Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Du | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Nguyễn Du (1765 – 1820), nguyên quán Làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là TP HN), tổ tiên di cư vào làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; tên chữ là Tố Như, Hiệu là Thanh Hiên.
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
PHẦN MỘT : TÁC GIẢ
I. CUỘC ĐỜI
1. Quê hương
Quê cha : Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Quê Mẹ : làng Hoa Triều, trấn Kinh Bắc – hào hoa
Sinh tại : Thăng Long – ngàn năm văn hiến
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
 Nguyễn Du là con người hội tụ tinh hoa của những vùng văn hóa lớn
2. Gia đình
- Sinh ra trong gia đình đại quý tộc phong kiến
- Có truyền thống văn chương
 Nguyễn Du tiếp thu truyền thống gia đình, năng khiếu văn học có điều kiện phát triển
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
3. Thời đại
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX những biến cố lịch sử dữ dội nhiều phen biến đổi sơn hà.
Chứng kiến và sống giữa những cơn bão táp của lịch sử, số phận con người điêu đứng điều đó tất yếu ảnh hưởng sâu nặng đến sáng tác của Nguyễn Du.
Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
4. Những giai đoạn lớn trong cuộc đời Nguyễn Du
a. Thời niên thiếu : lúc này ông sống trong vàng son, nhung lụa của một gia đình đại quý tộc ở kinh thành Thăng Long.
 Có hiểu biết về cuộc sống phong lưu, sa hoa và thân phận đau khổ của ca nhi, kỹ nữ.
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
b. Thời thanh niên
- 1783 ông thi Hương đỗ tam trường  nhận chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
- 1789, ông nếm trải cuộc sống nghèo khó, bần hàn, loạn lạc : “Mười năm gió bụi” trên đất Thái Bình; những ngày tháng ở quê cha Hà Tĩnh sống cuộc sống như người đánh cá ở biển đông, người đi săn ở Hồng Lĩnh  Thấu hiểu lời ăn tiếng nói của nhân dân và cuộc sống thường ngày của họ.
 Thiên tài lỗi lạc của Nguyễn Du chủ yếu được ấp ủ và nảy nở chủ yếu trong những năm tháng buồn, vui lẫn lộn này.
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
c. Giai đoạn làm quan đươi triều Nguyễn (1802 – 1820) (SGK)
- 1813 được cử đi sứ Trung Quốc
- 1820 được cử đi lần 2 nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và mất
 In đậm trong dấu ấn thơ văn của ông
Tiểu kết : Tài năng thiên bẩm, hội tụ tinh hoa của những vùng văn hóa lớn cùng với vốn sống, sự trải nghiệm phong phú và một trái tim “tê tái thương yêu” đã đưa Nguyễn Du từ một quý tộc phá sản lên thành một nghệ sỹ thiên tài.
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Nhất đại tài hoa: vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm
Bách niêm sự nghiệp: tại gia, tại quốc, tử do vinh
Dịch :
Một kiếp tài hoa : làm sứ, làm khanh, sinh chẳng thẹn
Trăm năm sự nghiệp : ở nhà, ở nước, chết còn vinh



Mộ Nguyễn Du (1765 – 1820)
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1. Những sáng tác chính
a. Sáng tác bằng chữ Hán : 249 bài
Thanh Hiên thi tập (78 bài)
Nam trung tạp ngâm (40 bài)
Bắc Hành tạp lục (131 bài)
 Thơ chữ Hán thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của Nguyễn Du và con người ông được tái hiện trong cảnh ốm đau, đói rét, bệnh tật đặc biệt là cô đơn.
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
- “Mười năm gió bụi đã qua rồi
Đâu cũng nhà ta giữa đất trười”
- “Gào rã non Hồng mười miệng đói
Nằm co thành Huế một thân trơ”
“Ta có một chút tâm sự không biết ngỏ cùng ai
Dưới chân núi Hồng sông Quế Giang sâu thẳm”
- Phê phán chế độ phong kiến chà đạp quyến sống của con người.
- Thơ chữ Hán còn là sự cảm thông với những số phận nhỏ bé dưới đáy xã hội.


TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
b. Những sáng tác bằng chữ Nôm : 2 văn bản
Văn tế thập loại chúng sinh
Truyện kiều : Kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam
 Ông được suy tôn là đại thi hào văn học dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới (11- 1965)



TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
III. TRUYỆN KIỀU
1. Xuất xứ : Vay mượn cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc.
2. Hoàn cảnh ra đời
Được phỏng đoán sáng tác được bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII (1796) và hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX (1802)
(nằm trong khoảng những ngày tháng mà Nguyễn Du gần gũi với đời sống cực khổ của nhân dân, số phận đau khổ của con người được ông tái hiện đầy xót xa, bi kịch trong truyện Kiều).


TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
3. Thể loại : Truyện thơ Nôm
4. Nội dung nhan đề :
Nhan đề bằng chữ Hán do Nguyễn Du đặt : “Đoạn trường tân thanh”  Tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột”
Nhan đề bằng chữ Nôm do nhân dân đặt : Truyện Kiều  gắn liền với nhân vật chính, qua nhân vật chính thể hiện chủ đề của tác phẩm.
5. Tóm tắt văn bản (đã học tại lớp 9): Gặp gỡ, ly tán và đoàn viên.


TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
6. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
* Giá trị hiện thực to lớn
- Truyện Kiều đã phơi bày một bức tranh hiện thực, sinh động về xã hội phong kiến bất công tàn bạo
+ Đó là xã hội coi trọng đồng tiền (trong tay đã sẵn đồng tiền, dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì)
+ Quan lại tham lam, bất nhân (bi kịch của gia đình và bản thân Thúy Kiều phần lớn do đồng tiền chi phối


TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
+ Đầy rẫy những kẻ côn đồ, lưu manh đàn áp, ức hiếp những dân lành lương thiện : Tú Bà, Sở Khanh, Ưng Khuyển, Bạc Bà, Bạc Hạnh, …
+ Xã hội không có công lý : không có công bằng, pháp luật
- Miêu tả rất chân thực số phận đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ - thông qua nhân vật Thúy Kiều
+ Tình yêu tan vỡ; Cốt nhục chia lìa
+ Nhân phẩm bị chà đạp : coi như món hàng; đánh đập tàn nhẫn; 2 lần vào lầu xanh; 3 lần lấy chồng; 2 lần tự tử
+ Quyền sống bị tước đoạt



TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
a2. Giá trị nhân đạo
Trân trọng vẻ đẹp con người
* Vẻ đẹp ngoại hình : Nguyễn Du đã dành nhiều ưu ái khi xây dựng nhân vật
* Vẻ đẹp đức hạnh : nhân vật hiện lên với những đức hạnh đoan trang đúng mực
* Vẻ đẹp tài năng : Đề cao người phụ nữ ở phương diện tài năng




TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Thương xót cho số phận đau thương của con người
- Đau xót cho cảnh đời côi cút, lưu lạc, lầm than
- Nhà văn hóa thân vào nhân vật để cảm hết nỗi đau của nhân vật
- Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp con người
- Thấu hiểu ước mơ của con người
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
b. Giá trị nghệ thuật
- Vận dụng linh hoạt thể thơ lục bát và ngôn ngữ dân tộc
- Cấu trúc chặt chẽ (3254 câu thơ lục bát, song mạch viết, dòng chảy của câu chuyện vẫn rất trôi chảy, mạch lạc, không hề gây cho người đọc cảm giác gượng ép, hay lan man, khó hiểu
- Sử dụng bút pháp miêu tả độc đáo (tả người, tả cảnh)




TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
IV. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
a. Nội dung
- Đề cao cảm xúc – đề cao tình, tình cảm chân thành là sự thông cảm sâu sắc của tác giả đổi với cuộc sống con người
- Tiêu biểu là giá trị nhân đạo, cảm thông sâu sắc với những người nhỏ bé, bất hạnh đặc biệt là người phụ nữ.
- Trân trọng những giá trị tinh thần và người tạo ra nó
- Đề cao hạnh phúc con người tự nhiên trần thế.
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
IV. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
a. Nội dung
- Nhà thơ triết lý về nỗi đau về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Khải quát bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến, bộc lộ sự phẫn nộ đối với những kẻ đã hãm hại quyền sống con người.
- Nguyễn Du gắn chặt tình người, tình đời được thể hiện qua tác phẩm
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
IV. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
b. Nghệ thuật
Làm giàu ngôn ngữ Việt qua việc Việt hóa ngôn ngữ Hán
Thể hiện khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ Nôm.
Tóm lại : Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xững đáng được gọi là thiên tài văn học.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY TẠM DỪNG
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY, CÔ VÀ CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Du
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)