Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi lê phương trinh | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



Ph?n I: T�C GI?
Nguyễn Du
TRUYỆN KIỀU


Nguyễn Du

***
Đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du (1765-1820)


Tên chữ: Tố Như
Hiệu: Thanh Hiên
Quê quán: Nghi Xuân, Tiên Điền, Hà Tĩnh
I. CUỘC ĐỜI
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Du.
a. Thời đại
+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn
+ Triều Nguyễn được thiết lập
→ Nhân chứng của thế kỉ 18 đầy biến động
=> Một thời đại bão táp của lịch sử, số phận con người bị chà đạp thê thảm
=> Tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Du
b. Hoàn cảnh xuất thân
Gia đình đại quý tộc, nổi tiếng về truyền thống khoa bảng, văn học, có thế lực chính trị

“Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Lam hết nước, họ này hết quan”



Cha: Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775)
Tể tướng thời Lê - Trịnh

Anh: Nguyễn Khản (1734 – 1786)
Quan lớn trong triều đình Lê - Trịnh
Nổi tiếng phong lưu, mê hát xướng

→ Cội nguồn của những trang thơ miêu tả hiện thực quan lại trong các tác phẩm sau này

*Quê cha: Hà Tĩnh, núi Hồng sông Lam - d?a linh nhõn ki?t
Mẹ: Trần Thị Tần (1740 – 1778)

Quê quán: Bắc Ninh
Có nhan sắc, giỏi nghề ca xướng

→ Ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành con người, hồn dân tộc trong thơ văn của Nguyễn Du
* Quê mẹ: B?c Ninh - Kinh Bắc: hào hoa, cái nôi của nghệ thuật hát quan họ
Vợ, quê ở Sơn Nam (Thái Bình)

→ tiếp nhận truyền thống văn hoá nhiều vùng quê
→ tiền đề cho sự tổng hợp văn học nghệ thuật

-Thuở nhỏ: ở Thăng Long nghìn năm văn hiến

=> Nguyễn Du được tiếp nhận truyền thống văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau, tạo điều kiện nuôi dưỡng tài năng và tâm hồn thi ca.
*Quª vî: ®ång lóa Th¸i Bình, giàu truyền thống văn hóa.
*Sinh ra vµ lín lªn: kinh thµnh Thăng Long nghìn năm văn hiến
Phần I: TÁC GIẢ NGUYỄN DU
I. CUỘC ĐỜI:
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Du.
a. Thời đại
b. Hoàn cảnh xuất thân

Phần I: TÁC GIẢ NGUYỄN DU
I. CUỘC ĐỜI:
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Du.
a. Thời đại
b. Hoàn cảnh xuất thân
c. Gia đình
Dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền
Sinh ra trong một gia đình phong kiến quyền quý, có 2 truyền thống: Khoa bảng và văn hóa, văn học
-> Có điều kiện học tập, năng khiếu văn học nẩy nở và sớm phát triển
















I. CUỘC ĐỜI
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Du.
2. Các giai đoạn cuộc đời
- Thời thơ ấu và niên thiếu:
-> Hiểu rõ đời sống xa hoa của giới quý tộc, thân phận của những người ca nhi, kĩ nữ
Thời thanh niên:

+ 10 năm phiêu bạt (1786 - 1796) đất Bắc
“Ngạo với trời xanh chống kiếm dài
Bùn lầy lăn lóc tuổi ba mươi”
+ về ở ẩn tại Hà Tĩnh (1796 – 1802)
-> Tích lũy vốn sống phong phú, hiểu thêm về thân phận con người, am hiểu ngôn ngữ dân gian
Phần I: TÁC GIẢ NGUYỄN DU
Sống tại Thăng Long trong cảnh sung túc giàu sang
+ 1783: Đỗ tam trường

Trung niên và cuối đời: +Từ 1802: Làm quan cho nhà Nguyễn
→ con đường công danh khá suôn sẻ
+1813: giữ chức Chánh sứ sang Trung Quốc
→ từng trải, tiếp xúc với nền văn hoá TQ rực rỡ
-> Nâng cao tầm tư tưởng về xã hội và con người
18/9/1820: mất tại Huế
1965: Hội đồng Hoà bình TG công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới và kỷ niệm 200 năm năm sinh của ông, xây dựng nhà lưu niệm Nguyễn Du tại xã Tiên Điền

Mộ Nguyễn Du tại Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
*Tổng kết
Nguyễn Du có:
Cuộc đời đầy biến động
Hiểu biết sâu rộng
Vốn sống phong phú
Trái tim giàu trắc ẩn, dễ xúc động
→ Thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, danh nhân văn hoá
→ Con người có sự kết hợp hài hoà giữa tâm và tài

“Thiên tài trước hết là một trái tim vĩ đại”
(Victor Hugo)

“Nguyễn Du có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời”
(Mộng Liên Đường Chủ Nhân)
Nhà lưu niệm Nguyễn Du tại quê nhà
Phần I: TÁC GIẢ NGUYỄN DU
I. CUỘC ĐỜI
II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1. Các sáng tác chính
a. Sáng tác bằng chữ Hán
a. Sáng tác bằng chữ Hán : 249 bài
- Thanh Hiên thi tập (78 bài)
→ Trước khi ra làm quan
- Nam trung tạp ngâm (40 bài)
→ Khi làm quan ở Huế và Quảng Bình
- Bắc hành tạp lục (131bài)
→ Đi sứ Trung Quốc

Thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách Nguyễn Du
3 chủ đề chính
+ Mười năm gió bụi (1786 - ~ 1796)
+ Dưới chân núi Hồng (1796 - 1802)
+ Làm quan ở Bắc Hà (1802 - 1804)




“Thân thế trăm năm phó mặc cho gió bụi”
(Mạn hứng)
“Phàm sinh phụ kì khí
Thiên địa phi sở dung”
(Điếu khuyển)
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Độc Tiểu Thanh kí)
b. Thơ Nôm
Văn tế thập loại chúng sinh: thể lục bát, siêu thoát cho hồn của mười loại người chết
“ Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sinh”
Thác lời trai phường Nón
Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
3254 câu, thể lục bát
Dựa theo Kim Vân Kiều truyện (TQ)
Tuy vậy, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới
→ Kiệt tác của VH trung đại VN với NT xây dựng nhân vật sống động, kể chuyện tài tình
“ Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời”
(Cao Bá Quát)

“Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy”
(Mộng Liên Đường Chủ Nhân)

“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn”
(Chế Lan Viên)

Thơ chữ Hán:
+ Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành
Thơ chữ Nôm:
+ Tìm về với thể thơ dân tộc: thơ lục bát, song thất lục bát.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Trong sáng, giàu giá trị biểu cảm  góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu đẹp
+ Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập
+ Kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và trữ tình trong thơ văn

* Truyện Kiều
Thể loại: truyện thơ
Thể thơ: lục bát
Dung lượng: 3254 câu thơ
- Nguồn gốc : Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)

2. Đặc điểm chung về thơ văn ND:
1. Giá trị nội dung:
Giá trị hiện thực:
Văn thơ ND phản ánh sâu sắc

Bộ mặt của XHPK suy tàn
“Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan
Đại địa xứ xứ giai Mịch La”
(Phản “Chiêu hồn”)


Số phận đau thương của những con người bé nhỏ, bị XH chà đạp, coi rẻ
+ Người phụ nữ tài hoa bạc mệnh: Kiều, Tiểu Thanh…
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
+ Người nghèo khổ: mẹ con người ăn xin; ông già mù hát rong; người phu xe…
Lên án thế lực đồng tiền
“Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”
(Truyện Kiều)
Giá trị nhân đạo:

Cảm thông sâu sắc với những đau khổ của con người, cho tài hoa nhan sắc bị vùi dập

“Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”

“Chữ tài liền với chữ tai một vần”
(Truyện Kiều)

Tố cáo các thế lực bạo tàn, những bất công của XH
Trân trọng, đề cao tài sắc, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người

+ tình yêu tự do, trong sáng, chung thuỷ
“Bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa”

+ giấc mơ về tự do, công lý



2. Giá trị nghệ thuật:
Thơ chữ Hán sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ
Thơ chữ Nôm:
Việt hoá nhiều từ Hán
→ làm TV thêm giàu đẹp
Thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao
Lời thơ trau chuốt, giàu sức biểu cảm
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Giá trÞ t¸c phÈm:
- Giá trÞ néi dung
+ Ph¶n ¸nh hiÖn thùc x· héi bÊt c«ng tµn b¹o
+ TiÕng khãc xãt th­¬ng cho sè phËn những con ng­êi nhá bÐ
trong x· héi cò.
+ Kh¼ng ®Þnh, ®Ò cao những kh¸t väng ch©n chÝnh cña con ng­êi
+ Lªn ¸n, tè c¸o c¸c thÕ lùc ®en tèi trong x· héi
- Giá trÞ nghÖ thuËt
+NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt ®iÓn hình
+NghÖ thuËt kÓ chuyÖn
+NghÖ thuËt sö dông ng«n ngữ (ng«n ngữ b¸c häc vµ ng«n ngữ bình d©n)
=> Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc, là di sản văn hóa, văn học của nhân loại.

+ Sù s¸ng t¹o cña NguyÔn Du:
VÒ néi dung:
1.TËp trung vµo sè phËn bÊt h¹nh cña những sè phËn bÐ nhá d­íi ®¸y x· héi, ®Æc biÖt lµ ng­êi phô nữ.
2. Kh¸i qu¸t thµnh triÕt lý nh©n sinh s©u s¾c tr­íc “những ®iÒu tr«ng thÊy.”
VÒ nghÖ thuËt:
1. L­îc bá mét sè tình tiÕt
2. ChuyÓn sang thÓ th¬ lôc b¸t thuÇn tóy d©n téc
3. Ng«n ngữ ®Æc s¾c, thuÇn ViÖt
4. TËp trung kh¾c häa nội t©m nh©n vËt.
*Vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá VN
Được dịch ra nhiều thứ tiếng
Đi vào thành ngữ
Các hình thức: bói Kiều, lẩy Kiều, trò Kiều, tranh Kiều, thơ vịnh Kiều, tuồng Kiều, cải lương Kiều…
Một số bản dịch Truyện Kiều
Bìa sách (Ba Lan)
Bìa sách (Tiệp Khắc)
Một số bản dịch Truyện Kiều
Một số bản dịch Truyện Kiều
Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lê phương trinh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)