Tuần 29. Đường đi Sa Pa

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Thanh Trúc | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 29. Đường đi Sa Pa thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

Chào Quang Trường
đã đến với bài tập đọc ngày hôm nay
ĐƯỜNG ĐI SA-PA
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc (ở sách giáo khoa)
2: Hướng dẫn cách đọc:
Bài văn được viết theo thể kể, tả đan xen kẽ. Âm điệu chung của toàn bài là nhẹ nhàng tha thiết thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức của những du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa-Pa và phong cảnh Sa-Pa thơ mộng huyền diệu. Ngừng nghỉ đúng chỗ các dấu câu.
3. Chú thích:
- Sa-Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
- Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.
- Hmông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.
- Hoàng hôn: lúc mặt trời lặng
- Áp phiên: hôm trước phiên chợ
1. Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
TL: * Theo em mỗi đoạn văn là một bức tranh đẹp về cảnh, về người rất hấp dẫn và thú vị:

II. Đọc hiểu văn bản
Từ gợi ý:
Đoạn 1: Đường lên Sa-Pa đẹp như con đường đi lên động tiên mà đã được đọc trong các câu chuyện cổ tích. Cảm giác của du khách trên con đường đến với Sa-Pa là như bay bồng bềnh trên những đám mây, vượt qua những thác trắng như mây trời, những rừng cây đỏ rực hoa chuối... lung linh, huyền ảo và thú vị đến vô cùng.
ví dụ
Đoạn 2: Cảnh phố huyện vui mắt và rực rỡ sắc màu của một thị trấn trên phố núi: nắng thì vàng hoe, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
Đoạn 3: Phong cảnh Sa-Pa thật huyền diệu. Thoắt cái là lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái là mùa đông với mưa tuyết trên những cành đào, cành lê, cành mận. Và thoắt cái là mùa xuân với làn gió nhẹ hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
ví dụ
2: Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả . Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.
TL: Có thể nói cảnh vật trên con đường lên Sa-Pa và cảnh vật ở Sa-Pa được tác giả quan sát tinh tế như: Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
3: Vì sao tác giả gọi Sa-Pa là “món quà kì diệu” của thiên nhiên ban tặng?
* Tác giả gọi Sa-Pa là “món quà kì diệu” của thiên nhiên bam tặng vì phong cảnh ở Sa-Pa quá đẹp, quá huyền diệu.
4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa-Pa như thế nào ?
* Thể hiện sự yêu thích, hứng thú , ngưỡng mộ và tác giả đã thể hiện tình cảm ấy bằng tấm lòng của mình qua câu văn ca ngợi Sa-Pa hết lời: “Sa-Pa quả là món quà tặng kì diệu mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.”
Đại ý bài văn “Đường đi Sa-Pa”
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa-Pa, thể hiện sự yêu mến tha thiết và lòng ngưỡng mộ của tác giả trước món quà kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta.
tạm biệt Quang Trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Thanh Trúc
Dung lượng: 127,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)