Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Lương Thị Hải Yến | Ngày 09/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH!
TIẾT 80: TRUYỆN KIỀU
Phần I: Tác giả - Nguyễn Du
I. Cuộc đời:
Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
Thời đại:
- Sống trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
Giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn, rối ren khủng hoảng, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
2. Quê hương và gia đình:
Quê hương
- Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, hiếu học
Nguyễn Du sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long – Mảnh đất nghìn năm văn hiến
Gia đình:
- Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê
- Mẹ: Trần Thị Tần, quê ở Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ
- Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng
=> Đó là những tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc.
4. Bản thân:
II. Sự nghiệp sáng tác:
1. Các sáng tác chính:
II. Sự nghiệp sáng tác:
Các sáng tác chính:
Thơ chữ Hán: Còn khoảng 249 bài
Thanh Hiên thi tập (78 bài), sáng tác ở Thái Bình và Tiên Điền. Thể hiện tâm tình của Nguyễn Du trong thời gian phiêu bạt
Nam Trung tạp ngâm (40 bài), sáng tác khi làm quan ở Quảng Bình. Mang tính chất nhật kí, ghi lại tâm tình của Nguyễn Du
Bắc Hành tạp lục (131 bài), sáng tác khi đi sứ ở Trung Quốc. Ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy trên đường đi.

b. Thơ chữ Nôm:
- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
+ Nguồn gốc: sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân)
+ Thể loại: thơ lục bát, gồm: 3254 câu, do Nguyễn Du sáng tạo ra khác hẳn với Kim Vân Kiều truyện – tác phẩm tự sự văn xuôi.
+ Gồm: 3 phần:
Gặp gỡ và đính ước
Gia biến và lưu lạc
Đoàn tụ
=> Truyện Kiều là tập Đại thành, là tài sản vô giá của nhân loại.

Văn chiêu hồn: 184 câu
Văn tế thập loại chúng sinh (văn tế 10 loại chúng sinh)
Viết bằng thể song thất lục bát
Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác, hướng đến thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM:

Trình bày đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du?
2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du

Đặc điểm về nội dung:
Tình cảm chân thành
Tính triết lý cao, thấm đẫm cảm xúc
Khái quát bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến
Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc
Đặc biệt là cái nhìn nhân đạo sâu sắc, đó là cái nhìn mới nhưng cũng rất quan trọng
b. Đặc điểm về nghệ thuật:
Nguyễn Du có đóng góp rất lớn trong nền văn học trung đại trên hai phương diện: thể loại và ngôn ngữ:
Thơ chữ Hán: đạt đến độ uyên thâm và hàm súc sử dụng linh hoạt, thành công các thể thơ
Thơ chữ Nôm:
Góp phần làm giàu ngôn ngữ dân tộc, phát triển thơ lục bát đến độ uyển chuyển để có thể truyền tải nội dung tự sự và trữ tình.
Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật thiên tài

III. Ghi nhớ (SGK/96)
IV. Luyện tập: Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Nhan đề tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” có nghĩa là:

Khúc ca mới đau thương
Tiếng kêu mới và dài
Tiếng kêu mới đau thương
Khúc ca mới đứt ruột
2. Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” dựa theo một cuốn tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm tài nhân có tên là:
Kim Kiều tân truyện
Kim Vân Kiều tân truyện
Kim Vân Kiều truyện
Kim Kiều truyện
3. Nguyễn Du là tránh sứ đi Trung Quốc năm:
1813
1802
1809
1805
4. Các sáng tác của Nguyễn Du viết bằng:
Chữ Nôm, chữ quốc ngữ
Chữ Hán, chữ quốc ngữ
Chữ Hán, chữ Nôm
Cả A và B
5. Truyện Kiều được sáng tác bằng thể loại nào:
Thơ
Truyện thơ
Thơ tự do
Cả A, B, C
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Hải Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)