Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Mạnh | Ngày 09/05/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



Nguyễn Du

***
Đại thi hào dân tộc
I. Cuộc đời
Nguyễn Du (1765-1820)

Tên chữ: Tố Như
Hiệu: Thanh Hiên
Quê quán: Nghi Xuân, Tiên Điền, Hà Tĩnh
1. Thời đại

Lịch sử
Chế độ PK khủng hoảng trầm trọng
Phong trào nông dân nổi lên khắp nơi
→ Nhân chứng của thế kỉ 18 đầy biến động
Văn học
Thời kỳ truyền thống nhân văn và khát vọng dân chủ được đưa lên hàng đầu





2. Hoàn cảnh xuất thân
Gia đình đại quý tộc, nổi tiếng về truyền thống khoa bảng, văn học, có thế lực chính trị

“Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Lam hết nước, họ này hết quan”



Cha: Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775)
Tể tướng thời Lê - Trịnh

Anh: Nguyễn Khản (1734 – 1786)
Quan lớn trong triều đình Lê - Trịnh
Nổi tiếng phong lưu, mê hát xướng

→ Cội nguồn của những trang thơ miêu tả hiện thực quan lại trong các tác phẩm sau này
Mẹ: Trần Thị Tần (1740 – 1778)

Quê quán: Bắc Ninh
Có nhan sắc, giỏi nghề ca xướng

→ Ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành con người, hồn dân tộc trong thơ văn của Nguyễn Du
Vợ, quê ở Sơn Nam (Thái Bình)


→ tiếp nhận truyền thống văn hoá nhiều vùng quê
→ tiền đề cho sự tổng hợp văn học nghệ thuật
3. Con người - cuộc đời
Thời niên thiếu:
Tuổi thơ sung túc, nhưng sớm mồ côi cha mẹ
Đến sống với anh
→ có điều kiện dùi mài kinh sử, chứng kiến sự xa hoa của quan lại
→ đồng cảm với những thân phận bé nhỏ
Thời thanh niên:
18 tuổi, đỗ Tam trường, rồi tập ấm một chức quan nhỏ
Biến cố lịch sử → gia đình li tán → cuộc sống khó khăn:
+ 10 năm phiêu bạt (1786 - 1796) đất Bắc
“Ngạo với trời xanh chống kiếm dài
Bùn lầy lăn lóc tuổi ba mươi”
+ về ở ẩn tại Hà Tĩnh (1796 – 1802)




→ vốn sống thực tế phong phú, nắm vững ngôn ngữ dân gian, có dịp suy ngẫm nhiều về xã hội

→ tiền đề quan trọng để hình thành tài năng, bản lĩnh sáng tạo văn chương và phong cách ngôn ngữ

1802: làm quan cho nhà Nguyễn
→ con đường công danh khá suôn sẻ
1813: giữ chức Chánh sứ sang Trung Quốc
→ từng trải, tiếp xúc với nền văn hoá TQ rực rỡ
→ thêm hiểu biết, nâng tầm tư tưởng
18/9/1820: mất tại Huế
*Tổng kết
Nguyễn Du có:
Cuộc đời đầy biến động
Hiểu biết sâu rộng
Vốn sống phong phú
Trái tim giàu trắc ẩn, dễ xúc động
→ Thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, danh nhân văn hoá
→ Con người có sự kết hợp hài hoà giữa tâm và tài

“Thiên tài trước hết là một trái tim vĩ đại”
(Victor Hugo)

“Nguyễn Du có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”
(Mộng Liên Đường Chủ Nhân)
1965: Hội đồng Hoà bình TG công nhân Nguyễn Du là danh nhân văn hoá

Kỷ niệm trọng thể 200 năm sinh của ông

Xây dựng nhà lưu niệm Nguyễn Du tại xã Tiên Điền

II. Sự nghiệp văn học
1. Chữ Hán: 249 bài

Thanh Hiên thi tập
78 bài



3 chủ đề chính
+ Mười năm gió bụi (1786 - ~ 1796)
+ Dưới chân núi Hồng (1796 - 1802)
+ Làm quan ở Bắc Hà (1802 - 1804)

Nam Trung tạp ngâm (1805 - 1812): 40 bài

→ toát lên tâm trạng buồn đau, day dứt cùng những suy ngẫm về cuộc đời, xã hội

“Thân thế trăm năm phó mặc cho gió bụi”
(Mạn hứng)
“Phàm sinh phụ kì khí
Thiên địa phi sở dung”
(Điếu khuyển)
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Độc Tiểu Thanh kí)
Bắc Hành tạp lục:
131 bài
Sáng tác khi đi sứ
Chia thành 3 nhóm:
+ ca ngợi, đồng cảm với
những nhân cách
cao thượng
+ phê phán XHPK
+ cảm thông với
những thân phận nhỏ bé


VD: “Long Thành cầm giả ca”, “Phản chiêu hồn”, “Thái Bình mại ca giả”, “Sở kiến hành”, “Trở binh hành”…

“Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì
Thương tâm vãng sự lệ triêm y”
(Long Thành cầm giả ca)
2. Thơ Nôm
Văn tế thập loại chúng sinh: thể lục bát, siêu thoát cho hồn của mười loại người chết
“ Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sinh”
Thác lời trai phường Nón
Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
3254 câu, thể lục bát
Dựa theo Kim Vân Kiều truyện (TQ)
Tuy vậy, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới
→ Kiệt tác của VH trung đại VN với NT xây dựng nhân vật sống động, kể chuyện tài tình
“ Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời”
(Cao Bá Quát)

“Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy”
(Mộng Liên Đường Chủ Nhân)

“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn”
(Chế Lan Viên)
*Vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá VN
Được dịch ra nhiều thứ tiếng
Đi vào thành ngữ
Các hình thức: bói Kiều, lẩy Kiều, trò Kiều, tranh Kiều, thơ vịnh Kiều, tuồng Kiều, cải lương Kiều…
III. Đặc điểm chung về thơ văn ND:
1. Giá trị nội dung:
Giá trị hiện thực:
Văn thơ ND phản ánh sâu sắc

Bộ mặt của XHPK suy tàn
“Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan
Đại địa xứ xứ giai Mịch La”
(Phản “Chiêu hồn”)


Số phận đau thương của những con người bé nhỏ, bị XH chà đạp, coi rẻ
+ Người phụ nữ tài hoa bạc mệnh: Kiều, Tiểu Thanh…
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
+ Người nghèo khổ: mẹ con người ăn xin; ông già mù hát rong; người phu xe…
Lên án thế lực đồng tiền
“Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”
(Truyện Kiều)
Giá trị nhân đạo:

Cảm thông sâu sắc với những đau khổ của con người, cho tài hoa nhan sắc bị vùi dập

“Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”

“Chữ tài liền với chữ tai một vần”
(Truyện Kiều)

Tố cáo các thế lực bạo tàn, những bất công của XH
Trân trọng, đề cao tài sắc, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người

+ tình yêu tự do, trong sáng, chung thuỷ
“Bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa”

+ giấc mơ về tự do, công lý



2. Giá trị nghệ thuật:
Thơ chữ Hán sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ
Thơ chữ Nôm:
Việt hoá nhiều từ Hán
→ làm TV thêm giàu đẹp
Thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao
Lời thơ trau chuốt, giàu sức biểu cảm
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)

Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)