Tuần 28. Truyện Kiều

Chia sẻ bởi Lê Tiến | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 28. Truyện Kiều thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn
đến với bài trình bày của nhóm 3.
Đặc điểm nghệ thật
của thơ văn Nguyễn Du
1. Thể thơ
Nguyễn Du là nhà văn uyên bác. Ông nắm vững nhiều thể thơ
Trung Quốc:
+ Ngũ ngôn cổ thi.
+ Ngũ ngôn luật.
+ Thất ngôn luật.
+ Ca, hành( nhạc phủ) ….
2. Miêu tả thiên nhiên.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du rất đa dạng. Đặc biệt hơn cả, chúng ta phải kể đến nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ông:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

Hay:
“Tà tà bóng ngả về Tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Và biện pháp nghệ thuật ấy cũng được thể hiện rõ ở bức tranh tứ bình
đặc sắc:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh,
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
3. Xây dựng nhân vật.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật của Nguyễn Du rất tài tình, có nhiều
cách tân. Nó được thể hiện bằng bút pháp cổ điển:
a, Bút pháp ước lệ tượng trưng:
+ Khi tả hai chị em Kiều:
“Đầu lòng hai ả Tố Nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

















+ Hay khi miêu tả nhân vật phản diện ‘ Mã Giám Sinh”:
“Qúa niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.”
+ Hoặc khi miêu tả “Tú Bà”:
“Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao.”

b, Biện pháp sóng đôi, đòn bẩy.
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn...
 Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
4. Ngôn từ.
Nguyễn Du đã thành công xuất sắc trong các sáng tác bằng chữ Nôm.
Ông đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng
Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. Truyện Kiều
chính là minh chứng cho sự thành công đó.
5. Ảnh hưởng của truyện Kiều đến đời sống nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa có tác phẩm văn học nào lại được nhân dân yêu quý như Truyện Kiều. Không chỉ được chuyển thể thành những loại hình sân khấu như kịch, chèo, tuồng, cải lương... mà trong đời sống dân gian, từ nhiều đời nay, người ta đã truyền cho nhau nhiều cách thưởng thức tác phẩm nàyqua các trò ngâm Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều và cả bói Kiều. Từ một tác phẩm văn chương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đi vào đời sống qua lời ăn tiếng nói, qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian. 
Thank you
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)