Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Thu Hương | Ngày 09/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tìm hiểu về
Văn chiêu hồn
_Nguyễn du_

Tổ 4 – Thực hiện và trình bày
Mục lục
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du và các sáng tác của ông
II. Giới thiệu về tác phẩm: Văn chiêu hồn
( Văn tế thập loại chúng sinh )
2.1 Hoàn cảnh ra đời
2.2 Nội dung
2.3 Nghệ thuật
2.4 Giá trị tác phẩm
I, Tác giả Nguyễn du
- Một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của nền văn học Việt Nam
- Được UNESCO công nhận là
“ Danh nhân văn hóa thế giới”
- Được người dân Việt Nam kính trọng tôn xưng:
- “ Đại thi hào dân tộc”





Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc.










Thanh hiên thi tập
Nam trung tạp ngâm
Bắc hành tạp lục
Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy, thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc.

Truyện kiều - truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
II, giới thiệu tác phẩm: văn chiêu hồn
( văn tế thập loại chúng sinh)
2.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI


- Văn tế thập loại chúng sinh, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Theo các tư liệu thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn.
-  Tuy nhiên, có người lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812)
2.2 NỘI DUNG
- Văn tế thập loại chúng sinh là một bài văn khấn tế, đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh lộn trái của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn nên nhà thơ xót thương tất cả...
2.3 NGHỆ THUẬT
 Thể loại song thất lục bát khiến vần điệu linh hoạt, truyền cảm   Tác dụng khơi dậy lòng trắc ẩn từ phía người đọc, người nghe.
Một vài phương ngữ và điển tích nhà Phật ít quen thuộc.
Bài văn dễ hiểu, dễ cảm thụ bởi giọng thơ cuộn chảy theo những biến tấu bất ngờ của nhịp câu song thất.
Ngoài ra, tác phẩm còn được đánh giá là tác phẩm song thất lục bát duy nhất sử dụng dày đặc và rất độc đáo thủ pháp tiểu đối...
2.4 GIÁ TRỊ TÁC PHẨM
Tràn đầy tinh thần nhân văn, là biểu hiện sống động cho chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Nhà thơ làm cuộc hành trình đến cõi âm, nhưng cuối cùng, làm cuộc khúc xạ, quay ngược về chốn trần gian. Ông nói về quá khứ, nhưng kỳ thực, đang nhìn hiện tại và nghĩ tận ngày mai.
Bài văn tế còn mang ý nghĩa một lời dự báo: Ngày nào còn cái xã hội đầy bão giông biến động này, ngày ấy con người sẽ còn sa vào hố sâu bất hạnh.
Tác phẩm cũng là một tiếng khóc lớn, mang tầm thời đại. Nó cũng có tư cách một bài thơ trữ tình dài hơi, tầm vóc in vào thế kỷ.
 Được nuôi dưỡng bền lâu bởi ngọn lửa chủ nghĩa nhân đạo của chính đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Văn CHIÊU HỒN CỦA NGUYỄN DU ĐÃ Ấn bản thành sách
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)