thời gian.
? Hãy sống trong sự hóa thân vào những điều tốt đẹp.
Trong đoạn kết, Lưu Quang Vũ đã vẽ nên khung cảnh như thế nào? Điều đó mang thông điệp gì?

51
Khung cảnh đầy chất thơ sâu lắng bởi hình ảnh của sự sống, sự bất tử của linh hồn và sắc xanh của thiên nhiên nhiên ? cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời? đem lại âm hưởng thanh toát cho một bi kịch đông thời cũng truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.
52
Nghệ thuật
Nội dung
Bài học
53
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật
Xung đột kịch hợp lí và căng thẳng, xây dựng ẩn dụ lớn, phát triển truyện dân gian đầy sáng tạo, hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú ? sự lôi cuốn hấp dẫn
Ngôn ngữ nhân vật có sự biến hóa linh hoạt ? góp phần làm nổi bật tâm trạng nhân vật
Lời thoại đa nghĩa, có chiều sâu triết lí, có cá tính, chứa kịch tính cao ? mang lại bài học sâu sắc
54
Em hãy nhận xét về xung đột kịch và ngôn từ giọng điệu của các nhân vật?
Nội dung
Thực trạng: con người sống giả tạo, không chân thật, là nguy cơ bị tha hóa do chạy theo danh và lợi.
Phê phán những biểu hiện đáng buồn, tiêu cực trong xã hội chạy theo ham muốn vật chất đãn đến đánh mất mình. Ngược lại, có những con người không chăm lo đến cuộc sống vật chất thường nhật, không phấn đấu cho hạnh phúc vẹn toàn. Cả hai quan niệm đều đáng phê phán.
55
Tác giả muốn nêu lên thực trạng gì? Muốn phê phán điều gì?
Bài học
Cần phải ý thức sâu sắc giá trị sự sống: sống đúng là mình, trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và luôn tự mình đấu tranh với những nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
56
Qua những điều đã học, em có rút ra được bài học gì không?
Những câu nói mang tính triết lý sâu sắc
"Có những cái sai không thể sửa được..."
"Không thể sống với bất cứ giá nào"
57
Bài tập
Em hãy chọn một câu thoại hoặc một chi tiết em tâm đắc và nêu suy nghĩ của bản thân
58
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi của thầy cô và các bạn!
59
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Vĩnh Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)